Giáo án Địa lí 12 tiết 25: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Giáo án Địa lí 12 tiết 25: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

BÀI 21

ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

Ngày soạn:

Ngày giảng:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

- Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ NN cổ truyền sang NN hiện đại, sx hàng hoá quy mô lớn.

- Biết xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.

2. Kỹ năng

- Phân tích bản đồ

- Phân tích bảng số liệu

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8225Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 25: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí các ngành kinh tế
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Tiết 25	Bài 21
đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
- Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ NN cổ truyền sang NN hiện đại, sx hàng hoá quy mô lớn.
- Biết xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
2. Kỹ năng
- Phân tích bản đồ
- Phân tích bảng số liệu
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN.
- Bảng số liệu trong SGK.
- Atlat địa lí VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta diễn ra như thế nào trong từng KV và trong nội bộ từng ngành?
? Nêu sự chuyển dịch cơ cấu TP` kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
HĐ: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học và đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: Tính chất nhiệt đới; lượng mưa, độ ẩm lớn; Hoạt động gió mùa.
- Các TP` tự nhiên khác: Địa hình (xâm thực, bồi tụ); Sông ngòi; Đất; Sinh vật.
=> Đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến sx NN nước ta.
GV: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rất rõ rệt theo chiều B-N và theo chiều cao của địa hình -> Nên có ảnh hưởng căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu SP’ NN.
? Hãy lấy VD chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu?
* Sự phân hoá mùa của khí hậu để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng.
- ĐBSH: có vụ lúa hè thu, đông xuân, vụ mùa. Ngoài 3 vụ lúa, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh trong mùa đông (T11->T4, hiện đã trở thành vụ chính).
- ĐBSCL: Có 2 vụ chính trong năm (ngoài ra có thêm vụ mùa)
- Giữa đồng bằng và miền núi:
+ Đồng bằng chủ yếu có 2 vụ (ĐBSH thêm vụ đông)
+ Miền núi: Chủ yếu là vụ cây hoa màu (có 2 vụ chính).
Ngoài ra, có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc khác với miền núi phía Nam về vụ đông với nhiều loại rau màu có giá trị cao.
HĐ: Qua những ví dụ trên, hãy đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ các ĐKTN và TNTN với việc phát triển nền NN nước ta.
* Thuận lợi:
- Tạo nên cơ cấu SP’ nông nghiệp đa dạng “mùa nào thức ấy”. Vào mùa đông và những nơi có địa hình cao (nhất là ở miền Bắc) có thể phát triển tập đoàn cây vụ đông đặc sắc.
- Sự phân hoá khí hậu theo chiều B-N và địa hình cho phép phát triển các loại cây trồng khác nhau. Trên nền khí hậu nhiệt đới có thể phát triển cả cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Sự phân hoá mùa vụ cho phép sx các SP’ chính vụ và trái vụ. Nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp LT-TP’ cho người, nguyên liệu cho CN chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.
VD: 
- TD và MN: Thế mạnh là cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc.
- Đồng bằng: Lương thực, cây ngắn ngày (CN và hoa màu), nuôi trồng thuỷ sản.
* Khó khăn: Tuy nhiên, sự phân hoá của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đòi hỏi những lưu ý trong việc SD đất.
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp (tính phụ thuộc vào tự nhiên).
- Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh, xói mòn đất...
? Dựa vào Atlat địa lí VN, hãy kể tên các cây trồng chính ở các vùng NN của nước ta?
- ĐBSH: Lúa, rau, cây ăn quả...
- ĐBSCL: Lúa, cây ăn quả, cây CN ngắn ngày...
- ĐNB: Cao su, cà phê...
- Tây nguyên: Cà phê, cao su, hồ tiêu...
GV: 
* Việc đưa vào SD các giống cây giúp thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
* Chính việc đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng CN chế biến và bảo quản nông sản -> Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là các tỉnh phía Bắc và phía Nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả.
* Đặc biệt là các SP’ (gạo, cà phê, cao su, hoa quả...) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của NN nhiệt đới.
GV: Sự phát triển NN theo hướng hàng hoá và đẩy mạnh sự trao đổi SP’ giữa các vùng là điều kiện tốt để khai thác sự khác biệt về mùa vụ giữa các địa phương, nâng cao hiệu quả sx NN.
Việc áp dụng tiến bộ KH-CN là cơ sở để khai thác có hiệu quả nền NN nhiệt đới.
GV: 1 đặc điểm khá rõ của nền NN nước ta hiện nay là sự tồn tại song song nền NN tự cấp, tự túc, sx theo lối cổ truyền và nền NN hàng hoá, áp dụng tiến bộ KHKT hiện đại.
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới.
a. ĐKTN và TNTN cho phép nước ta phát triển 1 nền nông nghiệp nhiệt đới.
* Thuận lợi:
- SP’ nông nghiệp đa dạng (SP’ nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).
- Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
- Phát huy thế mạnh khác nhau của các vùng.
* Khó khăn:
- Tính mùa vụ khắt khe.
- Thiên tai, tính chất bấp bênh của NN.
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền NN nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái NN.
- SD các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng CN chế biến và bảo quản nông sản.
- Đẩy mạnh sx nông sản XK.
2. Phát triển nền NN hiện đại sx hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của NN nhiệt đới.
a. Nền NN cổ truyền.
b. Nền NN hàng hoá.
Nền nông nghiệp cổ truyền
Nền nông nghiệp hàng hoá
- SX nhỏ, thủ công.
- Năng suất lao động thấp.
- SX mang tính tự cấp, tự túc, đa canh là chính.
- Người sx quan tâm nhiều đến sản lượng, SP’ phần lớn để tiêu dùng tại chỗ.
- SX quy mô lớn, SD nhiều máy móc.
- Năng suất lao động cao.
- SX hàng hoá, chuyên môn hoá, liên kết nông – công nghiệp.
- Người sx quan tâm nhiều hơn đến thị trường và lợi nhuận.
GV: Nền NN hàng hoá thể hiện rõ trong tư duy của người dân qua phong trào “cánh đồng 5 tấn” trước đây và phong trào “cánh đồng 50 triệu đồng” những năm gần đây ở tỉnh Thái Bình. 
Có thể thấy việc chuyển từ NN cổ truyền -> sx hàng hoá là bước tiến lớn cả về lực lượng sx ở nông thôn, sự thay đổi trong tổ chức sx và tư duy kinh tế.
? Tại sao việc phát triển NN hàng hoá lại góp phần nâng cao hiệu quả của NN nhiệt đới?
Việc phát triển NN hàng hoá, kết hợp với CN chế biến và dịch vụ NN có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của NN nhiệt đới; Phát huy lợi thế của NN nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên TG.
? Đọc bảng 21, nêu nhận xét về xu hướng đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn nước ta?
- Số hộ nông thôn được xác định là hộ nông – lâm – ngư nghiệp đã giảm từ 80,9%-> 71% ( từ năm 2001-2006).
- Trong khi tỉ lệ hộ CN – XD tăng khá mạnh từ 5-> 10%; Tỉ lệ hộ dịch vụ tăng từ 10,6 -> 14,8%.
=> Có thể nói trong cơ cấu kinh tế nông thôn các hoạt động phi NN đang đóng góp vai trò quan trọng.
=> Đề cập đến quan hệ sx ở nông thôn.
GV: Cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay gồm: 
* Các doanh nghiệp nông – lâm – thuỷ sản: Có vai trò không lớn và còn nhiều khó khăn.
* Các hợp tác xã nông – lâm – thuỷ sản: Được XD tượng hành các HTX kiểu mới với nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình.
* Kinh tế hộ đóng vai trò chủ yếu nhất nông thôn.
* Kinh tế trang trại đang phát triển mạnh, góp phần quan trọng đưa NN tiến lên sx hàng hoá.
? Quan sát H21, nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn?
* ở các tỉnh thuần nông, tỉ lệ nông – lâm – thuỷ sản trong cơ cấu nguồn thu của hộ nông thôn là cao, thậm chí > 90% như hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
* Ngược lại, ở các tỉnh mà cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển biến theo hướng đa dạng hoá, phát triển nhiều ngành nghề phi nông nghiệp thì tỉ lệ này giảm nhiều, nhiều tỉnh chỉ còn < 70% như các vùng ven các TP’ lớn ĐNB, ĐBSH...
Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu, mà còn thể hiện rõ ở các SP’ chính trong nông – lâm – thuỷ sản và các SP’ phi NN khác.
3. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch rõ rệt.
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch từ nông – lâm – ngư nghiệp sang các hoạt động phi NN.
b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều TP` kinh tế.
Cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta bao gồm:
- Các doanh nghiệp nông – lâm – thuỷ sản.
- Các hợp tác xã nông – lâm – thuỷ sản.
- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sx hàng hoá và đa dạng hoá.
- Đẩy mạnh chuyên môn hoá NN, hình thành các vùng NN chuyên môn hoá.
- Kết hợp NN với CN chế biến, hướng ra XK
IV. Củng cố
1. Nền NN nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Lấy VD chứng minh nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền NN nhiệt đới?
2. Phân biệt 1 số nét cơ bản giữa NN cổ truyền và NN hàng hoá?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25 - bai 21 - Dac diem nen nong nghiep nuoc ta.doc