Đề kiểm tra học kỳ I môn văn lớp 10 - Ban cơ bản

Đề kiểm tra học kỳ I môn văn lớp 10 - Ban cơ bản

Câu 1: (0.25đ)

Học ngữ văn là để:

a.Trau dồi đời sống tâm hồn, tình cảm thẩm mỹ và nhân cách.

b.Có những hiểu biết về nhiều phương diện của đời sống.

c.Sống đúng, sống đẹp.

d.Tất cả các ý kiến trên.

Câu 2 : (0.25đ)

Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào?

a.Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ.

b. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngư, tiếng Pháp.

c. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ, tiếng Anh.

d. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh.

Câu 3 : (0.25đ)

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp có đổi vai (vai người nói và vai người nghe) cho nhau không?

a.Có.

b.Không.

c.Có thể đổi hoặc có thể không.

d.Chỉ đổi một lần.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn văn lớp 10 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT DĂKLĂK	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT BC KRÔNG PĂK ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Môn Văn lớp 10- Ban cơ bản 
 Thời gian: 90 phút
 A.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) :
Câu 1: (0.25đ)
Học ngữ văn là để: 
a.Trau dồi đời sống tâm hồn, tình cảm thẩm mỹ và nhân cách. 
b.Có những hiểu biết về nhiều phương diện của đời sống. 
c.Sống đúng, sống đẹp.
d.Tất cả các ý kiến trên. 
Câu 2 : (0.25đ)
Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào?
a.Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ.
b. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngư,õ tiếng Pháp.
c. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ, tiếng Anh.
d. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh.
Câu 3 : (0.25đ)
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp có đổi vai (vai người nói và vai người nghe) cho nhau không?
a.Có.
b.Không.
c.Có thể đổi hoặc có thể không.
d.Chỉ đổi một lần.
Câu 4 : (0.25đ)
Câu nào dưới đây không nói đúng về tính truyền miệng của văn học dân gian?
a.Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.
b. Văn học dân gian truyền miệng từ người này sang người khác.
c. Văn học dân gian truyền miệng qua các thế hệ và các địa phương khác nhau.
d. Quá trình truyền miệng kết thúc khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.
Câu 5 : (0.25đ)
Đầu sàn hiên nhà Mtao Mxây (đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây – Sử thi Đăm Săn) đẽo hình gì?
a.Mặt trăng.
b.Hoa lá.
c.Mặt trời.
d.Đầu sư tử.
Câu 6 : (0.25đ)
Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ là gì?
a.Tình cảm cha con.
b.Tình nghĩa vợ chồng.
c.Bài học dựng nước.
d.Bài học giữ nước.
Câu 7 : (0.25đ)
Nhân vật nào không có trong đoạn trích Uy lit xơ trở về ( trích Ô đi xê- Sử thi Hy lạp)?
a.Pê nê lốp.
b.Ơ ri clê.
c.Tê lê mác.
d.A thê na.
Câu 8 : (0.25đ)
Trong đoạn trích Ra ma buộc tội (sử thi Ramayana –Ấn Độ), theo lời tuyên bố của Ra ma, chàng đã tiêu diệt qủy vương Ra va na để giải cứu Xi ta vì động cơ gì?
a.Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp.
b.Vì tình yêu thương và khát khao đoàn tụ vợ chồng.
c.Cả a và b đều đúng.
d.Cả a và b đều sai.
Câu 9 : (0.25đ)
Trong văn học Trung đại, hình ảnh cây tùng, cây bách thường tượng trưng cho:
a.Nhân cách cao đẹp của người quân tử.
b.Vẻ đẹp thiên nhiên.
c.Tình yêu đôi lứa.
d.Tình yêu đất nước.
Câu 10 : (0.25đ)
Trong tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật là ở dạng nào?
a.Dạng nói.
b.Dạng viết.
c.Dạng lời nói tái hiện.
d.Cả a và c đều đúng.
Câu : 11 (0.25đ)
Tác giả của bài thơ Thuật hoài là ai?
a.Trần Quang Khải.
b.Phạm Ngũ Lão.
c.Trần Quốc Tuấn.
d.Trương Hán Siêu.
Câu : 12 (0.25đ)
Nội dung bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là:
a.Tình yêu thiên nhiên.
b.Tình yêu đời, yêu cuộc sống.
c.Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.
d.Tất cả các nội dụng trên.
B.TỰ LUẬN (7 điểm)
Khi biết nỏ thần bị mất cắp, An Dương Vương “đặt Mỵ Châu ngồi đằng sau ngựa, cùng nhau chạy về phương Nam”. Trời tối dần, phía trước là biển cả mênh mông, sau lưng là giặc...Trong tình thế cấp bách ấy, nhà vua đã làm gì?
Bằng cách đóng vai An Dương Vương, em hãy tiếp tục câu chuyện.
ĐÁP ÁN.
A.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) :
1.d; 2.b; 3.c; 4.d; 5.a; 6.d; 7.d; 8.a; 9.a; 10.c; 11.b; 12.c
B.TỰ LUẬN (7 điểm)
I.Yêu cầu 
1.Về nội dung:
Bố cục đầy đủ 3 phần
Mở bài: Giới thiệu được sự kiện nhân vật.
Thân bài: Diễn biến sự việc
-Thần Kim Quy kết tội Mỵ Châu.
-An Dương Vương xử tội Mỵ Châu.
-Mỵ Châu khẳng định lòng trung hiếu; thề nguyền; chấp nhận cái chết.
Kết bài: Học sinh biết kết thúc câu chuyện theo quan điểm của mình nhưng phải thống nhất với tư tưởng của truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thuỷ.
2.Về kỹ năng:
*Kỹ năng về kiểu bài:
-Bố cục rõ ràng.
-Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
-Miêu tả tâm trạng nhân vật một cách hợp lý có sáng tạo.
-Có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
*Kỹ năng về diễn đạt:
-Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, biểu cảm.
-Câu văn ngắn gọn đúng ngữ pháp.
-Sử dụng từ ngữ thích hợp có sáng tạo.
-Chữ viết rõ ràng, đúng chuẩn chính tả, không viết tắt, không viết chữ số.
II.Tiêu chuẩn cho điểm
Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt hoặc mắc ít lỗi diễn đạt nhẹ.
Điểm 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên. Kết cấu khá chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mắc ít lỗi diễn đạt.
Điểm 3: Bài viết còn sơ lược, có đề cập đến vài ý nêu trên nhưng còn hời hợt. Hành văn còn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Lạc đề, bài để giấy trắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_BCKPC.doc