Tiết 20 BÀI 16
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta, giải thích được tại sao dân cư nước ta lại có những đặc điểm như vậy.
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của tình trạng dân số đông, gia tăng dân số nhanh và phân bố không hợp lí. Đồng thời biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và SD hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
2. Kỹ năng
- Phân tích các sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu thống kê trong bài học.
- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính VN.
- Bản đồ phân bố dân cư và hướng chuyển cư.
Địa lí dân cư Tiết 20 Bài 16 đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Ngày soạn: Ngày giảng: I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta, giải thích được tại sao dân cư nước ta lại có những đặc điểm như vậy. - Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của tình trạng dân số đông, gia tăng dân số nhanh và phân bố không hợp lí. Đồng thời biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và SD hiệu quả nguồn lao động của nước ta. 2. Kỹ năng - Phân tích các sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu thống kê trong bài học. - Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ hành chính VN. - Bản đồ phân bố dân cư và hướng chuyển cư. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Giới thiệu bài: Dân cư là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Hoạt động của GV và HS ND chính ? Dựa vào ND trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, cho biết đặc điểm quy mô dân số nước ta? Dân số có vai trò gì trong sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta? - Dân số VN trong KV chỉ đứng sau Inđônêxia và Philipin. - Trên TG đứng thứ 13 trong tổng số hơn 200 QG và vùng lãnh thổ. GV: Như vậy, trên TG nước ta thuộc loại đông dân và có thứ hạng cao trong khi diện tích nước ta thuộc loại TB (58 TG) => Mật độ dân số cao, TB khoảng 250 người/km2 (năm 2006) GV: Dân số đông có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. - Tích cực: Nguồn lao động và thị trường. - Tiêu cực: Dân số đông trong lúc kinh tế còn chậm phát triển => Hạn chế trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, các nhu cầu phúc lợi XH khác, việc tích luỹ XH cũng hạn chế. * Dân cư có mặt ở khắp nơi trên cả nước. * Trong tổng số 53 dân tộc thiểu số chỉ có 4 dân tộc là Tày, Thái, Mường, Khơ me có số dân trên 1 triệu; 2 dân tộc ít người nhất là Brâu và Ơđu có số dân khoảng 300.000 người. * Việt kiều tập trung nhiều ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, 1 số nước Châu Âu... đại bộ phận cộng đồng người Việt ở nước ngoài đều đang hướng về tổ quốc và tích cực tham gia đóng góp XD đất nước. GV: Hiện nay, sự phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của đại bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Chuyển ý: Đặc điểm thứ 2 về dân số nước ta là dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ -> Phần 2 ? Quan sát hình 16.1, nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số nước ta qua các giai đoạn? * Bùng nổ dân số nước ta xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số đạt mức từ 2,1% trở lên. Từ năm 1954-1989 nước ta có tỉ lệ gia tăng nhanh (đặc biệt là thời gian 1954-1960 tỉ lệ đạt tới 3,93%). * Theo giai đoạn: - Trong chiến tranh chống Pháp, mức gia tăng thấp. - GĐ xây dựng CNXH ở miền Bắc -> gia tăng nhanh. - Từ khi thống nhất đất nước -> gia tăng giảm dần. GV: Hiện nay, do thực hiện các chính sách dân số nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm. Nguyên nhân: Do dân số trước đây đã đông, phần lớn là dân số trẻ, người trong độ tuổi sinh đẻ lớn -> Hàng năm vẫn tăng thêm TB trên 1 triệu người. So với TG thì mức gia tăng dân số còn cao, hiện nay khoảng 1,3%. => Dân số gia tăng nhanh tạo nhiều sức ép cho sự phát triển kinh tế. + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, không đảm bảo sự phát triển bền vững. + Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện. + Vấn đề việc làm, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. GV: Cơ cấu dân số trẻ: Thể hiện ở nhóm tuổi từ 0 ->14 (năm 2005 là 27%); Từ 60 tuổi trở lên = 9% nhưng đang có sự thay đổi nhanh giữa các nhóm tuổi => Cơ cấu dân số dần có sự thay đổi theo hướng già hoá. ? Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng ntn đến sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta? * Thuận lợi: - Nguồn lao động dự trữ và bổ xung dồi dào. - Có khả năng tiếp thu vận dụng KHKT nhanh chóng -> nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước. * Khó khăn: Trong việc giải quyết việc làm, vấn đề giáo dục, y tế, nâng cao mức sống... GV: Để phát huy được vai trò của nguồn lao động -> Cần có kế hoạch tổ chức quản lí tốt nguồn lao động, đào tạo kịp thời, SD hợp lí nguồn lao động... Chuyển ý: Dân số nước ta đông, phân bố trên cả nước. Tuy nhiên, giữa các KV có sự khác nhau. Sự phân bố không hợp lí làm việc khai thác các thế mạnh chưa được triệt để -> phần 3. ? Dựa vào ND trong SGK, bản đồ phân bố dân cư và bảng 16.2, CMR sự phân bố dân cư không hợp lí giữa đồng bằng với TD và MN? VD: - Đồng bằng S.Hồng: 1225 người/km2. - Đồng bằng SCL: 429 người/km2. - ĐNB: 551 người/km2. - DH NTB: 200 người/km2. Lưu ý: Vùng TD và MN nước ta có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng là vùng biên giới tổ quốc. ? Nguyên nhân và sự phân bố không hợp lí như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế – xã hội? * Nguyên nhân: Vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi (vị trí, địa hình, đất, nước...), nơi có nền kinh tế từ lâu đời (lúa nước- cần nhiều lao động), kinh tế phát triển nhanh, quá trình CNH-HĐH nhanh chóng hơn ở TD và MN... * ảnh hưởng: - SD lao động không hợp lí: Nơi thừa, nơi thiếu. - Không khai thác được hết tiềm năng ở TD và MN. Lưu ý: Trên cùng 1 dạng địa hình cũng có sự khác biệt về phân bố dân cư. ? Dựa vào bảng 16.3 nhận xét về sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn? VD: Giai đoạn từ 1990-2005. GV: Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, tuy nhiên đang có sự thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi còn rất chậm, chứng tỏ quá trình ĐTH còn rất chậm (nhóm ngành dịch vụ chậm phát triển). ? Tại sao lại có sự phân bố dân cư không hợp lí giữa thành thị và nông thôn? - Nông thôn: SX nông nghiệp, phương tiện lạc hậu -> cần nhiều lao động. - Thành thị: Tập trung nhiều đô thị, dịch vụ đang phát triển nên đã thu hút được dân cư. Chuyển ý: Để phát huy tốt tiềm năng về nguồn lao động và phát triển dân số hợp lí -> Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính sách ntn -> Phần 4. * Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số. * Chính sách chuyển cư. * XD quy hoạch và chính sách hợp lí nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. * Xuất khẩu lao động là 1 chương trình lớn -> Đào tạo người lao động có tay nghề, có tác phong lao động. * Khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên và SD tốt nguồn lao động của đất nước. 1. Dân đông, có nhiều thành phần dân tộc. a. Dân số. - Năm 2006 là 84.156 nghìn người (Thứ 3 KV và 13 TG). - Vai trò: + Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế: Tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Dân số đông tạo ra nhiều trở ngại cho sự phát triển. b. Thành phần dân tộc. - Nước ta có 54 dân tộc, người Kinh (Việt) chiếm 86,2% dân số; Các dân tộc khác 13,8% dân số cả nước. - Có khoảng 3,2 triệu Việt kiều. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. * Dân số còn tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX -> hiện tượng bùng nổ dân số. - Tỉ lệ gia tăng khác nhau giữa các GĐ. - Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số giảm. => Gia tăng dân số nhanh gây nên nhiều sức ép cho TNTN và kinh tế. * Cơ cấu dân số thuộc loại trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng theo hướng già hoá. - Tỉ lệ người trong và dưới độ tuổi lao động còn lớn. 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí. Mật độ dân số TB 254 người/km2 (năm 2006), chưa hợp lí giữa các vùng. a. Giữa đồng bằng với TD, MN. - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích song tập trung 75% dân số, mật độ dân số cao. - TD, MN chiếm 25% dân số, mật độ thấp. b. Giữa thành thị với nông thôn. - Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn (năm 2005 là 73,1%). - Tỉ trọng dân thành thị ngày càng tăng. 4. Chiến lược phát triển dân số và SD có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. - Tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và KHHGĐ. - Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng. - Quy hoạch dân cư giữa thành thị và nông thôn. - Đẩy mạnh đào tạo và XK lao động. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển CN ở TD, MN, các vùng nông thôn. IV. Củng cố 1. Phân tích những tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường? 2. Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu VD? 3. Vì sao phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu 1 số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?
Tài liệu đính kèm: