I. Mục đích yêu cầu:
1.Về kiến thức:
- Chứng minh và giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư của nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ và phân bố không hợp lí.
- Biết được chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
2.Về kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và các bảng số liệu thống kê
- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư hoặc Atlat VN
3. Thái độ: Dân số tăng nhanh tạo sức ép lớn tới môi trường => BĐKH
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, quản lí, hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- Chuẩn bị của GV:
+ SGK,SGV
+Atlat địa lí Việt Nam
+ Bản đồ dân cư Việt Nam
+ Các bảng số liệu SGK
- Chuẩn bị của HS:SGK, Atlat địa lí Việt Nam
Tuần 8 Tiết 16 Ngày soạn: 15/9/2018 ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA I. Mục đích yêu cầu: 1.Về kiến thức: - Chứng minh và giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ và phân bố không hợp lí. - Biết được chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. 2.Về kĩ năng: - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và các bảng số liệu thống kê - Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư hoặc Atlat VN 3. Thái độ: Dân số tăng nhanh tạo sức ép lớn tới môi trường => BĐKH 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, quản lí, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê. II. Chuẩn bị của GV và HS: - Chuẩn bị của GV: + SGK,SGV +Atlat địa lí Việt Nam + Bản đồ dân cư Việt Nam + Các bảng số liệu SGK - Chuẩn bị của HS:SGK, Atlat địa lí Việt Nam III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày hiện trạng tài nguyên rừng nước ta? Nêu ý nghĩa và biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta? - Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? Biện pháp khắc phục? 2. Khởi động: 2.1. Mục tiêu: HS biết được những đặc điểm nổi bật của dân cư Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của dân số đối với sự phát triển KT – XH. 2.2. Phương thức: cả lớp. 2.3. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Cho học sinh xem tranh ảnh, kiến thức hiểu biết của bản thân HS, yêu cầu : - Nêu những đặc điểm nổi bật của dân cư nước ta? - Những thuận lợi và khó khăn của dân số đối với sự phát triển KT – XH. Bước 2: HS quan sát tranh ảnh, trao đổi với HS khác để trả lời Bước 3: GV gọi một vài HS trình bày, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV chốt kiến thức dẫn HS vào bài mới 3. Bài mới: Hoạt động l: Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc ( 8’ ) - Mục tiêu: + HS cần nắm được một số đặc điểm dân số nước ta. + Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông + Biêt được Vn là nước có nhiều thành phần dân tộc, hs cần nắm được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển KT – XH. - Phương thức: Đàm thoại gợi mở, phát vấn, phân tích, thuyết trình. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Dân số đông có nhiều thành phần dân tộc. * Bước 1: GV cho bảng số liệu: STT Quốc gia Số dân (triệu người) 1 Trung Quốc 1,372 2 Ấn Độ 1,314 3 Hoa Kì 321 4 Indonesia 256 5 Brazil 205 6 Pakistan 199 7 Nigeria 182 8 Bangladet 160 9 Nga 144 10 Mexico 127 11 Nhật 126,9 12 Philippin 103,0 13 Việt Nam 91,7 GV yêu cầu HS đọc phần 1SGK, bảng trên, Atlát trang 16 để trả lời các câu hỏi sau: - Chứng minh Việt Nam là nước có dân số đông? -Vậy với dân số đông, tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế? - Chứng minh Việt Nam có nhiều thành phần dân tộc? Dân tộc nào chiếm đa số? Phân bố ở đâu? - Với sự đa dạng các thành phần dân tộc thì nước ta có thuận lợi và khó khăn gì? * Bước 2: HS trao đổi nghiên cứu bảng số liệu, SGK, Atlat VN để trả