Giáo án Địa lí 12 bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Giáo án Địa lí 12 bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Mục tiêu bài học:

 Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ nước ta: các điểm cực( Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.

- Phân tích để thấy được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lý tự mhiên, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.

2. Về kỹ năng:

Xác định được trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Các nước Đông Nam Á, vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta

3. Về thái độ:

Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 20756Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 2 – tiết2 - tuần 2	Đồng Huy Hùng
Ngày soạn: 21/08/2008
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. Mục tiêu bài học:
 Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ nước ta: các điểm cực( Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
- Phân tích để thấy được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lý tự mhiên, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Về kỹ năng:
Xác định được trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Các nước Đông Nam Á, vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta
3. Về thái độ:
Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Các sơ đồ về đường cơ sở và sơ đồ đường phân định vịnh Bắc Bộ
- Bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết những thành tựu của công cuộc Đổi mới?
- Thành tựu của công cuộc hội nhập quốc tế?
3. Bài mới:
GV: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hửong sâu sắc đến các hoạt động kinh tế – xã hội nước ta
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ Các nước Đông Nam Á, hãy: 
- Xác định toạ độ địa lý nước ta ?
- Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển?
Bước 2: HS lên bảng chỉ bản đồ và trình bày, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức
HĐ 2: Cả lớp
 Bước 1: GV yêu cầu, dựa vào mục 2 SGK và bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam: 
- Cho biết phạm vi vùng đất của nước ta?
- Xác định phạm vi vùng biển nước ta?
- Xác định phạm vi vùng trời?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Riêng vùng biển , GV vẽ hình, thuyết trình về các vùng biển ở nước ta, sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa
HĐ 3: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 06 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Nhóm 1,2,3: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý tới tự nhiên nước ta?
- Nhóm 4,5,6: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý tới kinh tế, văn hoá- xã hội và quốc phòng nước ta
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV chuẩn kiến thức
1. Vị trí địa lý:
- Nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Hệ toạ độ địa lý:
+ Bắc: 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện ĐồngVăn, tỉnh Hà Giang
+ Nam: 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
+ Tây : 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
+ Đông: 109024’Đ tại xã vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà 
+ Trên biển: vĩ độ kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B và từ 1010Đ – 117020’Đ tại Biển Đông
2. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo:331.212 km2
- Biên giới:
+ Phía Bắc giáp với Trung quốc với đường biên giới dài hơn 1400km
+ Phía Tây giáp với Lào với đường biên giới dài gần 2100km và Campuchia dài hơn 1100km
+ Phía Đông và Nam giáp biển với đường bờ biển dài 3260km
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ với quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa
c. Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ
3.Ý nghĩa của vị trí địa lý:
a. Ý nghĩa tự nhiên:
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú
- Sự phân hoá đa dạng tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau
- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán..
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hoá- xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế : nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế
- Về văn hoá – xã hội: có những nét tương đồng về lịch sử, văn hoá, xã hội và mối giao lưu lâu đời
- Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á
IV. Đánh giá:
 Câu 1. Hãy ghép đôi các yếu tố ở bên trái phù hợp với số liệu bên phải:
 1. Diện tích phần đất liền và hải đảo (km2)	A. 1000.000
 2. Đường biên giới trên đất liền ( km)	B. 28
 3. Diện tích vùng biển	C. 3260
 4. Số tỉnh giáp biển	D.4600
 5. Chiều dài đường bờ biển ( km)	E. 331.212
Câu 2: Hãy ghép đôi các yếu tố ở bên trái phù hợp với yếu tố bên phải:
1. Nội thuỷ	A. Là vùng thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12 hải lý
2. Lãnh hải	B. Là vùng tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở
3. Vùng tiếp giáp lãnh hải 	C. Là vùng biển nướ ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan
4. Vùng đặc quyền kinh tế	D. Vùng nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác vẫn được tự do về hàng hải và hàng không
V. Hoạt động nối tiếp:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Xem bài thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 2.doc