Giáo án Địa lí 12 tiết 21: Lao động và việc làm

Giáo án Địa lí 12 tiết 21: Lao động và việc làm

BÀI 17

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nắm được nguồn lao động nước ta với truyền thống và kinh nghiệm sx, chất lượng đã được nâng lên.

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta.

- Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề KT-XH lớn đặt ra đối với nước ta hiện nay. Tầm quan trọng của việc SD lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.

2. Kỹ năng

-Đọc, phân tích các bảng số liệu.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm.

- Bản đồ về lao động giữa các vùng.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 12674Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 21: Lao động và việc làm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21	Bài 17
Lao động và việc làm
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được nguồn lao động nước ta với truyền thống và kinh nghiệm sx, chất lượng đã được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta.
- Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề KT-XH lớn đặt ra đối với nước ta hiện nay. Tầm quan trọng của việc SD lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kỹ năng
-Đọc, phân tích các bảng số liệu.
II. Phương tiện dạy học
- Bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm.
- Bản đồ về lao động giữa các vùng.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển KT-XH và môi trường?
? Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu VD?
? Vì sao phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu 1 số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
? Dựa vào ND trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, hãy CM nguồn lao động nước ta rất dồi dào?
GV: Với dân số đông >80 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ => Dân số hoạt động kinh tế của nước ta năm 2005 là 42,53 triệu người (51,2% tổng dân số).
Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, hàng năm nước ta có thêm > 1 triệu lao động.
Lưu ý:
Dân số hoạt động kinh tế: Những người có việc làm ổn định, tạm thời, những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
GV: Lao động nước ta có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều hạn chế.
* Ưu điểm:
- Nhất là trong các ngàng sx NN, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ CN (gốm, mỹ nghệ, đan lát...) tích luỹ qua nhiều thế hệ.
- Chất lượng ngày càng cao nhờ có nhiều thành tựu trong văn hoá, GD, y tế.
* Hạn chế:
- Số lao động có trình độ cao còn ít.
- Sự năng động và tác phong CN của người lao động còn hạn chế.
? Dựa vào bảng 17.1, so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật nước ta GĐ 1996-2005?
- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng lên (12,3 -> 25%) trong đó số người có chứng chỉ nghề tăng nhanh 15,5%.
- Lao động có trình độ trung cấp, CĐ, ĐH và trên ĐH tăng chậm.
=> Sự thay đổi còn quá chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước (số chưa qua đào tạo 2005 là 75%)
? Dựa vào bảng 17.2, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo KV kinh tế ở nước ta GĐ 2000-2005?
- Tỉ trọng lao động trong ngành N-L-Ngư nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (Từ 65,1% xuống 57,3%).
- Tỉ trọng lao động trong ngành CN –XD và DV tăng nhưng vẫn còn thấp. 
? Dựa vào bảng 17.3, hãy so sánh và rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta GĐ 2000-2005?
- KV kinh tế nhà nước: Có xu hướng giảm dần nhưng rất chậm (năm 2005 là 9,5%)
- KV kinh tế ngoài nhà nước: Xu hướng tăng.
- KV có vốn đầu tư nước ngoài: Tăng chậm.
GV: Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta: Kinh tế thị trường, nhiều TP`.
? Dựa vào bảng 17.4, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nông thôn và thành thị?
- Lao động nông thôn có xu hướng giảm.
- Lao động thành thị có xu hướng tăng, tuy nhiên lao động vẫn tập trung phần lớn ở nông thôn.
GV: Điều này có thể thấy về lao động nước ta vẫn chủ yếu hoạt động trong NN. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cũng như quá trình ĐTH chậm.
Lưu ý: Mặc dù lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn những lao động có chuyên môn, kỹ thuật lại tập trung chủ yếu ở thành thị. Do:
- Thành thị: Là TT văn hoá, khoa học, kinh tế, chính trị, đầu mối giao thông -> Có điều kiện để đào tạo và yêu cầu SD lao động chất lượng cao.
- Nông thôn: Kinh tế, VH, cơ sỏ hạ tầng còn chậm phát triển nên chưa thể đào tạo kịp thời.
Tổng kết phần 2:
Mặc dù có sự chuyển dịch trong cơ cấu SD lao động nhưng năng suất lao động vẫn thấp, thu nhập lao động còn chưa cao -> Làm chậm phân công lao động XH. Mặt khác, quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được SD hết.
Chuyển ý:
Lao động và việc làm là vấn đề KT-XH lớn của nước ta. Vậy làm thế nào để giải quyết VL cho lao động nước ta -> phần 3.
GV: Do lao động nước ta đông và tăng nhanh cho nên dù mỗi năm nước ta giải quyết được gần 1 triệu việc làm nhờ sự phát triển của các ngành và các thành phần kinh tế nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu giải quyết VL cho người lao động -> Tình trạng thiếu VL, thậm chí thất nghiệp còn phổ biến.
VD: Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1% (Thành thị 5,3%, nông thôn 1,1%); Thiếu VL là 8,1% (Thành thị 4,5%, nông thôn 9,3%).
* Thiếu VL, thất nghiệp -> chất lượng cuộc sống và tệ nạn XH gia tăng.
* Phương hướng:
-> Khắc phục được những bất hợp lí trong pbố dân cư và lao động giữa các vùng (Thừa, thiếu lao động, TNTN không được Sd 1 cách hiệu quả)
-> Mục tiêu là kiểm soát tình hình gia tăng dân số.
-> bên cạnh các ngành sx mới, hiện đại, cần chú ý các ngành nghề truyền thống, thủ công nghệ, tiểu thủ công nghệ...-> Tạo nhiều VL.
-> Trang bị kiến thức, kỹ năng lao động cần thiết, đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế, người tuyển dụng => nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
-> Nguồn thu ngoại tệ lớn -> Cần chuẩn bị tốt cho người lao động các kỹ năng, vốn ngoại ngữ, phong tục tập quán của QG người lao động đến làm việc.
1. Nguồn lao động
- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng dân số).
- Mỗi năm có thêm trên 1 triệu lao động.
* Ưu điểm:
- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sx.
- Chất lượng lao động ngày càng cao.
* Hạn chế:
- Lao động có trình độ cao còn ít.
- Thể lực và trình độ chưa đáp ứng yêu cầu.
2. Cơ cấu lao động
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
Đang có sự chuyển dịch lao động từ ngành N-L-Ngư nghiệp -> CN-XD và DV nhưng còn chậm.
b. Cơ cấu lao động theo TP` kinh tế.
Có sự thay đổi giữa TP` kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước, KV có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng còn chậm.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
Tỉ lệ lao động nông thôn giảm, thành thị tăng. Tuy nhiên lao động vẫn tập trung phần lớn nông thôn (năm 2005 là 75%).
3. Vấn đề VL và hướng giải quyết VL.
* Việc làm là vấn đề KT-XH lớn nước ta.
- Lao động nước ta đông và tăng nhanh.
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu VL còn nhiều.
* Phương hướng giải quyết VL:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số.
- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sx và dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác, liên kết, thu hút vốn, mở rộng sx hàng XK.
- Mở rộng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
- Đẩy mạnh XK lao động.
IV. Củng cố
1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
2. Hãy nêu 1 số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay?
3. Trình bày phương hướng giải quyết việc làm nhằm SD hợp lí lao động nước ta nói chung và địa phương nói riêng?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21 - Bai 17 - Lao dong va viec lam.doc