lời. * Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời các HS còn lại nhận xét, bổ sung. * Bước 4: GV chuẩn kiến thức. 1. Dân đông có nhiều thành phần dân tộc. a. Dân đông: Nước ta có dân số thuộc loại đông là 84 156 nghìn người ( 2006 ), đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 thế giới -Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào,nguồn lao động dự trữ lớn, thị trường tiêu thụ lớn, bảo vệ an ninh quốc phòng. - Khó khăn: gây trở ngại cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp, khó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, ÔNMT, suy giảm tài guyên b. Nhiều thành phần dân tộc: Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chiếm 13,8% dân số - Thuận lợi: Đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc - Khó khăn: Sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc, ngôn ngữ khác nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề dân số tăng nhanh và có cơ cấu dân số trẻ ( 8’ ) - Mục tiêu: Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ - Phương thức: Phát vấn, phân tích, thuyết trình Hoạt động 2: Dân số tăng nhanh và có cơ cấu dân số trẻ * Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Atlat trang 15 và hình 16.1 SGK trả lời các câu hỏi sau: - Dựa vào Atlat trang 15 nhận xét về dân số nước ta trong giai đoạn 1960 – 2007? Tính bình quân mỗi năm dân số nước ta tăng bao nhiêu? - Dựa vào hình 16.1 nhận xét về sự gia tăng dân số nước ta qua các giai đoạn ? - Gia tăng tự nhiên nước ta thuộc loại nào? - Hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh ? - Dựa vào bảng 16.1 nhận xét về cơ cấu các nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2005? Từ đó rút ra đặc điểm về cơ cấu dân số nước ta? GV cho hs nhắc lại mức tỷ lệ của cơ cấu dân số trẻ, già. Nhóm tuổi Dân số già ( % ) Dân số trẻ ( % ) 0 – 14 < 25 > 35 15 – 59 60 55 60 trở lên > 15 < 10 - Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi và khó khăn gì? * Bước 2: HS trao đổi nghiên cứu bảng số liệu, SGK, Atlat VN để trả lời. * Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời các HS còn lại nhận xét, bổ sung. * Bước 4: GV chuẩn kiến thức -Dân số nước ta tăng nhanh, hàng năm dân số nước ta vẫn tăng thêm > 1 triệu người +Tg qua các g/đoạn không ổn định. +1921 – 1960 Tg chênh lệch >, ( cao nhất: 1954 – 1960: 3,93 %; thấp nhất: 1943 – 1951: 0,5 %), phần lớn có Tg ở mức trung bình và thấp. +1954 – 1989 Tg có giảm nhưng vẫn ở mức cao. +1976 – 2005 Tg giảm dần từ mức cao xuống trung bình KL:1989 – 2006 tăng 1,2 triệu người / năm (19 744 triệu người / 16 năm). - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,7% (1989 – 1999), xuống còn 1,32% (2002 – 2005), nhưng vẫn còn cao => Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. + 0 – 14 tuổi giảm 6,5 % + 15 – 59 tuổi tăng 5,6 % + 60 tuổi trở lên tăng 0,9 % Nhận xét: 0 – 14 tuổi < 35 %, giảm. 60 tuổi trở lên tăng dần. Cơ cấu dân số nước ta từ trẻ đang dần chuyển sang già nhưng trong đó tuổi lđ vẫn còn cao. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: a. Dân số còn tăng nhanh: - Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số -Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,32% ( 2002 – 2005 ), nhưng vẫn còn cao và hàng năm dân số nước ta vẫn tăng thêm > 1 triệu người. - Hậu quả : + Làm giảm tốc độ tăng trưởng KT, hạn chế khả năng tích lũy để tái sản xuất mở rộng, + Tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống, tệ nạn XH. + Khó bảo vệ tài nguyên, môi trường. b. Cơ cấu dân số trẻ: - Cơ cấu nhóm tuổi nước ta năm 2005: + Từ 0 – 14 tuổi: 27 %. + Từ 15 – 59 tuổi: 64 %. +Từ 60 tuổi trở lên: 9 %. - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào,năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh KHKT. - Khó khăn: thiếu việc, thất nghiệp. - Hiện nay nước ta có cơ cấu dân số vàng ( dân số phụ thuộc- dưới tuổi lao động và ngoài tuổi lao động dưới 50%) Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm phân bố dân cư của nước ta ( 10 ) - Mục tiêu: Biết được phân bố dân cư không hợp lí và hậu quả của sự phân bố dân cư không hợp lí đó. - Phương pháp: Phát vấn,gợi mở, phân tích, thuyết trình, thảo luận Hoạt động 3: Phân bố dân cư của nước ta . * Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Atlat trang 15 hoặc hình 16.2 SGK và các bảng số liệu trong sách cho HS thảo luận theo bàn và trả lời các câu hỏi sau: - Nhận xét sự phân bố dân cư trên bản đồ ? - Kể một số tỉnh có MĐDS từ 1000 người / km2 trở lên? Và một số tỉnh có MĐDS dưới 200 người km2 ? - Từ đó rút ra kết luận về sự phân bố dân cư cùa nước ta? - So sánh sự phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du miền núi? Chứng minh? Giải thích tại sao? - Dựa vào bảng 16.3 hoặc Atlat trang 15 so sánh và cho nhận xét sự thay đổi tỉ trọng dân số giữa thành thị và nông thôn? - Nguyên nhân, hậu quả của sự phân bố dân cư chưa hợp lí? - Giải thích tại sao mật độ dân số ở đồng bằng Hồng cao hơn ở đồng bằng Cửu Long? * Bước 2: HS nghiên cứu Atlat trang 15 hoặc hình 16.2 SGK và các bảng số liệu trong sách thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi trên. * Bước 3: Sau khi HS thảo luận Gv gọi một số HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: GV chuẩn kiến thức. 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí: Mật độ dân số trung bình của nước ta là 254 người/ km2 (2006), nhưng phân bố không đều giữa các vùng. a. Giữa đồng bằng với trung du và miền núi: - Dân số chủ yếu tập trung ở đống bằng chiếm 75% dân số, với mật độ dân số cao (ĐBSH có mật độ dân số là 1225 người/km2, ĐBSCL 429 người/km2 ) - Miền núi: chiếm 25% dân số cả nước với mật độ dân số thấp (Tây Bắc có mật độ dân số là 69 người/km2, Tây nguyên là 89 người / km2) b. Giữa thành thị với nông thôn: - Phần lớn dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 73,1% dân số với mật độ dân số thấp (2005), còn thành thị chiếm 26,9% dân số với mật độ dân số cao. - Dân số thành thị đang có xu hướng tăng, dân số nông thôn đang có xu hướng giảm. ¬Nguyên nhân của sự phân bố dân cư chưa hợp lí: - Điều kiện tự nhiên - Lịch sử khai thác lãnh thổ và định cư - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của từng vùng . - Ở thành thị có cơ cấu ngành nghế đa dạng cho SX và cư trú. ¬Hậu quả: - Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa lao động nơi thiếu lđộng - Khai thác tài nguyên ở nơi ít lao động khó khăn. Hoạt động 4: Tìm hiểu chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước nhà ( 10 ) - Mục tiêu: Biết được chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. - Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình. Hoạt động 4: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước nhà * Bước 1: GV yêu cầu Hs dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi: - Nêu các chiến lược phát triển dân số hợp lí? - Vì sao phải thực hiện chiến lược dân số? * Bước 2: HS nghiên cứu để trả lời các câu hỏi. * Bước 3: GV gọi HS trả lời còn lại nhận xét, bổ sung. * Bước 4: GV chuẩn kiến thức Vì: -Xuất phát từ thực trạng dân số và nguồn lđ (dân số tăng nhanh, phân bố chưa hợp lý, chất lượng còn hạn chế) - Đảm bảo các mục tiêu KTXH của đất nước: phát huy nguồn lực, ptriển KT, nâng cao chất lượng cuộc sống. 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước nhà: - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thành thị - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể đê mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tai nghề cao, có tác phong công nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở miền trung du, miền núi. P ... ưa ra nhận xét Bước 6: Đại diện HS trình bày – GV chuẩn kiến thức Nguyên nhân do Chính sách của nhà nước (giải thích) Bước 7: Dựa vào bảng 17.4 nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị ở nước ta? Bước 8: HS thảo luận Bước 9: HS trình bày – GV chuẩn kiến thức -Nêu những hạn chế còn tồn tại trong việc phân công lao động ở nước ta? -HS dựa vào SGK trả lời 2.Cơ cấu lao động: a.Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: - Xu hướng chuyển dịch : Giảm tỉ trọng lao động trong Nông – Lâm – Ngư nghiệp , tăng tỉ trọng lao động trong Công nghiêp – Xây dựng và Dịch vụ nhưng sự chuyển biến còn chậm. - Lao động trong Nông – Lâm – Ngư nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất b.Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: - Tỉ lệ lao động trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước có xu hướng giảm, còn tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. - Phần lớn l.động tập trung ở khu vực ngoài nhà nước. c.Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: - Phần lớn lao động tập trung ở nông thôn, nhưng đang có xu hướng giảm. - Tỉ lệ lao động ở thành thị ít, nhưng đang có xu hướng tăng ¬Hạn chế chủ yếu là: - Năng suất lao động xã hội còn thấp - Phần lớn lao động có thu nhập thấp - Phân công lao động còn chậm chuyển biến - Chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm (10’) a.Mục tiêu: -Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn đặt ra với nước ta hiện nay. -Hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH , hướng giải quyết việc làm cho người lao động. b.Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Hỏi - đáp c.Các bước hoạt động: Bước 1: yêu cầu HS dựa vào kiến thức bản thân và mục 3-SGK tr.75, hãy trả lời các câu hỏi sau: -Tại sao vấn đề việc làm lại là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta? -Hiện nay Nhà nước ta đã giải quyết được vấn đề việc làm chưa? Chứng minh? Giải thích tại sao ? -Nêu ra các hướng giải quyết việc làm ở nước ta? Bước 2: HS thảo luận theo bàn hoàn thành nhiệm vụ trong 5’. Bước 3 : Đại diện một vài em trình bày, các HS còn lại nêu nhận xét bổ sung. Bước 4 : GV chuẩn kiến thức. 3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm: a.Vấn đề việc làm: - Việc làm đang là vấn đề kinh tế – xã hội lớn ở nước ta hiện nay, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triêu việc làm mới - Năm 2005 cả nước có: tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, thiếu việc làm là 8,1%: + Ở thành thị : tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, thiếu việc làm là 4,5% + Ở nông thôn: tỉ lệ thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3% b.Hướng giải quyết việc làm: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản - Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), chú ý hoạt động dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 4. Luyện tập : Hãy hoàn thành sơ đồ sau : LAO ĐỘNG VÀ VIỆC llAMLALÀM Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm Nguồn lao động Cơ cấu lao động Vấn đề việc làm Hướng giải quyết việc làm Theo thành thị và nông thôn Theo thành phần KT Theo ngành KT Hạn chế Mặt Mạnh 5. Vận dụng, mở rộng: - Nguồn lao động của tỉnh ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? Xu hướng chuyển dịch như thế nào? - Hãy nêu những phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm ở Trà Vinh. Trà Cú, ngày ..tháng .năm 2018 Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thưởng =============================================== Tuần 9 Tiết 18 Ngày soạn: 23 / 9 / 2018 BÀI 18-ĐÔ THỊ HÓA I-Mục tiêu: 1-Kiến thức: - Hiểu được một số đặc điểm đô thị hoá ở VN, nguyên nhân và những tác động đến KTXH. - Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. 