Giáo án Giải tích lớp 12 - Chương II: Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số logarit

Giáo án Giải tích lớp 12 - Chương II: Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số logarit

CHƯƠNG II: HÀM SỐ LUỸ THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT

Tiết 24,25 Bài 1: LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ HỮU TỈ

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức

Giúp học sinh:

+ Hiểu được sự mở rộng định nghĩa lũy thừa của một số từ số mũ nguyên dương đến số mũ nguyên và số mũ hữu tỉ thông qua căn số.

+ Hiểu rõ các định nghĩa và nhớ các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên; với số mũ hữu tỉ và các tính chất của căn số .

2. Về kĩ năng

+ Giúp HS biết vận dụng ĐN và tính chất của lũy thừa với số mũ hữu tỉ để thực hiện các phép tính.

 

doc 15 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giải tích lớp 12 - Chương II: Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số logarit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 28 tháng 10 năm 2008
CHƯƠNG II: HÀM SỐ LUỸ THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT
Tiết 24,25 Bài 1: LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ HỮU TỈ
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
Giúp học sinh:
+ Hiểu được sự mở rộng định nghĩa lũy thừa của một số từ số mũ nguyên dương đến số mũ nguyên và số mũ hữu tỉ thông qua căn số.
+ Hiểu rõ các định nghĩa và nhớ các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên; với số mũ hữu tỉ và các tính chất của căn số .
2. Về kĩ năng
+ Giúp HS biết vận dụng ĐN và tính chất của lũy thừa với số mũ hữu tỉ để thực hiện các phép tính.
3. Về thái độ
 + Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới.
 + Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Ôn lí thuyết, làm bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Nhắc lại luỹ thừa với số mũ nguyên dương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhắc lại khái niệm lũy thừa với số mũ nguyên dương mà HS đã được học ở lớp dưới.
GV có thể cho VD cụ thể như : 3.3.3 = 33 = 27 hay 
HD HS thực hiện HĐ1
GV giải thích : để có khái niệm lũy thừa với số mũ nguyên, ta còn phải định nghĩa lũy thừa với số mũ 0 và số nguyên âm.
GV hướng dẫn HS theo dõi định nghĩa 1 (SGK) : lũy thừa với số mũ bằng 0 và số mũ nguyên âm.
GV cho thêm một VD khác và yêu cầu 1HS trả lời nhanh:
GV cần nhấn mạnh các chú ý trong SGK và cho thêm một số VD nhận dạng :
+ Viết 00, 0-2, 0-100 được không ?
+ 53 = = 125 đúng không
+ Khối lượng TĐ = ?, khối lượng electron = ? (Theo hóa học phổ thông)
Có nhận xét gì nếu các số trên viết đầy đủ theo hàng ngang.
GV hướng dẫn HS rút gọn biểu thức trên bằng các công thức trong định lí 1
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm HS tìm ra các kết quả của định lí và 3 hệ quả thông qua cách chứng minh trước, sau đó cho HS tự rút ra kết luận
Nhớ lại khái niệm lũy thừa đã được trang bị ở lớp dưới
3.3.3 = 33 = 27
HS thực hiện HĐ1
04 =  = 0
HS theo dõi định nghĩa và làm các VD của GV :
HS tập trung ghi nhớ các phần chú ý bên và trả lời các VD nhanh của GV 
+ 00, 0-2, 0-100 không có nghĩa.
+ 53 = = 125
+ Khối lượng TĐ : 5,97.1024 kg, khối lượng electron 1,9.10-31 kg
Nếu viết đầy đủ theo hàng ngang sẽ rất dài, phức tạp
HS áp dụng công thức và tính như sau :
A = =
HS tập trung theo dõi và làm việc theo nhóm.
Hoạt động 2: So sánh các luỹ thừa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a/ HS suy luận : áp dụng tính chất : Nếu a > 1, m > n thì 
am > an
Nên vì > 1, 3 < 4 nên 
 < 
b/ Ta có : < và < . Nên
< 
HĐ3 Ta có 0 < 0,99 < 1 nên (0,99)2 < 12 = 1, do đó (0,99)2.99 < 99. Tương tự,
(0,99)-1 > 1-1 = 1 nên
(0,99)-1.99 > 99
GV hướng dẫn HS áp dụng các định lí và hệ quả trên để suy ra kết quả.
a/ So sánh trực tiếp dựa vào kết quả nào ?
b/ So sánh bằng cách nào ?
Ta phải áp dụng liên tiếp hai tính chất : ĐL 2 và HQ 1
GV hướng dẫn HS tiếp HĐ3 
Có phải (0,99)2.99 > 99 ? và 
(0,99)-1.99 > 99 ?
Hoạt động 3: Định nghĩa căn bậc n của a
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS thảo luận theo nhóm và rút ra các kết luận quan trọng sau :
Căn bậc 1 của a là a
Căn bậc n của 0 là 0
Số âm không có căn bậc chẵn vì lũy thừa bậc chẵn của một số thực bất kì là số không âm.
Với n nguyên dương lẻ
VD : HS áp dụng các tính chất của căn bậc n
A = 
HS có thể không trả lời được ? Kết quả cần đạt là :
Vì khi đó có thể xảy ra mâu thuẫn, chẳng hạn, một mặt , mặt khác
do nên
VD : HS vận dụng các tính chất của lũy thừa với số mũ hữu tỉ (Các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên vẫn đúng cho trường hợp lũy thừa với số mũ hữu tỉ.
GV cho VD nhanh minh họa cho định nghĩa căn bậc n
+ Căn bậc 3 của -8 là -2 vì 
(-2)3 = -8
+ Căn bậc 4 của 16 là và 
vì 
GV hướng dẫn HS rút ra các nhận xét quan trọng như trong SGK
GV lướt qua các tính chất của căn bậc n, yêu cầu HS phải nắm thật tốt để làm bài tập Ta đã định nghĩa lũy thừa với số mũ nguyên. Vậy ta có thể định nghĩa an với n là số hữu tỉ không ?
- Tại sao phải cần điều kiện a > 0 ?
Hơn nữa, tính chất (ar)s = ars không thỏa mãn; chẳng hạn, còn 
Bởi vậy, cần phải có điều kiện cơ số dương cho lũy thừa với số mũ không nguyên
Hoạt động 4: Củng cố toàn bài.
- Định nghĩa và tính chất của căn bậc n
- Định nghĩa và tính chất của luỹ thừa với số mũ hữu tỉ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn lí thuyết
- Làm các bài tập từ 1 đến 10 (SGK)
 Ngày 29 tháng 10 năm 2008
Tiết 26 LUYỆN TẬP LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ HỮU TỈ
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Giúp học sinh:Hiểu được lũy thừa với số mũ nguyên và hữu tỉ.
- Biết được tính chất của căn bậc n và ứng dụng.
- Làm được các dạng bài tập tương tự.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng tốt các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên và hữu tỉ.
- Khả năng vận dụng hằng đẳng thức đáng nhớ, khả năng tổng quát và phân tích vấn đề.
- Rèn luyện khả năng làm việc với căn thức, khả năng so sánh lũy thừa.
3. Về thái độ
- Tích cực tham gia vào bài học
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. GV: Phiếu học tập,sách giáo khoa, bảng phụ.
2. HS: Ôn lí thuyết, làm bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi hs giải bài tập: 
Rút gọn: A = , (a, b >0).
 => 
Hãy so sánh: 32 và 23 từ đó so sánh 3200 và 2300?
Hoạt động 2: Áp dụng lũy thừa với số mũ hữu tỉ và các phép toán đã biết 
để đơn giản biểu thức chứa căn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
BT 8a SGK.
Đk để BT có nghĩa?
Mẫu số chung?
Hướng dẫn học sinh qui đồng rút gọn.
.
.
Nhận xét bài làm của học sinh.
BT 8d SGK.
Đk biểu thức có nghĩa?
HD cho HS cách phân tích từng số hạng trong biểu thức.
Tương tự cho những số hạng khác.
Nhận xét kết quả của học sinh.
BT có nghĩa khi a;b > 0 và a ≠ b.
; .
Mẫu số chung: .
Học sinh rút gọn:
 = .
.
Đk: a > 0.
Phân tích:
KQ: 
Hoạt động 3: CM đẳng thức nhờ áp dụng các kiến thức khai căn đã học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
BT 10 (SGK).
Phát hiện biểu thức dưới dấu căn.
4 + 2 = ?; 4 + 2 = ?
=> 
=> KQ.
BT 10b SGK.
Biểu thức dưới dấu căn có gì đặc biệt?
9 + + 9 - = ?
(9 + )(9 - ) = ?
Hướng về cách đặt:
a = 9 + ; b = 9 - .
Kết quả?
Phát hiện ra:
4 + 2 = (1 + )2.
4 - 2 = ( - 1)2.
1 + .
 - 1.
=> - = 2.
Nếu đặt: a = , b = thì: a3 + b3 = 18 và ab = 1.
CM: a + b = 3 quy về chứng minh (a + b)3 = 27.
Hoạt động 4: Vận dụng tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên, hữu tỉ 
để so sánh 2 số.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
BT 11a SGK.
.
.
So sánh hai số?
BT 11b SGKL.
So sánh 36 và 54?
So sánh 3600 và 5400?
.
.
Hai vế bằng nhau.
36 = (33)2 = 272.
54 = (52)2 = 252.
=> 36 > 54.
=> 3600 = (36)100 > 5400 = (54)100.
Hoạt động 4: Củng cố toàn bài.
Rút gọn biểu thức với lũy thừa số mũ hữu tỉ, nguyên.
Chứng minh đẳng thức bằng cách áp dụng khai căn; các tính chát của lũy thừa và hằng đẳng thức.
So sánh hai lũy thừa với cơ số giống nhau và khác nhau.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà.
- Làm các bài tập còn lại ở SGK.
 Ngày 29 tháng 10 năm 2008
Tiết 27 §2. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ THỰC
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
Giúp học sinh:-Hiểu khái niệm lũy thừa với số mũ vô tỷ thông qua giới hạn, thấy được sự mở rộng của khái niệm lũy thừa với số mũ hữu tỷ sang vô tỷ.
-Nắm được các tính chất của lũy thừa với số mũ thực.
2. Về kĩ năng
-Biết vận dụng các tính chất lũy thừa để tính toán
-Biết vận dụng công thức lãi kép để giải bài toán thực tế.
3. Về thái độ
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác; biết quy lạ về quen.
-Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Ôn lí thuyết, làm bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gọi hai học sinh lên bảng thực hiện phép tính:
HD: Áp dụng hằng đảng thức (A2-AB+B2)(A+B) = A2 + B2
1/ (2a-3/4 + 3a3/4)2
2/ (4 - 10 + 25)(2 + 5)
Hoạt động 2: Luỹ thừa với số mũ vô tỉ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV cho học sinh biết với số vô tỷ bao giờ cũng có một dãy số hữu tỷ r1, r2,, rn mà limrn=
Chẳng hạn xét với ==1,4142135, ta có dãy hữu tỷ (rn) gồm các số hạng r1=1; r2=1,4; r3=1,41; và limrn=
Cho a là một số thực dương , chẳng hạn a=3. Người ta chứng minh được dãy số thực 31, 31,4, 31,41, có giới hạn xác định không phụ thuộc vào dãy (rn). Ta gọi giới hạn đó là lũy thừa 
của 3 với số mũ , ký hiệu là 3. Vậy 3 = lim 3 
-GV trình bày khái niệm lũy thừa với số mũ vô tỷ.
-GV lấy ví dụ 1 SGK để minh hoạ
-GV đặt câu hỏi điều kiện về cơ số của lũy thừa trong các truờng hợp số mũ bằng 0, số mũ nguyên âm, số mũ không nguyên.
