Giáo án Địa lí 12 tiết 47: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo

Giáo án Địa lí 12 tiết 47: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo

Tiết 47 BÀI 42

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG

Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Có cái nhìn tổng quan về các nguồn lợi biển và hải đảo của nước ta.

- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

- Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo.

2. Kỹ năng

- Xác định trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi chủ yếu trên biển.

- Xác định trên bản đồ các đảo và quần đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8222Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 47: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47	 Bài 42
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng 
ở biển đông và các đảo, quần đảo.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Có cái nhìn tổng quan về các nguồn lợi biển và hải đảo của nước ta.
- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
- Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo.
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi chủ yếu trên biển.
- Xác định trên bản đồ các đảo và quần đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ ĐLTNVN.
- Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN.
- Atlat địa lí VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển KT-XH ở ĐBSCL?
? Để SD hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
? Dựa vào những kiến thức đã học, hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta?
- Các bộ phận vùng biển nước ta: Vùng nội thuỷ, lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa
- Kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế:
+ Vùng biển giàu tiềm năng, phát triển tổng hợp nhiều ngành.
+ Tạo điều kiện để phát triển KT – XH nói chung (việc làm, cơ sở để phát triển các ngành CN khác...)
+ Trong xu thế chung, kinh tế biển có vai trò quan trọng: GTVT -> mở rộng giao lưu; Khai thác dầu khí; Du lịch biển...
+ Kinh tế biển ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển.
+ Có ý nghĩa lớn về ANQP.
GV: Bờ biển nước ta dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2.
- Biển có độ sâu TB (phần lớn ở độ sâu 0-200m) với vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển nông.
- Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, ôxi, độ muối TB 30-33‰
- Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
VD: Có trên 2000 loài cá (100 loài có giá trị kinh tế): Cá ngừ, thu, trích, nhám, hồng...1647 loài giáp xác (trên 100 loài tôm), rong biển trên 600 loài...
Ngoài ra, còn có nhiều loại đặc sản Đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết... đặc biệt ở các đảo đá ven bờ có nhiều tổ yến (Khánh Hoà) là mặt hàng XK có giá trị cao.
? Kể tên các ngư trường trọng điểm của nước ta và xác định các ngư trường này trên bản đồ giáo khoa treo tường nông – lâm – thuỷ sản (hoặc Atlat địa lí VN)?
4 ngư trường trọng điểm:
+ Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng – Quảng Ninh).
+ Ngư trường quần đảo Hoàng sa – Trường Sa.
+ Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Vịnh Thái Lan (Cà Mau – Kiên Giang).
* Bờ biển dài, độ mặn gần tương đương với các đại dương -> ĐK thuận lợi để sx muối (nhất là DH miền Trung).
VD: Ôxit Titan có giá trị XK; Cát trắng (các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hoà) -> nguyên liệu để sx thuỷ tinh, pha lê; Dầu khí (nhiều mỏ có trữ lượng lớn dọc theo vùng thềm lục địa từ B->N đang được thăm dò và khai thác).
? Xác định trên bản đồ CN chung (Atlat địa lí VN) 4 mỏ dầu thuộc vũng trũng Cửu Long?
Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng.
* GTVT: 
- Nằm trên các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.
- Bờ biển dài, độ chia cắt lớn, nhiều vũng vịnh -> XD cảng biển, cảng cửa sông, nhất là cảng nước sâu (Cái Lân, Vũng áng, Chân Mây...)
* Du lịch biển đảo:
- Từ B->N có nhiều bãi tắm rộng, bằng phẳng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt -> thuận lợi phát triển du lịch và an dưỡng.
- Hệ thống đảo và quần đảo với hệ sinh thái đa dạng...là nơi thu hút khách du lịch.
- Nhiều hoạt động du lịch mới được đưa vào khai thác (lặn biển,...)
GV: Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái Bỗu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc...
Có nhiều nơi các đảo tập trung lại thàng quần đảo: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Hoàng sa, Trường sa, Côn Đảo (Côn Sơn), Nam Du, Thổ Chu...
HĐ: Giáo viên cho HS xác định vị trí các đảo và quần đảo trên bản đồ.
GV: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Các huyện đảo:
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô (Quảng Ninh)
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
- Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hoà)
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc (Kiên Giang).
* Hoạt động kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và GTVT biển.
* Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vây, 1 vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
=> Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định, không giống trên đất liền, lại có diện tích nhỏ -> nên nhạy cảm trước tác động của con người.
VD: Việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được.
VD: Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao; Cấm SD các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi => Tình trạng còn tồn tại lớn ở VN.
=> Việc đánh bắt xa bờ: Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời giúp bảo vệ vùng biển, vùng trời và vùng thềm lục địa của nước ta.
* Nghề làm muối là nghề truyền thống. Hiện nay, việc sx muối CN đã được tiến hành và đem lại năng suất cao.
* Khai thác dầu khí (Liên doanh với nước ngoài): Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho CN làm khí hoá lỏng, phân bón, sx điện.
Các nhà máy lọc hoá dầu được XD và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của CN dầu khí.
Vấn đề đặt ra: Tránh xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
* Du lịch: Sự phát triển khá mạnh của ngành du lịch trong những năm gần đây với các khu du lịch nổi tiếng: Hạ Long – Cát Bà - Đồ Sơn (Q.Ninh – Hải Phòng); Nha Trang (Khánh Hoà); Vũng Tàu...
* GTVT biển: Tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước, nhiều cảng được mở rộng, nâng cấp: Cụm cảng Sài Gòn, Hải Phong, Quảng Ninh, Đà Nẵng...
1 số cảng nước sâu được XD: Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu,... và hàng loạt các cảng nhỏ hơn được XD ở tất cả các tỉnh ven biển.
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định 1 số tỉnh, TP nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển?
- Quảng Ninh: Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, GTVT biển.
- Hải Phòng: Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, GTVT biển.
- Đà Nẵng: Du lịch, GTVT biển.
- Khánh Hoà: Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, GTVT biển.
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát triển tổng hợp
- Bình Thuận – Cà Mau: Đánh cá
- Kiên Giang: Đánh cá, du lịch biển đảo.
GV: Biển Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước láng giềng -> Tăng cường hợp tác, đối thoại trên cơ sở ổn định. Đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhà nước, nhân dân ta, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
VN là nước có nhiều lợi ích ở biển Đông => Mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và thế hệ mai sau.
1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên
a. Nước ta có vùng biển rộng lớn.
b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Nguồn lợi sinh vật: Giàu có, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị cao, nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ.
- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Tài nguyên muối: hàng năm cung cấp 900.000 tấn.
+ Sa khoáng: Ti tan, đất hiếm, cát thuỷ tinh, Phôtphorit.
+ Dầu khí vùng thềm lục địa.
- GTVT biển: Có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho XD các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho XD cảng.
- Du lịch biển - đảo: Đang là loại hình thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.
a. Thuộc vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
b. Các huyện đảo ở nước ta.
Đến năm 2006, nước ta có 12 huyện đảo.
3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
a. Tại sao phải khai thác tổng hợp
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng -> Chỉ có khai thác tổng họp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Tránh sự tác động quá mức vào 1 thành phần tự nhiên.
b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo.
- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
- Phát triển đánh bắt xa bờ.
c. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Nghề làm muối phát triển ở nhiều nơi (nhất là ở DHNTB).
- Thăm dò và khai thác dầu khí được đẩy mạnh.
d. Phát triển du lịch.
Nhiều trung tâm du lịch biển được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.
e. GTVT
- Hàng loạt các cảng hàng hoá lớn được cải tạo, nâng cấp. Các tỉnh ven biển đều có cảng.
- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách giữa đất liền và các đảo -> góp phần quan trọng vào việc phát triển KT – XH ở các tuyến đảo.
4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
Tăng cường đối thoại, hợp tác giữa VN và các nước liên quan -> Tạo ra sự phát triển ổn định trong KV.
IV. Củng cố
1. Tại sao nói: Sự phát triển KT-XH ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự phát triển KT-XH của nước ta hiện tại cũng như tương lai?
2. Tại sao việc giữ vững chủ quyền của 1 hòn đảo, dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47 - Bai 42 - VDPTr KT, ANQP o bien Dong, dao, quan dao.doc