2-Kỹ năng: -Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ. -Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ. -Phân tích biểu đồ. 3-Thái độ: -Đô thị ptriển mạnh mẽ làm gia tăng hoạt động giao thông vận tải => ô nhiễm không khí => biến đổi khí hậu. -Các đô thị ven biển chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. -Các đô thị mang tính lịch sử (Cổ Loa, Thăng Long, Hội An, ) 4- Định hướng ptriển năng lực: -Năng lực chung: tự học, g/quyết vấn đề. -Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo l/thổ, tranh ảnh. II-Chuẩn bị của gv và hs: -GV: Bản đồ dân cư VN, Atlát đlý VN, bảng 18.1, 18.2 SGK trang 78. -HS: +Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở nước ta. +Nhận xét bảng 18.1 SGK trang 78. III-Tổ chức các hoạt động học tập: 1-Kiểm tra bài cũ: -Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lđ nước ta. -Nêu 1 số chuyển biến về cơ cấu lđ trong các ngành KT quốc dân ở nước ta hiện nay. 2-Khởi động: 2.1-Mục tiêu: -Biết khái niệm về đô thị hóa 1 cách chung nhất. -Nắm được quá trình đô thị hóa ở nước ta. 2.2-Phương pháp: Phát vấn, cá nhân. 2.3-Tiến trình hoạt động: Bước 1: Cho hs nhắc lại khái niệm về đô thị hóa. Bước 2: Cho hs nhắc lại các nơi là những đô thị ở nước ta đã xuất hiện từ xưa. Bước 3: Hs thảo luận theo từng bàn và trình bày tên các đô thị đã xuất hiện từ xưa. Bước 4: GV kết luận lại. -Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì? -Ảnh hưởng đến ptriển KTXH ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3-Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Mục tiêu: + Nắm được đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. + Chứng minh được tỷ lệ dân thành thị tăng, phân bố đô thị không đều giữa các vùng. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, phân tích. Các bước hoạt động Nội dung Bước 1: Yêu cầu HS nhắc khái niệm về đô thị hóa đã học ở lớp 10. Khái quát về quá trình ĐTH ở nước ta. Bước 2: Từng HS xem sách và tìm câu trả lời. Bước 3: Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét. Bước 4: - GV củng cố lại: Đô thị hóa là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Ở VN đô thị hóa hình thành do sự gia tăng dân số nhanh. - Cho hs thảo luận theo từng bàn theo các yêu cầu: + C.minh nước ta có quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp với trình độ thấp. + Dựa vào hình 16.2 SGK trang 70 hoặc Atlát VN (bản đồ dân cư) nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta. + Dựa vào bảng 18.1 SGK trang 78 nhận xét về sự thay đổi số dân và tỷ lệ dân thành thị g/đoạn 1990 – 2005. + Dựa vào bảng 18.2 SGK trang 78 nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước. -GV củng cố lại theo nội dung. -Mở rộng thêm cho hs các ý: +Ngnhân dẫn đến đô thị hóa ở nước ta: sĐkiện ptriển KTXH ở từng vùng trong nước. sCông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. sVị trí đ.lý ở từng nơi. +Các đô thị mang tính lịch sử (Cổ Loa, Thăng Long, Hội An, ). +Phố Hiến ở Hưng Yên với món ăn nổi tiếng là bún thang lươn. 1-Đặc điểm: a-Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thi hóa thấp: -Từ tkỷ thứ III trước Công nguyên, Cổ Loa là đô thị đầu tiên. -Tkỷ XI có thành Thăng Long. -Tkỷ XVI – XVIII có Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. -Những năm 30 tkỷ XX có các đô thị lớn: HN, Hải Phòng, Nam Định, -1954 – 1975 đô thị ptriển theo 2 hướng: +Miền Nam: “đô thị hóa” là biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. +Miền Bắc: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. -1975 – nay đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp so với khu vực và tgiới. b-Tỷ lệ dân thành thị tăng: -Số dân thành thị ngày càng tăng. -Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng nhưng còn chậm và thấp so với các nước trong khu vực c-Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: -Số lượng và số dân đô thị ở đồng bằng nhiều, miền núi ít. Các đô thị lớn tập trung ở đồng bằng ven biển. -Số thành phố còn quá ít so với số đô thị. Số lượng và qui mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng. Hoạt động 2: Tìm hiểu mạng lưới đô thị ở nước ta. -Mục tiêu: Hs nắm được mạng lưới đô thị ở nước ta. -Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở. Các bước hoạt động Nội dung Bước 1: GV cho hs xem SGK trang 79 mục 2 nêu: -Các tiêu chí cơ bản để phân chia đô thị ở nước ta. -Nêu các loại đô thị ở nước ta. -Xác định trên bản đồ 5 thành phố trực thuộc trung ương. Bước 2: HS dựa vào SGK trang 79 mục 2 để tìm hiểu. Bước 3: Cho hs trình bày theo các yêu cầu. Bước 4: -GV củng cố lại theo nội dung. -Trà Vinh là đô thị loại 1. 2-Mạng lưới đô thị: -Phân chia đô thị dựa vào các tiêu chí: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỷ lệ dân phi nông nghiệp, -Đô thị nước ta được phân thành 6 loại: -2 đô thị đặc biệt: HN, Thành phố Hồ Chí Minh -5 đô thị trực thuộc trung ương: HN, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của đô thị hóa đến ptriển KTXH. -Mục tiêu: HS chỉ ra được những tác động tích cực cũng như tiêu cực của đô thị hóa đến ptriển KTXH. -Phương pháp: phát vấn, thuyết trình, thảo luận. Hoạt động thầy và trò Nội dung Bước 1: GV cho hs dựa vào kiến thức, liên hệ thực tế và thảo luận theo từng bàn về các vấn đề: -Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa với chuyển dịch cơ cấu KT và quá trình công nghiệp hóa . -Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến ptriển KTXH và tài nguyên, m/trường ở nước ta. -Nêu mặt tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến ptriển KTXH ở nước ta. Bước 2: HS dựa vào kiến thức, liên hệ thực tế, SGK trang 79 để thảo luận. Bước 3: Cho hs trình bày các vấn đề theo yêu cầu. Bước 4: -GV củng cố lại theo nội dung. -Cho hs nắm thêm 1 số ý: +Chuyển dịch cơ cấu KT: giảm tỷ trọng ở khu vực I, tăng tỷ trọng ở khu vực II và III. Do đó nông thôn thừa lđ nên di cư lên thành thị tìm việc làm. Ở thành thị có cơ cấu công nghiệp đa dạng, hình thành các khu công nghiệp, Làm xuất hiện các đô thị. +Đô thị hóa p/ánh trình độ ptriển KTXH Nhưng sẽ làm tài nguyên bị cạn kiệt, m/trường bị suy thoái. +Đô thị ptriển mạnh mẽ làm gia tăng hoạt động giao thông vận tải => ô nhiễm không khí => biến đổi khí hậu. +Các đô thị ven biển chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. 3-Ảnh hưởng của đô thị hóa đến ptriển KTXH : a-Tích cực: -Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu KT. -Ảnh hưởng rất lớn đến sự ptriển KTXH của các đ.phương, các vùng. -Là các thị trường tiêu thụ lớn và đa dạng. Là nơi sử dụng đông lđ có trình độ, thu hút vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng ptriển. -Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lđ. b-Tiêu cực: -Ô nhiễm m/trường. -Khó đảm bảo an ninh trật tự XH. 4-Luyện tập: -Trình bày các đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta. -Đô thị hóa có ảnh hưởng thế nào đến sự ptriển KTXH ở nước ta. 5-Vận dụng, mở rộng: Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân nêu vấn đề đô thị hóa ở Trà Vinh. Bài tập số 3 SGK trang 79 Cho bảng số liệu: Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước g/đoạn 1990 – 2005 Năm Số dân thành thị (triệu người) Tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước. (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2005 22,3 26,9 Vẽ biểu đồ:
Tài liệu đính kèm: