Giáo án Địa lí 6: Biển và đại dương

Giáo án Địa lí 6: Biển và đại dương

BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

I. Mục tiêu: Sau bài HS cần:

 1. Kiến thức

 - Độ muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có độ muối.

 - Các hình thức vận động của nước biển, đại dương (sóng, thuỷ triều, dòng biển) và nguyên nhân hình thành của chúng.

 - Sự khác nhau giữa các hiện tượng sóng, thuỷ triều và dòng biển.

 - Vai trò của biển và đại dương đối vPới đời sống của con người trên Trái Đất.

 - Các nguyên nhân làm ô nhiễm và sự cần thiết phải bảo vệ biển và đại dương trên thế giới.

 2. Kĩ năng

 - Phân tích tranh ảnh Địa lí, sơ đồ.

 - Sử dụng bản đồ.

 - Nhận biết được các hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thuỷ triều) qua tranh ảnh minh họa.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2444Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6: Biển và đại dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:6A:.../.../09
6B:.../.../09
Biển và Đại dương
I. Mục tiêu: Sau bài HS cần:
 1. Kiến thức
 - Độ muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có độ muối.
 - Các hình thức vận động của nước biển, đại dương (sóng, thuỷ triều, dòng biển) và nguyên nhân hình thành của chúng.
 - Sự khác nhau giữa các hiện tượng sóng, thuỷ triều và dòng biển.
 - Vai trò của biển và đại dương đối vPới đời sống của con người trên Trái Đất.
 - Các nguyên nhân làm ô nhiễm và sự cần thiết phải bảo vệ biển và đại dương trên thế giới.
 2. Kĩ năng
 - Phân tích tranh ảnh Địa lí, sơ đồ.
 - Sử dụng bản đồ.
 - Nhận biết được các hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thuỷ triều) qua tranh ảnh minh họa.
 3. Thái độ.
 - Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương. Phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương.
 - Có hành động bảo vệ nước biển và đại dương khỏi bị ô nhiễm.
II. Chuẩn bị: 
	1. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
 	 - Bản đồ Tự nhiên thế giới.
 	 - Tranh ảnh minh hoạ các hiện tượng sóng, thuỷ 
 triều. 
 2. Chuẩn bị của trò: - Đọc nghiên cứu, trả lời câu hỏi giữa bài. 
III. Tiến trình bài dạy :
Kiểm tra bài cũ : (4’)
Câu hỏi : Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông ? Hãy kể tên một vài con sông ở địa phương em ?
Đáp án : SGK – 70.
Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 *Mở bài :(1’) Theo SGK.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về độ muối của nước biển và đại dương.(10’)
Hỏi : Bằng thực tế em hãy mô tả lại hình ảnh về biển mà em đã từng gặp.
GV : gợi ý để HS thấy được sự khác nhau giữa biển và hồ về độ lớn, tính chất của nước.
HS lên bảng, chứng minh trên bản đồ Thế giới các đại dương đều thông với nhau.
GV giảng : 
+ Độ muối trung bình của nước biển : 35 0/00.
Nguyên nhân làm cho nước biển mặn : do sự hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
Hỏi: Tại sao độ muối của nước biển ở các nơi lại không giống nhau?
+ Phụ thuộc vào lượng nước đổ ra biển
+ Độ bốc hơi
GV: cho HS quan sát trên bản đồ để tìm một số biển lớn trên thế giới.
GV: chốt kiến thức và chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự vận động của nước biển và đại dương.( 25’)
Hỏi : Bằng thực tế và quan sát hình 61 (Trong SGK) hãy mô tả hiện tượng sóng ?
GV giảng : Hiện tượng sóng từ ngoài khơi xô vào bờ mà chúng ta nhìn thấy chỉ là ảo giác, thực tế sóng chỉ là sự vận động tại chỗ của nước theo chiều thẳng đứng.
? Nguyên nhân sinh ra sóng 
HS : gió, núi lửa, động đất.
GV : có thể nêu tác hại của sóng thần ở một số nơi trên thế giới và trong khu vực.
HS : quan sát hình 62, 63 trong SGK, nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ.
+ thời gian diễn ra sự thay đổi
+ Mức nước biển tương ứng
HS : trao đổi theo cặp, trả lời, nhận xét.
GV: Đánh giá và hình thành khái niệm thuỷ triều.
? Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều
GV: cho HS đọc phần b SGK và giảng để HS thấy được sự phức tạp của thuỷ triều.
+ Có 3 chế độ thuỷ triều
+ Hiện tượng triều cường, triều kém
Nguyên nhân của hiện tượng: Sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời đã làm cho nước ở các biển và đại dương có sự vận động lên - xuống.
GV: giảng để HS thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu hiện tượng thuỷ triều.
HS: quan sát hình 64 SGK để nhận xét sự phân bố các dòng biển trên thế giới.
Hỏi: Tại sao hướng chảy và sự phân bố của các dòng biển lại khác nhau?
GV: bổ xung và làm rõ nguyên nhân sinh ra dòng biển.
+ Các loại dòng biển: dòng biển nóng, dòng biển lạnh.
GV : giảng để HS thấy được vai trò của dòng biển đối với khí hậu, giao thông vận tải, đánh bắt hải sản...
GV : Chúng ta vừa nghiên cứu về đặc điểm của biển và đại dương, thấy được vai trò của chúng trong cuộc sống, song hiện nay hiện tượng ô nhiễm biển đang ở mức báo động,...
GV : tổ chức cho hs thảo luận.
Bước 1: Làm việc chung cả lớp: 
GV: Chia lớp 3 nhóm, thảo luận ( 5’) 
GV: Giao việc chung cho các nhóm: 
 ? Nêu nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm biển hiện nay? 
Bước 2: Làm việc theo nhóm: 
- HS: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
- Nhóm trưởng phân công trong nhóm, tổng hợp kiến thức sau khi cá nhân thảo luận cho thư kí ghi vào phiếu học tập.
- GV: Hướng dẫn các nhóm nếu cần.
- HS: Cử đại diện trình bầy trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp.
- GV: Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
-HS: Sau khi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá và tổng kết: 
+ Chất thải từ các nhà máy đổ ra biển
+ Hiện tượng đắm tàu và tràn dầu của tàu chở dầu.
+ ý thức của người dân chưa tốt trong việc bảo vệ MT biển...
GV : có thể nêu một số hiện tượng ô nhiễm biển và giải thích.
Hỏi : Muốn BVMT biển chúng ta phải làm gii ?
Liên hệ thực tế ở Việt Nam để HS thấy được trách nhiệm của mình với việc BVMT biển.
(GV có thể cho HS xem một đoạn băng hình sau đó khai thác kiến thức và hiểu biết của HS như trên)
1. Độ muối của nước biển và đại dương.
- Các biển và đại dương đều thông với nhau.
- Độ muối trung bình của các biển và đại dương: 35 0/00.
- Độ muối của nước trong các biển không giống nhau.
2. Sự vận động của nước biển và đại dương.
a) Sóng
- Sóng biển là hiện tượng dao động tại chỗ của nước biển, chủ yếu do tác động của gió.
- Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.
b) Thuỷ triều
- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ.
- Nguyên nhân: Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
c) Các dòng biển
- Là các dòng nước chảy trong các biển và đại dương, giống như những dòng sông trên lục địa.
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cac loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
- Có 2 loại dòng biển: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Vai trò : Có ảnh hưởng đến khí hậu, đánh bắt hải sản, giao 
Củng cố, đánh giá: (4’)
? . Vì sao độ muối của các biển và đại dương không giống nhau? Cho ví dụ chứng minh?
3. Em hãy kể tên 3 hình thức vận động của nước biển:
4. Em hãy nêu vai trò của biển và đại dương đối với cuộc sống con 
người?
 4. Khoanh tròn chỉ một chữ cái ở đầu ý em cho là đúng trong các câu sau: 
1. Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:
 A. 350/00
 B. 300/00
 C. 400/00
 D. 250/00
2. Độ muối của biển nước ta là:
 A. 310/00
 B. 320/00
 C. 330/00
 D. 350/00
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - Sưu tầm các hình ảnh về biển và đại dương (ở Việt Nam và Thế giới).
 - Tìm thêm các bài viết, hình ảnh nói về hiện tượng ô nhiễm biển, đại dương ở Việt Nam và thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docD-6-B24-B&D D.doc