Giáo án Địa lý Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vĩnh Định

Giáo án Địa lý Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vĩnh Định

Tiết 2 - Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.

- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế- xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.

2. Kỹ năng

- Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta.

3. Thái độ

- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Năng lực hướng tới

- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- Bản đồ các nước Đông Nam Á.

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)

2. Học sinh

- Dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình, nêu vấn đề.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động: Giáo viên sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi tọa độ các điểm cực)

- Hãy gắn tọa độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí.

- Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia.

 GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế- xã hội nước ta.

2. Hình thành kiến thức:

HĐ1: Xác định vị trí địa lí nước ta (Cả lớp).

? Quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:

- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền và tọa độ địa lí các điểm cực.

- Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.

Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

GV chuẩn kiến thức.

 

doc 200 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1222Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vĩnh Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/8/2018
Tiết 1 - Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2. Kỹ năng
- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.
3. Thái độ
- Xác dịnh được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của Đất nước.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: Giáo viên vẽ trục biểu diễn (lấy năm 1986 làm mốc) và yêu cầu học sinh nêu các sự kiện lịch sử của nước ta gắn với các năm sau: năm 1945, 1975, 1986, 1989.
1945
1975
1986
1989
Ghi (ngắn gọn) đặc trưng nền kinh tế - xã hội nước ta trước và sau năm 1986.
Giáo viên: Sau 20 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Xác định bối cảnh nền kinh tế- xã hội nước ta trước Đổi mới (Cả lớp).
? Đọc SGK mục 1.a cho biết bối cảnh nền kinh tế- xã hội nước ta trước khi tiến hành đổi mới.
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta.
- Chuyển ý: Giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4% năm 1986 lạm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành Đổi mới.
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội:
a) Bối cảnh:
- Ngày 30 - 4- 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 diễn biến phức tạp.
ð Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
HĐ2: Tìm hiểu 3 xu thế đổi mới của nước ta (Nhóm).
Bước 1: GV giảng giải về nền nông nghiệp trước và sau chính sách khoán 10 (khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lao động). Khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên (từ tháng 4 năm 1986, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ)
Bước 2: GV đặt câu hỏi (Xem phiếu học tập phần phụ lục). HS trao đổi theo cặp.
Bước 3: 1 HS đại diện trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét phần trình bày của học sinh và bổ sung kiến thức.
Chuyển ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước ta những thành tựu to lớn.
b) Diễn biến:
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
- Ba xu thế đổi mới từ đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
HĐ3: Tìm hiểu các thành tựu của nền kinh tế- xã hội nước ta (Nhóm).
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, (Xem phiếu học tập phần phụ lục).
- Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta, cho ví dụ thực tế.
- Nhóm 2: Quan sát hình1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005. ý nghĩa của việc kìm chế lạm phát.
- Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993- 2004.
Bước 2: HS trong các nhóm trao dổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
GV chỉ trên bản đồ kinh tế Việt Nam các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhấn mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
c) Thành tựu:
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực II và III).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt ( hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...)
- Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
HĐ4: Tìm hiểu tình hình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta (Cá nhân).
? Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có tác động như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
? Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy nêu những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. ( Khó khăn trong cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới: Nguy cơ khủng hoảng. Khoảng cách giàu nghèo tăng...)
2) Nước ta trong hộ nhập quốc tế và khu vực:
a) Bối cảnh: 
- Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (tháng 7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ, thành viên WTO năm 2007.
b) Thành tựu:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI.
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo....
HĐ5: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta (Cá nhân).
? Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta.?
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới:
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ cấu chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục,...
3. Luyện tập:
1. Hãy ghép đôi các năm ở cột bên trái phù hợp với nội dung ở cột bên phải
1. Năm 1975
A. Đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế - xã hội
2. Năm 1986
B. Gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì
3. Năm 1995
C. Đất nước thống nhất.
4. Năm 1997
D. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
5. Năm 2006
E. Khủng hoảng tài chính ở châu á
2. 1. Khoanh tròn các ý em cho là đúng.
Nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới với điểm xuất phát từ nền kinh tế
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
C. Thương mại. D. Dịch vụ. 
4. Vận dụng:
5. Mở rộng:
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Bài cũ:
- Làm bài tập 1,2 trang 11, SGK. Sưu tầm các tài liệu về thành tựu vê kinh tế – xã hội, hội nhập của nước ta.
2. Bài mới:
1. Vị trí địa lí
Quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền và tọa độ địa lí các điểm cực.
- Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.
2. Phạm vi lãnh thổ
- Vùng đất, vùng biển, vùng trời.
3. Ý nghĩa
- Tự nhiên
- Kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng
6. Phụ lục: Phiếu học tập.
Đọc SGK mục 1.b, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, em hãy:
a) Điền 3 xu thế đổi mới của nước ta từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào cột bên trái.
b) Dùng gạch nối cột bên phải với cột bên trái sao cho phù hợp.
Các xu hướng đổi mới
Kết quả nổi bật
Dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội.
Hàng hóa của Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Thông tin phản hồi:
Các xu hướng đổi mới
Kết quả nổi bật
Dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội.
Hàng hóa của Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
 Ngày soạn: 28/8/2018
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 
Tiết 2 - Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế- xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Kỹ năng
- Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
3. Thái độ
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: Giáo viên sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi tọa độ các điểm cực)
- Hãy gắn tọa độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí.
- Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia.
	GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế- xã hội nước ta.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Xác định vị trí địa lí nước ta (Cả lớp).
? Quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:
- Các  ... nh thành dựa trên sự phân hóa về điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ chuyên môn hóa sản xuất và thâm canh. Vùng kinh tế trọng điểm được hình thành từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có tỉ trọng lớn trong GDP, được đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác).
Bước 2 : HS theo cặp suy nghĩ để trả lời, HS khác bổ sung
Bước 3 : GV chuẩn kiến thức
HỘP KIẾN THỨC
Đặc điểm 
- Phạm vi: gồm nhiều tỉnh, thành, ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.
- Có đủ các thế mạnh, tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư
- Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển 
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bảng 43.1 và bảng 43.2/SGK/trang 195,196, cho biết: 
+) Thời gian hình thành? Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm?
+) Quy mô và xu hướng thay đổi các vùng?
+) Thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm
- Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi với nhau để trả lời, HS khác bổ sung, nhận xét.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức
HỘP KIẾN THỨC
2. Quá trình hình thành và phát triển
a) Quá trình hình thành
- Hình thành vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, gồm 3 vùng KTTĐ: Vùng phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
- Quy mô diện tích có xu hướng tăng thêm các tỉnh lân cận.
