Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)

Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)

I. Mục tiêu: Sau bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm của địa hình khu vực đồng bằng.

- Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển KT-XH nước ta.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đồng bằng.

3. Thái độ

- Ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích hiện tượng tự nhiên.

- Phát huy tinh thần trách nhiệm trong khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên địa phương

II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh:

Năng lực tư duy tổng hợp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ và sử dụng bảng số liệu thống kê; tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Phương pháp dạy học và KTDH có thể sử dụng

Phương pháp thảo luận. đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,.

IV. Phương tiện dạy học

- Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, bản đồ địa hình Việt Nam

V. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5’)

Mục tiêu:

- Khơi gợi kiến thức cũ và hiểu biết thực tế của bản thân HS, đồng thời tạo hứng thú để dẫn dắt HS đến kiến thức mới về các dạng địa hình đồng bằng nước ta

- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa hình

Phương thức: HS làm việc cá nhân.

Bước 1: Dựa vào kiến thức cũ và hiểu biết bản thân, hãy nêu một số đặc điểm chung của địa hình nước ta. Kể tên một số đồng bằng nước ta mà em biết? Em có thể phân biệt được đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải hay không?

- Thời gian: 2 phút

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Gọi 01 HS trình bày, một số HS khác bổ sung. GV dẫn dắt vào nội dung bài học mới.

Bước 4: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.

Kết quả mong đợi: tạo hứng thú để dẫn dắt HS đến kiến thức mới về các dạng địa hình đồng bằng nước ta.

 

doc 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài dạy: BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm của địa hình khu vực đồng bằng.
- Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển KT-XH nước ta.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đồng bằng.
3. Thái độ
- Ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích hiện tượng tự nhiên.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm trong khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên địa phương 
II. Những năng lực có thể  phát triển ở học sinh:
Năng lực tư duy tổng hợp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ và sử dụng bảng số liệu thống kê; tìm kiếm và xử lí thông tin
III. Phương pháp dạy học và KTDH có thể sử dụng
Phương pháp thảo luận. đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,..
IV. Phương tiện dạy học
- Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, bản đồ địa hình Việt Nam
V. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5’)
Mục tiêu:
- Khơi gợi kiến thức cũ và hiểu biết thực tế của bản thân HS, đồng thời tạo hứng thú để dẫn dắt HS đến kiến thức mới về các dạng địa hình đồng bằng nước ta
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa hình
Phương thức: HS làm việc cá nhân.
Bước 1: Dựa vào kiến thức cũ và hiểu biết bản thân, hãy nêu một số đặc điểm chung của địa hình nước ta. Kể tên một số đồng bằng nước ta mà em biết? Em có thể phân biệt được đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải hay không?
- Thời gian: 2 phút
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Gọi 01 HS trình bày, một số HS khác bổ sung. GV dẫn dắt vào nội dung bài học mới.
Bước 4: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.
Kết quả mong đợi: tạo hứng thú để dẫn dắt HS đến kiến thức mới về các dạng địa hình đồng bằng nước ta.
2. hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động Gv và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu khu vực đồng bằng
Mục tiêu
- Biết được đặc điểm của địa hình khu vực đồng bằng.
 Phương thức: cặp đôi
Bước 1. GV yêu cầu HS đọc mục 2b SGK trang 33 kết hợp với hình 6 SGK trang 31 và Atlat Địa lí VN hãy: 
+ Cho biết nước ta có những loại địa hình đồng bằng nào?
+ Hoàn thành phiếu học tập sau: Đặc điểm địa hình ĐBSH và ĐBSCL
Đặc điểm
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn gốc
Diện tích
Địa hình
Đất đai
- Thời gian chuẩn bị: 5 phút
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc.
Bước 3. HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV nhận xét phần trình bày của HS, bổ sung và chốt kiến thức.
+ Tương tự yêu cầu trên, hãy nêu đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển nước ta?
Sản phẩm mong đợi: Biết được đặc điểm của địa hình khu vực đồng bằng.
2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi.
b. Khu vực đồng bằng: Có 2 loại đồng bằng: ĐB châu thổ và ĐB ven biển
*Đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
( phụ lục)
*Đồng bằng ven biển: 
- Nguồn gốc :biển đóng vai trò chủ yếu trong hình thành ĐB này.
- Diện tích: ≈ 15 000km².
- Địa hình:
+ Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên.
+ Gồm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong được bồi tụ thành đồng bằng
- Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
Mục tiêu
- Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển KT-XH nước ta
Phương thức: nhóm
Bước 1. Để tìm hiểu nội dung này, GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1+3: Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
+ Nhóm 2+4: Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
- Thời gian chuẩn bị: 5 phút.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc.
Bước 3. Đại diện HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV nhận xét phần trình bày của HS, bổ sung và chốt kiến thức.
Sản phẩm mong đợi: được ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển KT-XH nước ta
3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế-xã hội
1. Khu vực đồi núi :
 a. Thế mạnh: 
- Nhiều khoáng sản:nguyên,nhiên liệu cho c. nghiệp
- Rừng , đất trồng: cơ sở phát triển nông nghiệp nhiệt đới( cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi ..)
- Các sông miền núi có tiềm năng thủy điện lớn
- Có điều kiện phát triển các loại hình du lịch tham quan , nghỉ dưỡng.
 b. Hạn chế :
- Bị chia cắt, nhiều sông suối, hẽm vực, sườn dốc trở ngại giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu KT
- Mưa nhiều, dốc lớn nên dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét, xói mònhay có lốc, mưa đá ,sương muối , rét hại
- Tại đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất
- Vùng núi đá vôi : thiếu nước, đất trồng, hiểm trở
2. Đồng bằng :
 a. Thế mạnh :
 - Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa nông sản , chủ yếu là lúa gạo
- Cung cấp thủy sản, khoáng sản, lâm sản
- Có điều kiện xây dựng thành phố , trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại
- Phát triển giao thôngđường bộ, đường sông
 b. Hạn chế : bão, lụt , hạn hán gây nhiểu thiệt hại
trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại
- Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.
* Hạn chế: Bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
PHỤ LỤC
Đặc điểm
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn gốc
Bồi tụ do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
Bội tụ hàng năm của hệ thống sông Mê Công
Diện tích
15.000 km²
40.000 km²
Địa hình
- Cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.
- Có hệ thống đê ngăn lũ
- Bề mặt địa hình thấp, bằng phẳng, 
- Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
- Có nhiều vùng trũng lớn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...)
Đất đai
- Chia làm 2 loại: đất trong đê, ngoài đê.
Đất phù sa, tuy nhiên tính chất đất tương đối phức tạp, gần ⅔ diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, đất phèn
3. LUYỆN TẬP
Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học: Đất nước nhiều đồi núi
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ
Phương thức: làm việc cá nhân.
Bước 1. GV giao nhiệm vụ: Hãy cho biết đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV chấm và nhận xét phần bài làm của HS, bổ sung và chốt kiến thức.
Kết quả mong đợi: học sinh nắm vững kiến thức bài học thông qua các câu hỏi giáo viên.
4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Mục tiêu
- Học sinh nắm vững kiến thức bài học để giải quyết các dạng câu hỏi.
- Học sinh tìm hiểu trước kiến thức về bài học ở tiết sau.
Phương thức: làm việc cá nhân.
Bước 1. GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Dựa vào kiến thức của bài học và hiểu biết bản thân, hãy kể những thiên tai thường xảy ra gần đây và những hậu quả nặng nề mà địa phương em phải gánh chịu từ những thiên tai đó? Bản thân em đã làm được gì để hạn chế tác hại của thiên tai?
	- Chuẩn bị nội dung để ôn tập
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. (ở nhà)
Bước 3. Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. (Thực hiện đầu giờ tiết sau)
Bước 4. GV nhận xét phần trình bày của HS, bổ sung và chốt kiến thức. (Thực hiện đầu giờ tiết sau)
Kết quả mong đợi: học sinh nắm vững kiến thức bài học thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_12_bai_7_dat_nuoc_nhieu_doi_nui_tiep_theo.doc