Giáo án Địa lí tiết 14: Thực hành đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Giáo án Địa lí tiết 14: Thực hành đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

I, MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Kiến thức

 Khắc sâu, cụ thể và trực quan hơn kiến thức về địa hình, sông ngòi

2, Kỹ năng

 - Đọc, hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi, xác định các địa danh trên bản đồ

 - Điền và ghi đúng trên lược đồ một số đỉnh núi, dãy núi

II, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên VN

- Át lát địa lí VN

- Bản đồ Việt Nam(trống)

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí tiết 14: Thực hành đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14:
Bài 13: thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
 Ngày soạn: 24 - 10 - 2009
 Lớp dạy: 
Lớp
Ngày dạy
Tổng số
Số hs vắng mặt 
Ghi chú
12 A
12 c1
12 C2
12 C3
I, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức 
 Khắc sâu, cụ thể và trực quan hơn kiến thức về địa hình, sông ngòi
2, Kỹ năng
 - Đọc, hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi, xác định các địa danh trên bản đồ
 - Điền và ghi đúng trên lược đồ một số đỉnh núi, dãy núi
II, Phương tiện dạy học
Bản đồ tự nhiên VN
át lát địa lí VN
Bản đồ Việt Nam(trống)
III, Hoạt động dạy học
1, ổn định
2, Bài mới
Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Nêu các đặc điểm của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ? Tại sao lại có sự phân hoá khí hậu theo đai cao ?
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
25’
- Gv : yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập, dựa vào át lát địa lí xác định vị trí của
+, các dãy núi : HLS, TSB, TSN, Hoành Sơn
+, Các SN đá vôi : Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu
+, Các cánh cung : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
+, Các CN : Lâm Viên, Di Linh
- Hs : trao đổi, xác định vị trí trên át lát, sau đó một vài hs xác định trên bản đồ treo tường
- Gv : nhận xét, xác định lại vị trí trên bản đồ 
Tiếp tục yêu cầu hs quan sát át lát địa lí,kể tên các đỉnh núi
( lưu ý hs, các đỉnh núi được kí hiệu bằng tam giác màu đen, ghi độ cao và tên đỉnh núi ở bên cạnh)
- Gv : yêu cầu hs quan sát át lát ( trang các hệ thống sông chính) tự xác định các dòng sông theo yêu cầu của đầu bài
Sau đó gv xác định lại vị trí trên bản đồ tự nhiên để hs quan sát 
Bài 1 : Xác định vị trí của các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi và các dòng sông
a.Các dãy núi, CN
b. Các đỉnh núi
Phanxipăng : 3143m
Khoan La San : 1853m
Pu Hoạt : 2452m 
Tây Côn Lĩnh : 2419 m
Ngọc Linh : 2589m
Pu xai lai leng : 2711m
Rào cỏ : 2235m Hoành sơn : 1046m
Bạch mã : 1444m
Chư Yang Sin ; 2405m
Lang Biang : 2167 m
c. Các dòng sông
Sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, Sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đồng Nai, sông Đà rằng, sông Tiền, sông Hậu
15’
- Gv : Yêu cầu hs dựa vào át lát địa lí VN và những nội dung vừa xác định ở phần trên, điền vào lược đồ Việt Nam đã vẽ sẵn các nội dung như bài tập đã yêu cầu
- Hs : chuẩn bị sẵn lược đồ, hoàn thành nội dung bài tập ngay trên lớp
Bài 2 : Điền vào lược đồ trống
- Các cánh cung
- Các dãy núi : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch mã
- Các đỉnh núi : Tây côn lĩnh, Phan xi păng, Ngọc Linh, Chư Yang Sin
IV, ĐÁNH GIÁ ( 2’)
 - Gv: Khỏi quỏt lại nội dung kiến thức
 - Hướng dẫn hs về hoàn thành bài tập
V, Hoạt động nối tiếp
- Hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị nội dung bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14- bai 13 - thuc hanh doc ban do dia hinh dien vao l­uoc do trong....doc