-Học sinh tiếp nhận kiến thức
-Học sinh trả lời câu hỏi và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3: Tính chất lũy thừa với số mũ thực:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất lũy thừa với số mũ nguyên dương.
-GV cho HS biết lũy thừa với số mũ thực có tính chất tương tự và cho HS ghi tính chất
-GV hướng dẫn cho học sinh giải 2 bài tập ở ví dụ 2 SGK/79+80 và cho thực hiện HĐ1 ở SGK/80.
-Học sinh phát biểu.
-Học sinh thực hiện bài tập ở hai ví dụ và làm bài tập H1.
Hoạt động 4: Công thức lãi kép
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính lãi kép theo định kỳ (đã học ở lớp 11). GV hoàn chỉnh và cho HS ghi công thức
-GV hướng dẫn cho HS giải bài tập ở ví dụ 3 SGK/80
-HS trả lời câu hỏi và ghi nhận công thức.
-HS vận dụng công thức để giải bài toán thực tế ở ví dụ 3
Hoạt động 5: Củng cố toàn bài.
-Cho học sinh giải các bài tập trắc nghiệm 12, 13, 14 sách giáo khoa/81
ĐS: bài 12: x>0; bài 13: a>1; bài 14: 0<a<1
-HD cho học sinh giải bài tập 17/80.
-Nắm khái niệm lũy thừa số mũ vô tỷ; các tính chất lũy thừa với số mũ thực và công thức tính lãi kép.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà.
-Làm bài tập: 15, 16/81; 18, 19, 20, 21, 22/81+82
 -Bài tập làm thêm: Biết rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm của một quốc gia trong 10 năm qua là 5%. Hỏi nếu năm 1994, giá của một loại hàng hóa của quốc gia đó là 100 (USD) thì sau 5 năm sau giá của loại hàng đó là bao nhiêu?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................. Ngày 1 tháng 11 năm 2008
Tiết 28 LUYỆN TẬP LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ THỰC
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
Giúp học sinh:-Khắc sâu tính chất của lũy thừa với số mũ thực.
-Biết điều kiện cơ số lũy thừa khi số mũ nguyên, hữu tỷ, vô tỷ.
-Nắm được công thức tính lãi kép.
2. Về kĩ năng
-Vận dụng thành thạo các tính chất lũy thừa để biến đổi, tính toán các biểu thức có chứa lũy thừa.
-Vận dụng công thức lãi kép để giải bài toán thực tế.
3. Về thái độ
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong tính toán; biết quy lạ về quen.
-Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Ôn lí thuyết, làm bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Vận dụng tính chất lũy thừa để biến đổi, tính toán các biểu thức có chứa lũy thừa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV ghi đề bài lên bảng và gọi 3 học sinh lên bảng giải.
(HS yếu, trung bình: câu a, b; HS khá: câu d)
-Cho học sinh nhận xét và nêu cách giải khác (khử căn từ ngoài vào hoặc từ trong ra)
-Đánh giá bài làm của học sinh.
-Yêu cầu HS về nhà giải câu c (tương tự câu d)
-GV ghi đề bài lên bảng, gọi 3 học sinh lên giải.
-GV cho học sinh nhắc lại công thức = ?
-Các học sinh còn lại theo dõi bài giải.
-HS nhận xét và nêu cách giải khác.
-HS lên bảng giải bài tập. Học sinh còn lại theo dõi để nhận xét.
-HS nhận xét bài làm của bạn và đề xuất cách giải khác.
Hoạt động 2: Giải các bài tập dang pt và bpt mũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Ghi đề bài lên bảng. Cho 2 học sinh lên giải.
-HD: 
+Nếu đặt t= thì = ?
+Cho biết điều kiện của t.
+Giải pt theo t
-Câu b tương tự câu a.
-GV ghi đề bài lên bảng và cho 3 HS xung phong lên bảng giải.
-HD: 
+Cho HS nhắc lại tính chất về bất đẳng thức của căn bậc n (đã học ở bài trước)
-HS xung phong lên bảng giải.
-HS trả lời các câu hỏi của GV.
-HS còn lại theo dõi bài giải của bạn trên bảng.
-HS trả lời câu hỏi:
Nếu n nguyên dương, lẻ và a<b thì <
Nếu n nguyên dương, chẵn và 0<a<b thì <
Hoạt động 3: Bài tập thực tế về tính lãi kép
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giải thích tỷ lệ lạm phát 5% mỗi năm, có nghĩa là sau mỗi năm giá trị một loại hàng hóa nào đó sẽ có giá tăng thêm 5%
-Như vậy cách tính giá trị hàng hóa giống như cách tính của loại bài toán nào?
-Hãy nhắc lại công thức tính lãi kép định kỳ.
-Áp dụng công thức đó, hãy giải bài tập đã cho
-GV nhận xét, đánh giá kết quả.
-Học sinh tiếp nhận kiến thức
-Bài toán tính lãi suất kép theo định kỳ.
HS: C=A(1+r)N
-HS xung phong lên bảng giải.
Hoạt động 4: Củng cố toàn bài.
T1. Biết rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm của một quốc gia trong 10 năm qua là 5%. Hỏi nếu năm 1994, giá của một loại hàng hóa của quốc gia đó là 100 (USD) thì sau 5 năm sau giá của loại hàng đó là bao nhiêu?
C=A(1+r)N
C=100(1+0,05)5
C=127,6 (USD)
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà.
- Làm các bài tập từ còn lại (SGK)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. Ngày 3 tháng 11 năm 2008
Tiết 29,30,31 BÀI 3: LOGARIT 
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
Giúp học sinh:
+ Định nghĩa logarit theo cơ số dương khác 1 dựa vào khái niệm lũy thừa.
+ Tính chất và các công thức biến đổi cơ số logarit
+ Các ứng dụng của nó.
2. Về kĩ năng
- Giúp học vận dụng được định nghĩa, các tính chất và công thức đổi cơ số của logarit để giải các bài tập.
3. Về thái độ
+ Nắm định nghĩa, tính chất biến đổi logarit và vận dụng vào giải toán
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tế.
+ Có thái độ tích cực, tính cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Ôn lí thuyết, làm bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+HS nêu các tính chất của lũy thừa?
+Từ các tc đó hãy tìm x biết 2x = 8.
+ Có thể tìm x biết 2x = 5?
 + x = log25 và dẫn dắt vào bài mới.
+Hs lên bảng thực hiện.
+ 2x = 23 x = 3.
Hoạt động 2: Định nghĩa và ví dụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yc hs xem sách giáo khoa
Tính log24 và log2?
-Đặt y = log24 ; y= ?(ĐN)
-T/tự log2 = ?
-Nếu b = thì b >0 hay 
b < 0?
-Hs xem chú ý 1, 2 SGK
- Nếu xét biểu thức logax thì có điều kiện gì?
- Tính nhanh: log51, log33, Log334?
-Hs xem chú ý 3SGK
Tính các logarit sau: log2; log10; 9log312; 0,125log0,11?
-GV gợi ý sử dụng ĐN và chú ý 3 để tính
+ Hs đọc định nghĩa1 SGK
+ y = 2
+log2 = -2
+b > 0.
-Hs thực hiện
- 0 0
- 0, 1, 4
-Hs thực hiện
-HS lên bảng trình bày.
-Các HS còn lại nhận xét kết quả lần lượt bằng -1; -;144; 1 và -8.
Hoạt động 3: Tính chất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nếu logab > logac thì nhận xét gì về b và c?
-Gợi ý xét 2 TH của a
 + a>1 
 + 0 < a < 1, T/Tự Th trên so sánh alogab và alogab ?
- So sánh và ?
-Hs phân loại số dương và số âm? Từ đó KL
- Hs sử dụng số 1 để so sánh, chẳng hạn :
log45> log44 = 1
-Hs dùng t/c của lũy thừa và chú ý 3 Cm được b < c.
+ >0 > 
log45> log44 = 1=log77>log73
Hoạt động 4: Các quy tắc tính logarit.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Chia lớp thành 2 nhóm:
 +Nhóm 1: Rút gọn các biểu thức: aloga(b.c); ; 
 + Nhóm 2:: Rút gọn các biểu thức: ; ; 
-Hãy so sánh 2 nhóm kết quả trên
Cho biết khẳng định sau đúng hay sai?Vì sao? ta có
loga(x2-1)=loga(x-1)+loga(x+1)
-Hs xem xét công thức.
-Hs xem xét điều kiện ở hai vế
-Từ định lý Hs tự suy ra hệ quả SGK
Tính : log5 - + log550
-Hs có thể biến đổi theo nhiều cách bằng cách sử dụng qui tắc tính logarit và hệ quả của nó
-Nhóm 1 báo cáo kết quả.
-Nhóm 2 báo cáo kết quả
-Hs phát hiện định lý.
-Đúng theo công thức
-Không giống nhau.
-Vậy mệnh đề không đúng.
-HS phát biểu hệ quả.
-Hs lên bảng giải
-Các hs còn lại nhận xét và hoàn chỉnh bài giải có kq bằng 2.
Hoạt động 5: Đổi cơ số của logarit.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Hs rút gọn 2 biểu thức sau và so sánh kq: alogac và 
alogab.logbc
-Chia lớp thành 4 nhóm và phân công giải 4 VD trên.
Ví dụ 6:Tính 
 log516.log45.log28.
 Tìm x biết
 log3x.log9x = 2
 log3x+log9x+log27x = 1
HD: Sử dụng ĐL3 và 2 HQ của nó.
-Gv hoàn chỉnh các bài giải
-Hs thực hiện tính được kq và phát hiện ra Định lý3
-Hs tính được kq bằng 12
-HS tính được Kq bằng 54
-Hs tìm được x =9 và x = .
-Hs tìm được x = 729.
-Các nhóm có thể đề xuất các cách biến đổi khác nhau.
Hoạt động 6: Định nghĩa logarit thập phân của x:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Y/c Hs nhắc lại Đn logarit
-Khi thay a =10 trong ĐN đó ta được gì?
-Tính chất của nó như thế nào?
VD: So sánh: A = 2 – log5 và
B = 1+2log3
-Biến đổi A về logarit thập phân
-T/tự đối với B
-Y/c HS nghiên cứu VD 6 SGK trang 87.
-Lấy logarit thập phân của 2,13,2
-HD HS nghiên cứu VD7SGK
-HS nhắc lại công thức lãi kép.
-Bài toán yêu cầu tìm đại lượng nào?
-Làm thế nào tìm được N.
-Nếu gửi theo kỳ hạn 3 tháng với lãi suất như trên thì mất bao nhiêu năm. Khi đó N có đơn vị gì?
-Cách tính số các chữ số của một số trong hệ thập phân.
*Bài toán tìm số các chữ số của một số:
 Nếu x = 10n thì logx = n. Còn x 1 tùy ý, viết x trong hệ thập phân thì số các chữ số đứng trước dấu phẩy của x là n+1 với n = [logx].
-Hướng dẫn VD8 SGK
-tính n = [logx] với x = 21000
-HS thực hiện.
-HS chiếm lĩnh được Đn
-Hs nêu đầy đủ các tính chất của logarit với cơ số a>1.
-A=2log10-log5=log20
-B=log10+log9=log90
B > A.
-log2,13,2 = 3,2log2,1 = 1,0311
2,13,2= 101,0311=10,7424
-Tìm hiểu nội dung VD 7 SGK theo hướng dẫn của giáo viên.
- C = A(1+r)N
 A: Số tiền gửi.
 C: Tiền lãi + vốn sau N năm gửi
 r: Lãi suất
 N: Số năm gửi.
-Tìm N.
 12 = 6(1+0,0756)N
- Lấy logarit thập phân hai vế đẳng thức trên. N
-N: Số quí phải gửi
Và N = 9,51 (quí) 
-Tiếp thu cách tính theo hướng dẫn của GV.
- Đọc, hiểu VD8 SGK
- n=[log21000]=301
Số các chữ số của 21000 là 301+1=302.
Hoạt động 7: Củng cố toàn bài.
Yêu cầu học sinh thực hiện điền đầy đủ thông tin vào hai bảng sau:
Định lý
Hệ quả
ĐL1:
HQ:
ĐL2:
HQ:
ĐL3:
HQ:
ĐN logarit:
Các chú ý:
ĐN logarit thập phân:
Các ứng dụng của nó:
Hoạt động 8: Hướng dẫn học ở nhà.
+ BT: 23-31 trang 89-90, 32-41 trang 92,93,94 SGK.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGTich12-C2.doc