b) Thực trạng 
- GDP của 3 vùng so với cả nước 66,9%
- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiêp – xây dựng và dịch vụ.
- Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%
Hoạt động 3: Tìm hiểu Ba vùng kinh tế trọng điểm ( nhóm)
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ:
+) Nhóm 1,4: Tìm hiểu VKTTĐ phía Bắc
+) Nhóm 2,5: Tìm hiểu VKTTĐ miền Trung
+) Nhóm 3,6: Tìm hiểu VKTTĐ phía Nam
Các nhóm dựa vào nội dung SGK , atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm của các vùng KTTĐ theo bảng sau: 
Vùng KTTĐ
Quy mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP
Định hướng phát triển
Vùng KTTĐ phía Bắc
Vùng KTTĐ miền Trung
Vùng KTTĐ phía Nam
 - Bước 2: Các nhóm trao đổi, thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, nhóm còn lại bổ sung và đặt câu hỏi phản biện.
- Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, kết luận và chuẩn kiến thức. ( Bảng thông tin phản hồi)
BẢNG PHẢN HỒI THÔNG TIN
Vùng KTTĐ
Quy mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP
Định hướng phát triển
Vùng KTTĐ 
phía Bắc
- Gồm 7 tỉnh,TP: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Diện tích: 15,3 nghìn km²
- Dân số: 13,7 triệu người
- VTĐL thuận lợi trong giao lưu trong và ngoài nước,...
- Có thủ đô Hà Nội, trung tâm KT,CT,VH của cả nước
- CSHT phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông
- Nguồn LĐ dồi dào, chất lượng cao.
- Các ngành kinh tế phát triển sớm, cơ cấu tương đối đa dạng.
- Tỉ lệ thất nghiệp còn cao.
- Nông – lâm – ngư nghiệp: 12,6 %
- Công nghiệp – xây dựng: 42,2%
- Dịch vụ: 45,2%
- Trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương,...
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa
- Đẩy mạnh phát triển các ngành KTTĐ.
- Giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm.
- Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
Vùng KTTĐ miền Trung
- Gồm 5 tỉnh, TP: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Diện tích: 28 nghìn km²
- Dân số: 6,3 triệu người
- VTĐL thuận lợi giao lưu
- Thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng
- Các cơ sở công nghiệp khá phát triển
- Nông – lâm – ngư nghiệp: 22,3%
- Công nghiệp – xây dựng: 37,5%
- Dịch vụ: 40,2%
- Trung tâm: Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.
- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch
- Coi trọng vấn đề môi trường 
Vùng KTTĐ phía Nam
- Gồm: 8 tỉnh, TP: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Diện tích: 30,6 nghìn km²
- Dân số: 15,2%
- VTĐL tiếp giáp giữa các vùng
- Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí đốt
- Nguồn LĐ và thị trường dồi dào
- CSHT, CSVCKT tương đối tốt
- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất.
- Nông – lâm – ngư nghiệp: 9,5%
- Công nghiệp – xây dựng: 49,1%
- Dịch vụ: 41,4%
- Trung tâm: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu
- Phát triển công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, hình thành các khu công nghieepjtaapj trung
- Phát triển các ngành dịch vụ: thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch,...
- Coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường.
3. Hoạt động luyện tập:
Một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh và thành phố là: 
A.  Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. 
B.  Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. 
C.  Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ. 
D.  Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc. 
Câu 2. So với GDP cả nước, tỉ trọng GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm chiếm 
A. 45,8%.                 B. 56,7%.                C. 66,9%.                  D. 78,2%. 
Câu 3. Cho các nhận định sau: 
(1). Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có nhiều tỉnh/ thành phố nhất 
(2). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dân cư đông (15,2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có chất lượng  
(3). Triển khai những dự án có tầm cỡ quốc gia là định hướng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 
(4). Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm của vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc là cao nhất trong ba vùng. 
Số nhận định sai là: 
A. 0.                           B. 1.                              C. 2.                            D. 3 
Câu 4. Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A. khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. 
B. phát triển trồng rừng.
C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. trồng cây công nghiệp ngắn ngày cho giá trị cao.
Câu 5. Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là
A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
B. Đầu tư vào các ngành công nghệ cao.
C. Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Hạn chế việc hình thành các khu công nghiệp tập trung để bảo vệ môi trường.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trang 30, tỉnh nào không thuộc vùng KTTĐ miền Trung?
A. Thừa Thiên - Huế. B. Khánh Hòa.           C. Quảng Nam.           D. Quảng Ngãi.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. tỉnh nào không thuộc vùng KTTĐ miền Trung?
A. Thừa Thiên - Huế.  B. Khánh Hòa.            C. Quảng Nam.          D. Quảng Ngãi.
4. Hoạt động vận dụng - mở rộng: 
- Trình bày các đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm? Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
 - Nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ miền Trung? Liên hệ địa phương?
 - Tại sao trong vấn đề định hướng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm đều coi trọng vấn đề môi trường? Liên hệ tình hình ở khu vực? ( Dự án xây dựng nhà máy kẽm ở Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên Huế)
 V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
 1. Hướng dẫn học bài cũ:
 - GV yêu cầu HS học bài cũ 
 - Trả lời các câu hỏi SGK
 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
- Chuẩn bị đề cương ôn tập HKII.
Ngày soạn: 16 / 4 / 2019 
Tiết 51 - ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vị trí địa lí, các tỉnh thành phố của 7 vùng kinh tế. 
- Vấn đề khai thác thế mạnh kinh tế của các vùng. 
2. Kỹ năng
- Phân tích được các mối quan hệ nhân quả.
- Biết phân tích lược đồ, bảng số liệu.
- Thuần thục các thao tác vẽ biểu đồ.
- Liên hệ được kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống.
3. Thái độ
- Tích cực trong hợp tác nhóm.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Sử dụng bản biểu đồ, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: - Nêu yêu cầu và mục đích của tiết ôn tập
2. Hình thành kiến thức:
Giới hạn ôn tập:
I. Kiến thức:
- Bài 20 đến 43.
II. Các kỷ năng:	
 + Sử dụng ATLAT địa lý Việt Nam .
 + Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, so sánh, tính toán
 + Vẽ biểu đồ: Cột, tròn, đường, miền, kết hợp cột và đường 
3. Luyện tập: - Vẽ các biểu đồ ở các bài có phần thực hành trang 79, trang 80, trang 98, trang 128 / SGK.
4. Vận dụng & mở rộng:
Câu 1: Cho bảng số liệu sau: 
Năm
Tổng số dân 
(nghìn người)
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người)
1990
66016
19879,7
301,1
2000
77635
34538,9
444,9
2010
86947
44632,2
513,4
2015
91713
50498,3
550,6
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng số dân, sản lượng lương thực tăng, bình quân lương thực theo đầu người giảm.
B. Tốc độ tăng sản lượng lương thực chậm hơn so với tổng số dân.
C. Tổng số dân, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng. 
 D. Tổng số dân, sản lượng lương thực giảm, bình quân lương thực theo đầu người tăng.
Câu 2: Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên?
Chè.	B. Hồ tiêu.	C. Cao su.	D. Cà phê.
Câu 3: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
tăng cường lực lượng lao động. B. phát triển thủy lợi.
phát triển giao thông vận tải. D. trồng và bảo vệ rừng.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở ĐNB?
	A. Đất feralit phát triển trên đá vôi.
	B. Đất feralit phát triển trên đá ba zan.
	C. Đất xám phù sa cổ.
	D. Đất feralit phát triển trên các loại đá khác.
Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt nam trang 4, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc đồng bằng Sông Cửu Long?
	A. An Giang. B. Long An. C. Bến Tre. D. Bình Dương.
Câu 6: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở ĐB Sông Cửu Long?
	A. Đất mặn. B. Đất phù sa ngọt. C. Đất phèn. D. Đất khác.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra HKII.
Ngày soạn: 21 / 4 / 2019 
Tiết 52 - KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức và kỉ năng của HS sau khi học phần địa lí các vùng kinh tế.
- Phát hiện sự phân hóa trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học để rút ra biện pháp dạy học phù hợp
- Giúp Hs biết được khả năng học của mình so với mục tiêu đề ra, biết được nguyên nhân sai sót để điều chỉnh hoạt động dạy và học, phát triển kỉ năng tự đánh giá cho HS .
 2. Kỷ năng : - Vận dụng kiến thức, kỉ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
 - Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quă trình dạy học và quản lý giáo dục.
 3. Thái độ: - Trung thực trong kiểm tra.
4) Định hướng phát triển năng lực:
- Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
II. Hình thức kiểm tra :
 	- Trắc nghiệm; theo đề chung của Sở.
V.Thống kê kết quả kiểm tra:
Lớp 12
SS
8 -10
6,5 -7,9
5 - < 6,5
3- <5
0 - <3
12A1
36
12A2
35
12B1
30
12B2
30
12B3
31

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.doc