I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần nắm vững:
1 Kiến thức:
-Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.
-Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên.
-Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền.
2. Kĩ năng
-Khai thác kiến thức trên bản đồ.
-Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền.
3. Thái độ:
Sự hình thành 3 đai cao trước hết do sự thay đổi khí hậu theo độ cao, sau đó là sự khác nhau về thổ nhưỡng và sinh vật. Đây là cơ sở thúc đẩy tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
-Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết kế bài giảng điện tử
- Thiết bị: máy tính, máy Projector
- Cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của học sinh
-Atlat Địa lí Việt Nam.
-Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học.
III. Tổ chức các hoạt động học
A. Tình huống xuất phát/ đặt vấn đề/ khởi động/vào bài mới:
1.Mục tiêu
-Giúp học sinh biết được sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo độ cao.
-Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn
- Hình thức: cả lớp
3. Phương tiện: máy tính, máy Projector.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV có thể chiếu cho HS xem một số nét đặc trưng của thành phố Đà Lạt, sau đó hỏi các em nguyên nhân do đâu mà Đà Lạt lại có những đặc trưng riêng đó? (Nguyên nhân: Do sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao của địa hình)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: trong 01 phút
Bước 3.Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả trước lớp để chỉnh sửa bổ sung cho nhau. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài học
Bước 4. GV đánh giá hoạt động của HS.
Giáo viên phải dự kiến được 1 số khó khăn của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ: ví dụ có thể HS trả lời theo nhiều ý kiến khác nhau -> GV định hướng.
BÀI 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG(tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần nắm vững: 1 Kiến thức: -Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật. -Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên. -Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền. 2. Kĩ năng -Khai thác kiến thức trên bản đồ. -Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền. 3. Thái độ: Sự hình thành 3 đai cao trước hết do sự thay đổi khí hậu theo độ cao, sau đó là sự khác nhau về thổ nhưỡng và sinh vật... Đây là cơ sở thúc đẩy tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: -Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ II. Chuẩn bị của thầy và trò 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết kế bài giảng điện tử - Thiết bị: máy tính, máy Projector - Cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học. - Phiếu học tập. 2.Chuẩn bị của học sinh -Atlat Địa lí Việt Nam. -Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học. III. Tổ chức các hoạt động học A. Tình huống xuất phát/ đặt vấn đề/ khởi động/vào bài mới: 1.Mục tiêu -Giúp học sinh biết được sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo độ cao. -Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn - Hình thức: cả lớp 3. Phương tiện: máy tính, máy Projector. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV có thể chiếu cho HS xem một số nét đặc trưng của thành phố Đà Lạt, sau đó hỏi các em nguyên nhân do đâu mà Đà Lạt lại có những đặc trưng riêng đó? (Nguyên nhân: Do sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao của địa hình) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: trong 01 phút Bước 3.Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả trước lớp để chỉnh sửa bổ sung cho nhau. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài học Bước 4. GV đánh giá hoạt động của HS. Giáo viên phải dự kiến được 1 số khó khăn của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ: ví dụ có thể HS trả lời theo nhiều ý kiến khác nhau -> GV định hướng. B. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. 1. Mục tiêu Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật. Kĩ năng khai thác bản đồ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hoạt động nhóm: chia lớp thành 06 nhóm. 3. Phương tiện: máy tính, máy Projector, phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giao nhiệm vụ cho HS Yêu cầu các nhóm dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và SGK hoàn thành phiếu học tập sau. Nhóm 1,2: hoàn thành phần đai nhiệt đới gió mùa. Nhóm 3,4: hoàn thành phần đai nhiệt đới gió mùa trên núi Nhóm 5,6: hoàn thành phần đai ôn đới gió mùa trên núi Thành phần Tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình Sông ngòi Đất Sinh vật Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (3 phút). Các nhóm trao đổi ý kiến từng cá nhân, tổng hợp thành ý kiến chung của nhóm. Bước 3: Các nhóm trả lời, những nhóm khác nhận xét và bổ xung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các cặp, của các nhóm. GV chuẩn hóa kiến thức cho HS. THÔNG TIN PHẢN HỒI Thành phần Tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền núi - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng và hạ lưu sông - Địa hình dốc, mưa nhiều -> rửa trôi. - Là hệ quả của quá trình xâm thực Sông ngòi - Mạng lước sông ngòi dày đặc - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa - Chế độ nước theo mùa - Do mưa nhiều, xâm thực mạnh, lượng nước lớn từ ngoài lảnh thổ nước ta. - Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đất Quá trình phenlalit hóa diễn ra mạnh Rửa trôi các chất bazo dễ tan: Ca2+, Mg2+, K+ , Tích tụ Fe2O3, Al2O3 Làm đât chua. Sinh vật Rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh, động- thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Do có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Hoạt động 1: Các miền địa lí tự nhiên. 1. Mục tiêu -Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên. -Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền. - Kĩ năng khai thác bản đồ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hoạt động nhóm: chia lớp thành 06 nhóm. 3. Phương tiện: máy tính, máy Projector, phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giao nhiệm vụ cho HS Yêu cầu các nhóm dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và SGK hoàn thành phiếu học tập sau. Nhóm 1,2: hoàn thành phần miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ. Nhóm 3,4: hoàn thành phần miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nhóm 5,6: hoàn thành phần Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Địa hình Khoáng sản Khí hậu Sông ngòi Sinh vật Thuận lợi Khó khăn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (3 phút). Các nhóm trao đổi ý kiến từng cá nhân, tổng hợp thành ý kiến chung của nhóm. Bước 3: Các nhóm trả lời, những nhóm khác nhận xét và bổ xung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các cặp, của các nhóm. GV chuẩn hóa kiến thức cho HS. THÔNG TIN PHẢN HỒI Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng SH Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã Từ dãy Bạch Mã trở vào nam. Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp., hướng núi vòng cung, nhiều thung lũng sông lớn. đồng bằng mở rông. - Địa hình bờ biển đa dạng - Cao nhất nước, đủ 3 đai cao, hướng tây bắc- đông nam nhiều sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng thu hẹp. - Ven biển: Cồn cát, đầm phá, bãi tắm - Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên - Đồng bằng nam bộ thấp, phẳng và mở rộng Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, - Đất hiếm, sắt, crôm, titan, thiếc, Apatit, VLXD. - Dầu khí trữ lượng lớn, bôxit ở TN Khí hậu - Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng mưa nhiều - Gió mùa đông bắc suy yếu và biến tình. BTB có gió phơn - Phân thành mùa mưa và mùa khô Sông ngòi -Dày đặc chảy theo hướng TBĐN, vòng cung - Có độ dốc lớn, chảy theo hướng tây đông là chủ yếu - Sông ở NTB ngắn dốc Sinh vật - Nhiệt đới và á nhiệt đới - Có đủ của 3 đai Nhiệt đới, cận xích đạo Thuận lợi - Sự đa dạng về sinh vật, cây trồng, nguyên liệu cho công nghiệp. - Phát triển KT biển - Chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, nông- lâm kết hợp. - Nhiều ngyên liệu cho công nghiệ. - Phát triển KT biển - Sinh vật đa dạng, phát triển nền nông nghiêp nhiệt đới. - Nhiều nguyên liệu cho CN Khó khăn -Thời tiết thất thường, sương muối, dòng chảy không ổn định -Bão, lũ, trượt đất, hạn hán - Xói mòn ở vùng núi, ngập lụt ở ĐB, thiều nước vào mùa khô. C. Luyện tập 1. Mục tiêu Nhấn mạnh và khắc sâu các nội dung của bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật HS làm việc cá nhân 3. Phương tiện Máy tính, máy chiếu. 4. Tiến trình hoạt động (thời gian 5 phút) Bước 1. Giao nhiệm vụ -Yêu cầu HS trả lời Câu trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Nhóm đất chủ yếu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là đất phù sa đất feralit có mùn và đất mùn đất mùn thô đất phù sa và đất feralit Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với đai ôn đới gió mùa trên núi? Khí hậu mát mẽ, mưa nhiều Mùa hạ nóng Chỉ có thực vật ôn đới Khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt Câu 3: Đặc điểm nào sau đây đúng với Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp Hướng núi Tây Bắc-Đông Nam Sinh vật có đủ 3 đai: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Địa hình cao nhất nước Hướng núi vòng cung Chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với đai nhiệt đới gió mùa? Chỉ có ở độ cao 2600m trở lên Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm tăng Hệ sinh thái rừng lá rộng và lá kim chiếm ưu thế Có 2 nhóm đất chính: đất phù sa và đất feralit Câu 6: Giới hạn của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã vùng núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng sông Hồng từ dãy Bạch Mã trở vào Nam từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc Câu 7: Dựa vào Atlat trang 13+14, cho biết các đỉnh núi nào dưới đây thuộc Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Tây Côn Lĩnh, KonKaKinh Pha Luông, Pu Tra Kiều Liêu Ti, Pu Hoạt Kiều Liêu Ti, Tây Côn Lĩnh Câu 8: Dựa vào Atlat trang 13+14, cho biết các cao nguyên nào dưới đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Sơn La, Mơ Nông Sơn La, Mộc Châu Mộc Châu, Di Linh Di Linh, Đăk Lăk Câu 9: Dựa vào Atlat trang 13+14, cho biết các con sông nào dưới đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Sông Thái Bình, sông Cả Sông Hồng, sông Đà Rằng Sông Đồng Nai, sông Hậu Sông Cửu Long, sông Đà Câu 10: Dựa vào Atlat trang 22, cho biết các nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Nậm Mu, Tuyên Quang Hòa Bình, Thác Bà Tuyên Quang, A Vương Hòa Bình, Tuyên Quang Câu 11: Dựa vào Atlat trang 22, cho biết các nhà máy nhiệt điện nào dưới đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Na Dương, Phả Lại Phú Mỹ, Bà Rịa Ninh Bình, Cà Mau Phú Mỹ, Uông Bí Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 4. Đánh giá, GV chuẩn hóa kiến thức cho HS. D. Vận dụng, mở rộng 1. Mục tiêu -Liên hệ thực tiễn tại địa phương về những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên. -Kĩ năng tra cứu thông tin. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học -HS tự sưu tầm -HS tự ý thức các hành động để bảo vệ môi trường. 3. Phương tiện -Truy cập thông tin trên máy tính, tư liệu báo chí, phương tiện truyền thông 4. Tiến trình hoạt động. Nhiệm vụ: Cho biết tỉnh Bình Phước thuộc miền nào? Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của tỉnh? Bước 1. Giao nhiệm vụ Yêu cầu HS đưa ra những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên ở địa phương. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. HS tìm hiểu thông tin qua các trang thông tin, tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả. Bước 4. Đánh giá, GV chuẩn hóa kiến thức cho HS.
Tài liệu đính kèm: