Giáo án Địa lí 11 - THPT Lê Hồng Phong

Giáo án Địa lí 11 - THPT Lê Hồng Phong

A.KHÁI QUÁT NỀN KINH TÊ – XÃ HỘI THẾ GIỚI

Tiết 1:

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Nắm bắt được sự tương phản về trình độ phát triển KT – XH giữa các nhóm nước phát triển, đang phát triển và các nước công nghiệp mới (NICS).

 - Nêu được đặc điểm nổi bật của cuộc CMKHKT – CN.

 - Trình bày những tác động của cuộc CMKHKT và CNHĐ tới sự phát triển kinh tế, xuất hiện các ngành kinh tế mới, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hinh thành nền kinh tế tri thức.

2. Kỹ năng

 - Nhận xét, đánh giá sự phân bố GDP trên đầu người ở các nước qua hình 1.

 - Phân tích các bảng số liệu, đưa ra những nhận xét về các đối tượng kinh tế.

 

doc 76 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2203Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN BÀI 1:	 Ngày soạn: 22 / 08 /2010
TCT: 1	 	 Ngày dạy: 23 / 08/ 2010
A.KHÁI QUÁT NỀN KINH TÊ – XÃ HỘI THẾ GIỚI
Tiết 1:
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
	- Nắm bắt được sự tương phản về trình độ phát triển KT – XH giữa các nhóm nước phát triển, đang phát triển và các nước công nghiệp mới (NICS).
	- Nêu được đặc điểm nổi bật của cuộc CMKHKT – CN.
	- Trình bày những tác động của cuộc CMKHKT và CNHĐ tới sự phát triển kinh tế, xuất hiện các ngành kinh tế mới, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hinh thành nền kinh tế tri thức.
2. Kỹ năng
	- Nhận xét, đánh giá sự phân bố GDP trên đầu người ở các nước qua hình 1.
	- Phân tích các bảng số liệu, đưa ra những nhận xét về các đối tượng kinh tế.
3. Thái độ
Có trách nhiệm với bản thân, đất nước trong việc tiếp thu, áp dụng các thành tựu KHKT – CN tiên tiến vào sản xuất trong tương lai.
II. Chuẩn bị hoạt động
	 GV thiết kế phiếu học tập.
	 Cho HS chuẩn bị một số bảng số liệu.
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
2. Tiến trình hoạt động bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả hoạt động
* Hoạt động 1
- GV: Cho HS thảo luận cắp đôi, làm rõ:
+ Cơ sở để phân chia nhóm nước.
+ Đặc điểm của mỗi nhóm nước.
* Hoạt động 2
- GV: Chia lớp làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 hs.
- GV: Cho HS làm việc với các bảng số liệu.=> để HS đưa ra nhận xét, minh hoạ.
* Hoạt động 3
- GV: Định hướng cho HS làm rõ những nội dung sau:
+ Đặc trưng của cuộc cách mạng KHKT – CNHĐ.
+ Tác động của nó đến nền KT – XH thế giới.
- GV: Cho HS giải quyết các câu hỏi màu xanh, rồi cho HS tình bày
-HS: Làm việc với hình 1, mô tả phân hóa GDP / người giữa các nước, khu vực trên TG.
- HS làm việc với bản đồ (h1)
- HS: Các nhóm trình bày. 
- HS xử lý, phân tích bảng số liệu 3, trang 7,8, làm rõ sự phân hóa GDP / người, GDP theo nhóm ngành kinh tế, HDI và tuổi thọ TB của người dân giữa 2 nhóm nước.
- HS: Quan sát bảng số liệu, tính toán, phân tích, đưa ra nhận xét, kết luận..
- HS: Xác định lịch sử hình thành – phát triển của cuộc CMKH –CNHĐ.
- HS: Trình bày nội dung của CMKH –CNHĐ và tác động của nó đến sự phát triển kt – xh thế giới.
I. SỰ PHÂN CHIA CÁC NHÓM NƯỚC
1. Căn cứ: Vào sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội, trình độ phát triển,, người ta phân 200 quốc gia, vùng, lãnh thổ làm 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.
2. Đặc điểm các nhóm nước
a. Nhóm các nước phát triển
- Chỉ số tổng sản phẩm quốc dân trên người (GDP/ người) cao.
- Có nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn.
- Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. 
b. Nhóm các nước đang phát triển
- Có GDP / người, HDI ở mức thấp.
- Nợ tài chính nước ngoài rất lớn.
c. Nhóm các nước công nghiệp mới (NICS)
Đây là các nước đã trải qua quá trình CNH – HĐH và đạt được trình độ phát triển khá cao về công nghiệp nên được gọi là các nước NICS.
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT – XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
- Nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự phân hóa, chênh lệch sâu sắc về GDP / người.
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự phân hóa khác biệt rõ rệt.
- Chỉ số DHI, tuổi thọ TB của người dân ở hai nhóm nước chênh lệch rất cao.
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhân loại đã tiến hành cuộc CMKHKT và CNHĐ với đặc trưng là sự xuất hiện, phát triển nhanh chóng công nghệ có hàm lượng chất xám cao. Trong đó nổi bật nhất là 4 ngành công nghệ sinh học, vật liệu, năng lượng và tin học
- Tác động của cuộc CMKHKT – CNHĐ:
+ Tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu KT mạnh mẽ, làm xuất hiện nhiều ngành KT mới.
+ Làm cho nền KT thế giới chuyển dịch dần từ kinh tế CN sang kinh tế mới (kinh tế tri thức).
3. Hoạt động tiếp theo Sự tương phản về trình độ phát triển KT – XH giữa các nhóm nước thể hiện ở những điểm nào?. Đặc trưng của cuộc CMKHKT – CNHĐ là gì?. Nêu một vài dẫn chứng, chứng minh sự thay đổi của nền kinh tế do tác động của cuộc CMKHKT – CNHĐ. Làm bài tập 3, tr 9.
GIÁO ÁN BÀI 2:	 Ngày soạn: 29 / 08 /2010
TCT: 2	 	Ngày dạy: 30 / 08/ 2010
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
	- Trình bày được những biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và các hệ quả của nó.
	- Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 
2. Kỹ năng Phân tích, xư lý, nhận xét, đánh giá bảng số liệu, nguồn thong tin trong SGK và thực tiễn.
3. Thái độ Có nhận thức đúng đắn, tinh thần trách nhiệm của bản than với đất nước trước xu thế hội nhập quốc tế và khu vực.
II. Chuẩn bị hoạt động
	GV Cho HS nghiên cứu, xem xét trước bài học, những nôi dung sau: 
	- Làm rõ khái niệm toàn cầu hóa kinh tế.
	- Làm rõ một số vấn đề của toàn cầu hóa ( diễn biến, vai trò của toàn cầu hóa, mặt tích cực và hạn chế của toàn cầu hóa).
	- GV: Chuẩn bị tình huống, vấn đề nhận thức.
III. Phương pháp dạy học Phương pháp đàm thoại, Phương pháp Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ 
	Hãy đưa ra nhận xét, kết luận quan trọng và những dẫn chứng để làm rõ sự phân hóa, tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển.
2. Tiến trình hoạt động bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Kết quả hoạt động
* Hoạt động 1
GV Định hướng cho HS hoạt động:
- Làm rõ khái niệm toàn cầu hóa
- Nêu nội dung cơ bản, chứng minh biểu hiện của toàn cầu hóa kt- xh TG:
- Cho HS nêu ví dụ về thương mại, đầu tư nước ngoài.
-GV: Cho HS trình bày tích cực và hạn chế của toàn cầu hoá, cho HS lấy VD
* Hoạt động 2
- GV: Đưa ra một tình huống, rồi cho HS làm rõ tại sao phải thành lập các tổ chức, lên minh kinh tế.
- Điều kiện để hình thành một tổ chức, liên minh kinh tế là
* Hoạt động 3
- GV: Cho mỗi nhóm xác định phạm vi của mỗi tổ chức kinh tế trên bản đồ. 
- HS: Hoạt động độc lập.
- HS: Nêu khái niệm toàn cầu hoá
- GV: Đàm thoại cho từng HS cho HS nêu kiến thức bài học theo từng đơn vị kiến thức, rồi cho từng HS nêu VD về thương mại, đầu tư nước ngoài
- HS: Nêu mặt tích cực, hạn chế của toàn cầu hóa.
- HS hoạt động nhóm 2 người
- HS cả lớp quan sát bảng 2, tr 11, rồi định hướng cho HS thảo luận làm rõ:
+ Nêu tên các tổ chức, khu vực KTTG.
+ So sánh, nhận xét về dân số, GDP của các tổ chức, khu vực kinh tế.
+ Nêu nhận định, đánh giávề các tổ chức, khu vực KT
- HS Thảo luận theo nhóm 4 người, thống nhất, trình bày.
- GV: Nhấn mạnh các vấn đề, nội dung HS cần nắm bắt.
- HS trình bày các nước thành viên.
- HS: nêu lên hệ quả của quá trình khu vực hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1. Biểu hiện toàn cầu hóa kinh tế
a. Thương mại phát triển mạnh
+ Tốc độ tăng trưởng của TM luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền KTTG.
+ Phát triển mạnh theo hướng tự do hóa hoạt động TM trên toàn TG.
b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Năm 1990 đầu tư nước ngoài lên 1774 tỉ USD đến năm 2004, đạt 8895 tỉ USD (tăng 7121 tỷ USD trong 14 năm).
- Dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài của TG.
c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
Hàng vạn ngân hang đã liên kết với nhau qua mạng internet, tạo nên mạng lưới tài chính khổng lồ trên TG. Có vai trò quan trọng trong nền KT – XH TG.
d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
Nắm trong tay phần lớn nguồn tài chính, vật chất, chi phối nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của TG.
2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
- Tích cực:
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Tăng nhanh vốn đầu tư trên thị trường.
+ Tăng cường hợp tác kinh tế.
+ Hạn chế:
+ Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trên thế giới.
+ Khủng hoảng KTTG có tính khu vực, toàn cầu.
II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA 
1. Nguyên nhân hình thành
Do trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực không đồng đều, sức ép cạnh tranh, nhu cầu sản xuất, phát triển
2. Điều kiện
- Các quốc gia phải có sự tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội
- Cùng có chung mục tiêu về lợi ích, phát triển
3. Một số tổ chức kinh tế khu vực
- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA).
-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
4. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Tích cực:
+ Hợp tác, cạnh tranh, tạo nên động lực phát triển giữa các thành viên.
+ Tăng cường tự do, thương mại hóa.
+ Đẩy mạnh đầu tư, phát triển các dịch vụ.
+ Trao đổi khoa học – kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên,
+ Bảo vệ lợi ích kinh tế cho nhau.
+ Tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên GT.
=> Thúc đẩy hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế của khu vực và TG.
- Hạn chế:
+ Các vấn đề về chủ quyền kinh tế, quyền lực của các quốc gia trong khối, liên minh kinh tế cần phải được giải quyết hợp lí.
3. Hoạt động tiếp theo 
	- Nêu những biểu hiện cơ bản của toàn cầu hóa, đánh giá mặt tích cực, hạn chế của toàn cầu hóa. So sánh, nhận xét và đưa ra kết luận về các tổ chức, khu vực kinh tế trên TG. Nêu những mặt tích cực và hạn chế của xu hướng khu vực hóa kinh tế.
	- Căn cứ vào bảng 3.1, 3.2 làm rõ các câu hỏi dưới các bảng số liệu, làm các câu hỏi màu xanh sau các mục 1,2 tr 14, 15.
TCT: 3	 	 Ngày soạn: 02 / 09 /2010
GIÁO ÁN BÀI 3:	 	Ngày dạy: 06 / 09/ 2010
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1.Kiến thức
	- Nắm bắt, giải thích được thực trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
	- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, phân tích, giải thích được hậu quả của ô nhiễm môi trường.
	- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh.
2. Kỹ năng Biết cách phân tích bảng số liệu, lien hệ thực tế, cập nhật thong tin, thời sự trong thực tiễn cuộc sống.
3. Thái độ Nhận thức được, để giải quyết được các vấn đề toàn cầu cần có sự đoàn kết, hợp tác của toàn nhân loại.
II. Chuẩn bị hoạt động
	HS: Một số tranh, ảnh về ô nhiễm môi trường, chiến tranh,.. trên thế giới và ở Việt Nam.
	GV: Phiếu học tập, tin tức cập nhật từ mạng internet, tình huống, vấn đề nhận thức.
III. Phương pháp dạy học
Phương pháp nghiên cứu, phương pháp nêu vấn đề, giải thích – minh hoạ.
VI. Tiến trình hoạt động
 1.Kiểm tra bài cũ 
	- Hãy trình bày những biểu hiện tích cực và hạn chế của toàn cầu hoá đối với quá trình phát triển kt – xh thế giới.
	- Hãy kể tên một số tổ chức kinh tế khu vực mà em biết. Tổ chức nào có dân số lớn nhất?, tổ chức nào có GDP cao nhất?. Hãy kể tên các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.
 2. Tiến trình hoạt động bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả hoạt động
* Hoạt động 1
- GV: Cho HS tiến hành thảo luận nhóm nhỏ (nhóm 2 em), làm rõ: 
+ Sự khac biệt về vấn đề dân số giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển.
+ Hậu quả của các vấn đề DS ( Tăng nhanh, già hoá..)
* Hoạt động 2
- GV: Sử dụng bảng kiến thức, hoặc sơ đồ hoá cho HS hoàn thà ... âu Á, năm 2003.
+ Tính bình quân mỗi lượt khách chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.
+ So sánh, nhận xét về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với hai khu vực Đông Á, Tây Nam Á.
=> Về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, HS phải nêu lên được các nhận xét cơ bản về cán cân thương mại của khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 – 2004.
Bước 2
* GV tiến hành định hướng cho HS hoạt động như sau:
- Vẽ biểu đồ hình cột, mỗi khu vực sẽ có 2 cột, một cột biểu hiện số khách du lịch, một cột thể hiện chi tiêu của khách du lịch.
- Tính bình quân mỗi lượt du khách chi tiêu hết bao nhiêu USD tại mỗi một khu vực ở châu Á = Chi tiêu của khách du lịch chia cho số khách du lịch đến (ex: Đông Á là: 70.594.000.000 USD : 67.230.000).
- So sánh số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến một số khu vực châu Á. các em quan sát số liệu xem:
+ Khách du lịch đến khu vực nào cao nhất (cao hơn khu vực kia bao nhiêu người).
+ Chi tiêu của khách du lịch tại khu vực nào là nhiều nhất (cao nhất)
- Nhận xét về cán cân thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á:
+ Chênh lệch về giá trị xuất, nhập khẩu giữa 4 nước ở khu vực Đông Nam Á ra sao, Việt Nam như thế nào?.
+ Năm 1990 nước nào nhập siêu, Việt Nam ra sao?. Năm 2000 nước nào xuất siêu, Việt Nam ra sao?. Năm 2004 nước nào xuất siêu, Việt Nam như thế nào?. ( Vì sao giá trị xuất, nhập khẩu nước ta còn nhỏ hơn so với Singapo và Thái Lan?. Vì sao nước ta luôn nhập siêu?.
Bước 3
* HS hoạt động thực hành...
* GV quan sát và chỉ dẫn, định hướng
* HS trình bày kết quả hoạt động:
=> Hoạt động du lịch:
- Biểu đồ:
- Bảng tóm tắt chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến một số khu vực châu Á:
Đông Á
Đông Nam Á
Tây Á
1050 USD
477,1 USD
445 USD
- So sánh khu vực ĐNA với hai khu vực kia ta thấy rằng:
+ Số lượng khách du lịch quốc tế đến ĐNA gần ngang bằng với khu vực Tây Á nhưng so với Đông Á thì thấp hơn nhiều (thấp hơn Đông Á là 28762 nghìn lượt người)
+ Chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch đến Đồng Nam Á cao hơn so với Tây Á một ít nhưng thấp hơn nhiều so với chi tiêu của mỗi lượt khách đến khu vực Đông Á (thấp hơn Đông Á là: 1050 USD/ lượt khách).
=> Hoạt động nhận xét cán cân xuất nhập khẩu:
- Giá trị xuất, nhập khẩu giữa bốn nước khu vực Đông Nam Á có sự chệnh lệnh, phân hóa rất lớn (Việt Nam đứng thứ 3).
- Năm 1990, các nước Singapo, Thái Lan, Việt Nam là nước nhập siêu. Đến năm 2000, 2004 thì Singapo, Thái Lan, Mianma là những nước xuất siêu, Việt Nam nhập siêu liên tục trong 2 năm này, trong đó năm 2004 Việt Nam là nước nhập siêu lớn nhất, điều này cho thấy nhu cầu sản xuất, tăng trưởng kinh tế nước ta nhanh nhất trong bốn quốc gia nói trên.
4. Hoạt động tiếp theo (5’)
a. Củng cố: 
- GV định hướng lại cho HS cách thức xử lí số liệu.
- Định hướng lại cho HS cách thức nhận xét.
b. Dặn dò: Các em về nhà hoàn thành bài thực hành.
Bài 12. Ô – XTRÂY – LI – A
S = 7,7 TRIỆU KM2.
DS: 20,4 Triệu người (2005).
Thủ đô: Can – be – ra.
Tiết 31
 Tiết 1. KHÁI QUÁT VỀ Ô – XTRÂY – LI - A
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Xác định và trình bày được những lợi thế và thủ thách do vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội tạo nên cho Ô – xtrây – li – a.
- Nhận xét và giải thích được đặc điểm phát triển kinh tế của Ô – xtrây – li – a.
2. Kỹ năng
Phân tích được bản đồ, sơ đồ trang trại chăn nuôi có trong bài học.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương, Bản đồ kinh tế chung của Ô – xtrây – li – a.
- Một số hình ảnh về tự nhiên, dân cư và kinh tế Ô – xtrây – li – a.
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV: Kiểm tra bài thực hành của HS.
2. Vào bài mới “Ô – xtrây – li – a là một quốc gia rộng lớn, dân số vào loại không lớn trên thế giới, nhưng có nhiều thế mạnh, thuận lợi để phát triển kt – xh. Những thuận lợi đó là gì?. Mời các em vào tìm hiểu bài học”
3. Tiến trình hoạt động bài mới
Tg
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
15’
15’
5’
*Hoạt động 1
- GV: Ô – xtrây – li – a có vị trí như thế nào?.
- Tự nhiên Ô – xtrây – li – a có điểm gì đặc biệt?.
- HS: Trình bày....
- GV: Với những đặc điểm tự nhiên như trên, Ô – xtrây – li – a có những thuận lợi khó khăn gì trong quá trình phát triển kt – xh.
- HS: Trình bày..., GV bổ sung
- GV: Qua kiến thức SGK các em có nhận xét gì về dân cư, văn hóa và lao động của Ô – xtrây – li – a?.
- Vì sao có thể nói Ô – xtrây – li – a là nước đa tôn giáo, sắc tộc, văn hóa?.
- HS: Trình bày, làm rõ các câu hỏi GV đưa ra.
- GV: giải thích, bổ sung cho HS nắm rõ hơn.
*Hoạt động 2
- GV: Các em có nhận định gì về nền kinh tế Ô – xtrây – li – a?
- GV: Cho HS thảo luận nhóm nhỏ 4 – 6 em, làm rõ về thực trạng phát triển ngành DV, CN và NN của Ô – xtrây – li – a.
+Về cơ cấu gồm những ngành nào?.
+ Trình độ?.
+ Phân bố các ngành, cơ cấu CN thông qua lược đồ 12.3
- HS: Dưới định hướng của GV, làm rõ nghịch lí trong phát triển công nghiệp của Ô – xtrây – li – a và sau đó Ô – xtrây – li – a đã làm gì để khăc phục nghịch lí đó.
- HS: Đại diện trình bày....
- Các nhóm bổ sung...
- GV: Yêu cầu HS nhận định, đánh giá chung về các ngành kinh tế của Ô – xtrây – li – a.
- GV: Khái quát lại về cơ cấu, trình độ phát triển DV, CN, NN. 
*Hoạt động 3
- GV: Vì sao trong cả ba nhóm ngành CN, DV và NN của Ô – xtrây – li – a đều có trình độ phát triển cao?. Cơ cấu đa dạng, nhưng phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.
- HS: Cần xem điều kiện tự nhiên, dân cư – xã hội và nguồn lao động để lí giải.
I. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Vị trí và điều kiện tự nhiên
* Ô – xtrây – li – a, là quốc gia rộng lớn, chiếm cả một lục địa, nằm ở Nam Bán Cầu.
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình có độ cao trung bình thấp, chia làm 3 khu vực: Cao nguyên miền Tây, vùng đất thấp nội địa và vùng núi, đất cao ở miền Đông.
- Khí hậu có sự phân hóa mạnh giữa vùng nội địa và ven biển.
- Ô – xtrây – li – a có cảnh quan rất đa dạng: Hoang mạc nội địa, dãi san hô ngầm ...
- Ô – xtrây – li – a có nhiều loài động, thực vật bản địa quý, hiếm, có nhiều di sản thiên nhiên, khu bảo tồn và công viên quốc gia.
2. Dân cư và xã hội
- Cách đây 60.000 năm, lục địa Úc chỉ có dân cư chủ yếu là thổ dân, đến cuối TK 18, người châu Âu có mặt. đến năm 1901 nhà nước Ô – xtrây – li – a ra đời. 
- Ô – xtrây – li – a là nước có quy mô dân số không lớn nhưng có nhiều thành phần dân tộc.
- Là quốc gia đa tôn giáo, văn hóa, dân tộc.
- Ô – xtrây – li – a là nước có tỷ suất sinh thấp, nhưng tỷ suất gia tăng dân số cao do nhập cư.
- Dân cư Ô – xtrây – li – a phân bố không đồng đều giữa nội địa so với miền đồng bằng ven biển phía Đông, Tây Nam, giữa nông thôn và thành thị.
- Ô – xtrây – li – a là nước chú trọng phát triển giáo dục, có nhiều phát minh, công trình khoa học đóng góp cho nền khoa học thế giới.
II. KINH TẾ
1. Khái quát
- Ô – xtrây – li – a là nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế tri thức đóng góp 50% GDP.
- Tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, thất nghiệp thấp...
2. Dịch vụ
- Dịch vụ là ngành có vai trò rất quan trọng, chiếm 71% GDP trong nền kinh tế Ô – xtrây – li – a.
- Có trình độ phát triển các ngành dịch vụ cao.
- Ngành GTVT đường sắt, hàng không..., có điều kiện để phát triển.
- Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh với cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đa dạng. Du lịch mang lại cho Ô – xtrây – li – a nguồn doanh thu lớn.
3. Công nghiệp
- Ô – xtrây – li – a có nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp.
- Có trình độ công ngiệp phát triển cao nhưng lại chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm, nguyên liệu thô.
- Trong những năm gần đây, Ô – xtrây – li – a đã chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao, đã tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu, giá trị và vị trí công nghiệp của Ô – xtrây – li – a.
- Các trung tâm công ngiệp lớn: Xít-ni, Men-bơn, A-đê-lai.
4. Nông nghiệp
- Ô – xtrây – li – a có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, với các trang trại có quy mô và trình độ kĩ thuật cao.
- Diện tích nông nghiệp, dân cư hoạt động nông nghiệp thấp, GDP của nông nghiệp trong cơ cấu giá trị kinh tê rất thấp, nhưng khá cao trong giá trị xuất khẩu.
- Cơ cấu nông nghiệp:
+ Sản xuất và xuất khẩu nhiều lúa mì.
+ Trồng nhiều cây công nghiệp, hoa quả.
+ Chăn nuôi chiếm giá trị lớn trong nông nghiệp.
+ Có nhiều sản phẩm có vị trí trên thế giới.
4. Hoạt động tiếp theo (5’)
a. Củng cố: 
Hãy trình bày những thuận lợi, khó khăn do tự nhiên, dân cư mang lại cho Ô – xtrây – li – a trong quá trình phát triển kt – xh.
- Hãy trình bày đặc điểm sản xuất các ngành kinh tế của Ô – xtrây – li – a
b. Dặn dò: Chuẩn bị cho hoạt động thực hành.
Bài 11. Ô – XTRÂY – LI – A (TT)
Tiết 32
Tiết 1. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ Ô – XTRÂY – LI - A
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Biết rõ thêm về đặc điểm dân cư Ô – xtrây – li – a
2. Kỹ năng
- Lập dàn ý, phân tích lược đồ, bảng số liệu, xử lí thông tin sẵn có.
- Lập dàn ý, đề cương chi tiết cho một báo cao.
- Trình bày một vấn đề trong khoảng thời gian nhất định, hạn chế.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Bản đồ tự nhiên Ô – xtrây – li – a
- Bản đồ kinh tế, phân bố dân cư Ô – xtrây – li – a
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hãy đánh giá những thuận lợi, khó khăn do tự nhiên mang lại cho Ô – xtrây – li – a
trong quá trình phát triển kt – xh.
- Hãy trình bày, chứng minh rằng Ô – xtrây – li – a là nước có trình độ phát triển dịch vụ rất cao và cơ cấu dịch vụ rất đa dạng, có hiệu quả.
2. Tiến trình hoạt động bài mới
Tg
Hoạt động của GV & HS
5’
10’
10’
10’ 
1. GV nêu rõ mục tiêu, nội dung của bài báo cáo và sản phẩm của hoạt động thực hành
- Lập đề cương chi tiết cho báo cáo về vấn đề dân cư Ô – xtrây – li – a.
- Viết báo cao ngắn về vấn đề dân cư Ô – xtrây – li – a.
- Trình bày tóm tắt trong thời gian 5 – 7 phút.
2. Định hướng cho HS viết báo cáo:
a. Ô – xtrây – li – a là nước có quy mô dân số ....?, gia tăng dân số là do....?
b. Mật độ dân cư thưa thớt và phân bố không đồng đều
- Mật độ...?.
- Phân bố không đồng đều...?.
c. Những đặc tính chất lượng của dân cư:
- Trình độ học vấn...
- Chỉ số phát triển con người...
- Thành tựu về khoa học kỹ thuật của lao động
3. Tổ chức cho HS viết báo cáo
- HS thu thập, xử lí thông tin, lựa chọn thông tin liên quan đến nội dung báo cáo (dân số và quá trình phát triển dân số, sự phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến phát triển kt – xh Ô – xtrây – li – a.
4. Tiến hành cho HS trình bày bản báo cao
- GV lắng nghe, ghi nhận những điểm HS đã làm rõ và chưa làm rõ, đạt được và hạn chế qua các bản báo cáo.
- GV: Tiến hành cho các HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung.
- GV: Tổng kết, đánh giá hoạt động thực hành của cả lớp.
4. Hoạt động tiếp theo (5’) GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành.

Tài liệu đính kèm:

  • docDia li 11.doc