BÀI 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG(tt)
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần :
1. Kiến thức:
-Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật
- Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lý tự nhiên và đặc điểm cơ bản của mỗi miền
- Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền
2. Kỹ năng:
- Làm việc theo nhóm, xác định nội dung kiến thức, điền vào bảng để nhận thức được quy luật phân bố của thổ nhưỡng – sinh vật theo đai cao và đặc điểm 3 miền địa lý tự nhiên
- Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền địa lý tự nhiên trên bản đồ
Giáo án 13 – tiết13 – tuần13 Đồng Huy Hùng Ngày soạn: 28/10/2008 BÀI 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG(tt) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần : 1. Kiến thức: -Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật - Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lý tự nhiên và đặc điểm cơ bản của mỗi miền - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền 2. Kỹ năng: - Làm việc theo nhóm, xác định nội dung kiến thức, điền vào bảng để nhận thức được quy luật phân bố của thổ nhưỡng – sinh vật theo đai cao và đặc điểm 3 miền địa lý tự nhiên - Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền địa lý tự nhiên trên bản đồ II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ đất, động thực vật Việt Nam - Một số hình ảnh về các hệ sinh thái III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta? - Nêu khái quát về sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1: Nhóm Bước 1: chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm 1,2: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa chân núi Nhóm 3,4: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa trên núi Nhóm 5,6: Tìm hiểu đai ôn đới gió mùa trên núi Hoàn thành phiếu học tập ( Xem thông tin cuối bài) Bước 2: Đại diện các nhóm hoàn thành phiếu học tập và trình bày, GV chuẩn kiến thức HĐ 2: Cá nhân/ cặp GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh đặc điểm của 3 miền địa lý tự nhiên, sau đó GV làm mẫu một miền và yuêu cầu HS làm 2 miền còn lại ( Xem bảng so sánh cuối bài) 3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao: Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao : a. Đai nhiệt đới gió mùa: - Miền Bắc : dưới 600-700m - Miền Nam : lên tới độ cao 900-1000m b. Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: - Miền Bắc : dưới 600-700m đến 2600m - Miền Nam : lên tới độ cao 900-1000m đến 2600m c. Đai ôn đới gió mùa trên núi: từ 2600m trở lên 4. Các miền địa lý tự nhiên: 3 miền a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: b.Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: IV. Đánh giá: Câu 1: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất của hệ đất đồng bằng là: a. Nhóm đất mặn b. Nhóm đất cát c. Nhóm đất phèn d. Nhóm đất phù sa Câu 2: Hệ sinh thái thực vật phát triển trên các loại đất đặc biệt của nước ta là: a. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi b. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanhtrên đất mặn c. Hệ sinh thái xa van, cây bụi trên đất cát d. Tất cả các ý trên V. Hoạt động nối tiếp: - Làm bài tập SGK - Xem bài thực hành: Đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi Phiếu học tập: Đai- độ cao Đặc điểm khí hậu Các loại đất chính Hệ sinh thái chính Đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao TB dưới 600-700m Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, từ độ cao 600-700m lên đến 26000m Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên Thông tin phản hồi: Đai- độ cao Đặc điểm khí hậu Các loại đất chính Hệ sinh thái chính Đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao TB dưới 600-700m Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng ( nhiệt độ Tb trên 250c), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi Gồm 2 nhóm đất chính: -Đất phù sa( chiếm 24% dt đất tự nhiên) - Đất feralit( chiếm 60% dt đất tự nhiên) - Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh( vùng núi thấp mưa nhiều) - Rừng nhiệt đới gió mùa ( thường xanh, nửa rụng lá, rừng thưa) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, từ độ cao 600-700m lên đến 26000m Khí hậu mát mẽ,nhiệt độ Tb dưới 250c, mưa nhiều, độ ẩm tăng Đất chủ yếu là feralit có mùn và đất mùn Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, xuất hiện một loài chim, thú phương Bắc Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên Khí hậu ôn đới, nhiệt độ Tb dưới 150c, mùa đông dưới 50c Đất chủ yếu là đất mùn thô Thực vật ôn đới: đỗ quyên , lãnh sam, thiết sam Bảng so sánh đặc điểm của 3 miền địa lý tự nhiên: Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Địa hình Khoáng sản Khí hậu Sông ngòi Thổ nhưỡng và sinh vật
Tài liệu đính kèm: