Giáo án Địa lí 10 - THPT Lê Hồng Phong

Giáo án Địa lí 10 - THPT Lê Hồng Phong

Tiết 1

Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS phải nắm được:

1. Kiến thức

- Nắm được tầm quan trọng của các phép chiếu đồ.

- Cách thức, biện pháp tiến hành chiếu đồ.

2. Kỹ năng

- Phân biệt được một số dạng lưới kinh tuyến, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến của mỗi phép chiếu hình bản đồ.

- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được kinh sai, vĩ sai của các khu vực được chiếu đồ.

 

doc 112 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1516Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 10 - THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương I. BẢN ĐỒ
Tiết 1
Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN
I. Mục tiêu
Qua bài học, HS phải nắm được:
1. Kiến thức
- Nắm được tầm quan trọng của các phép chiếu đồ.
- Cách thức, biện pháp tiến hành chiếu đồ.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được một số dạng lưới kinh tuyến, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến của mỗi phép chiếu hình bản đồ.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được kinh sai, vĩ sai của các khu vực được chiếu đồ.
3. Thái độ
Thấy được tầm quan trọng của bản đồ trong đời sống, học tập.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Chuẩn bị một số bản đồ tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực, thế giới.
- Nghiên cứu một số kiến thức khó, cách thức cho HS nhận thức các vấn đề trọng tâm của bài học.
III. Tiến trình hoạt động
1. Vào bài mới “ Bản đồ là gì? Vì sao họ có thể tiến hành vẽ các bản đồ ở các góc độ, vị trí khác nhau?. Mời các em tìm hiểu bài học”
2. Tiến trình hoạt động bài mới
Tg
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
8’
12’
10’
10’
* Hoạt động 1
- GV: giới thiệu, trình bày và giải thích các khái niệm về bản đồ cho HS hiểu. GV cần minh họa cho HS nắm rõ các vấn đề.
- HS cần quan sát, tiếp thu một số vấn đê trọng tâm khi GV trình bày.
* Hoạt động 2
- GV cho HS làm rõ phép chiếu phương vị, hoạt động của HS nhằm làm rõ các nội dung sau:
+ Khái niệm thế nào là phép chiếu phương vị.
+ Phương pháp, cách thức tiến hành chiếu đồ để vẽ bản đồ bằng phương pháp này.
+ Phân loại các phép chiếu đồ.
- GV: Tiến hành giải thích, minh họa cụ thể để HS hiểu rõ hơn.
- GV: Đưa ra một số bản đồ lien quan đến phép chiếu và cho HS phát hiện, sau đó GV nhấn mạnh việc sử dụng phép chiếu phương vị để vẽ bản đồ khu vực nào.
* Hoạt động 3
- GV: Cho HS nêu lên khái niệm phép chiếu hình nón. Các HS khá hơn có thể nêu lên:
+ Cách thức, phương pháp thực hiện phép chiếu đồ.
+ Lý giải vì sao càng xa vòng tròn tiếp xúc thì sai số tỷ lệ càng lớn.
- GV: Treo một số bản đồ và cho HS nhận biết, bản đồ nào đã sử dụng phương pháp này.
* Hoạt động 4
- GV: GV trình bày sơ qua khái niệm về phép chiếu hình trụ.
- GV: Vẽ mô phỏng phép chiếu hình trụ, rồi cho HS nhìn hình vẽ làm rõ:
+ Cách thức, phương pháp chiếu của phép chiếu hình trụ.
+ Tìm ra những điểm có sai số về tỷ lệ lớn nhât, nhỏ nhất và rút ra quy luật về ssai số trong quá trình biểu diễn.
- HS: Trình bày
- GV: Kết luận
* Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định, nhằm thể hiện các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu bản đồ.
* Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
* Tùy vào mục đích sử dụng, địa điểm, khu vực cần chiếu mà người ta tiến hành các cách chiếu đồ khác nhau.
1. Phép chiếu phương vị
* Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
* Phương pháp chiếu: Người ta tiến hành cho mặt phẳng chiếu tiếp xúc với mặt cong của Địa Cầu tại một điểm. Tùy theo khu vực cần chiếu mà người ta xác định địa điểm tiếp xúc và tâm chiếu khác nhau.
*Các loại phép chiếu: Phương vị đứng, phương vị ngang và phương vị nghiêng.
* Phương sai: càng xa điểm tiếp xúc thì sai số về tỷ lệ càng lớn. Đây là phép chiếu đồ thường dùng để vẽ bản đồ cực.
2. Phép chiếu hình nón
* Phép chiếu hình nón là cách biểu hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt của hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra mặt phẳng. Tùy vào vị trí của trục hình nón so với trục của Địa Cầu sẽ có các phép chiếu hình nón khác nhau. 
* Phương pháp chiếu: Người ta tiến hành lấy mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt Địa Cầu, tạo nên một vòng tròn tiếp xúc giữa mặt trong của hình nón và mặt cầu.
* Phương sai: Càng xa vòng tròn tiếp xúc, thì sai số về tỷ lệ càng lớn. Người ta thường sử dụng phép chiếu này để vẽ bản đồ các khu vực thuộc vĩ độ trung bình hoặc lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ tuyến.
3. Phép chiếu hình trụ
* Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng. Tùy theo vị trí của trục hình trụ so với trục của Địa Cầu, sẽ có các phép chiếu hình trụ khác nhau.
* Phương pháp chiếu: Người ta tiến hành cho mặt trụ chụp lên mặt Địa Cầu sao cho mặt trong của hình trụ tiếp xúc với mặt Địa Cầu tạo nên một vòng tròn tiếp xúc.
* Phương sai: càng xa vòng tròn tiếp xúc, thì sai số về tỷ lệ càng lớn. Người ta sử dụng phép chiếu này để vẽ bản đồ thế giới, hoạc bản đồ các khu vực gần xích đạo.
4. Hoạt động tiếp theo (5’)
a. Củng cố: 
- GV: Trình bày khái niệm phép chiếu phương vị, GV cho một vài HS trình bày phương pháp, cách thức tiến hành phép chiếu. Các HS khác tìm ra vị trí có sai số tỷ lệ lớn nhất, nhỏ nhất và lý giải vì sao.
- GV cho HS so sánh xem phương pháp chiếu đồ: hình nón, hình trụ giống và khác nhau ở điểm nào?. 
b. Dặn dò:
GV cho HS về nhà hoàn thành bảng tóm tắt bài học như sau:
Phép chiếu
Khái niệm
Cách chiếu
Các loại phép chiếu
Điểm sai tỷ lệ
Vẽ khu vực
.
.
...
..
..
..
.
.
Tiết 2
Bài 2 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu
Qua bài học, HS phải nắm được:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Cách thức, biện pháp đọc các đối tượng trên bản đồ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
II. Chuẩn bị hoạt động
- GV chuẩn bị một số bản đồ treo tường.
- Đưa ra cách sử dụng bản đồ có hiệu quả, nhằm giúp HS nắm vững các phương pháp biểu hiện bản đồ, đọc bản đồ.
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Thế nào là phép chiếu phương vị?. Để tiến hành thực hiện phép chiếu này, người ta đã tiến hành ra sao?.
- Với phép chiếu phương vị, sai số tỷ lệ lớn nhất khi thực hiện phép chiếu này là ở những điểm nào?.
2. Vào bài mới “ Khi biểu diễn các đối tượng khác nhau về đặc điểm, tính chất ta có thể sử dụng chung một phương pháp biểu hiện cho các đối tương địa lý đó hay không?. Vì sao?”
3. Tiến trình hoạt động bài mới
Tg
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
7’
18’
10’
* Hoạt động 1
- GV: Cho HS thảo luận nhóm nhỏ, làm rõ các nội dung sau:
“ Phương pháp chấm điểm khác với phương pháp ký hiệu ở điểm nào?”
- HS Cần căn cứ vào khái niệm của mỗi phương pháp, đặc điểm thể hiện của mỗi một phương pháp để làm rõ vấn đề trên.
* Hoạt động 2
- GV : Nêu lên phương pháp đường chuyển động.
- GV: Sau khi nêu, giáo viên chỉ trên bản đồ một số đối tượng và hỏi HS đối tượng nào đã sử dụng phương pháp đường chuyển động, vì sao?.
- GV Thông qua hoạt động 1, GV đã giúp HS làm rõ khái niệm, đặc điểm của phương pháp ký hiệu và phương pháp chấm điểm thông qua việc so sánh.
* Hoạt động 3
- GV: Phương pháp bản đồ - biểu đồ là gì?.
- GV: Tầm quan trọng, chức năng của bản đồ, biểu đồ trong phương pháp này là gì?, khi biểu hiện các đối tượng địa lý.
1. Phương pháp ký hiệu
* Phương pháp ký hiệu, thường dùng để biểu diễn các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể, có tính cố định cao, như: Các điểm dân cư, mỏ khoáng sản
* Thông qua vị trí, kích thước, màu sắc của ký hiệu sẽ cho ta nhận biết được vị trí, quy mô, tính chất của một số đối tượng trên bản đồ.
2. Phương pháp đường chuyển động
* Phương pháp đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các đối tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ.
* Thông qua phương pháp đường chuyển động, cho ta biết đươc tính chất, quy mô, đặc điểm, phương hướng và vận tốc di chuyển của đối tượng.
3. Phương pháp chấm điểm
* Phương pháp chấm điểm, là phương pháp biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, nhỏ lẻ, như: Điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi
* Kích thước, số lượng, mức độ tập trung các điểm khác nhau biểu thị số lượng, mật độ phân bố các đối tượng địa lý ngoài thực tế cũng khác nhau.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
* Phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp kết hợp bản đồ với biểu đồ để thể hiện giá trị của một số đối tượng địa lý trên một lãnh thổ nhất định.
* Bản đồ cho biết vị trí, địa danh, nơi phân bố đối tượng, biểu đồ cho thấy quy mô, giá trị của đối tượng.
=> Ngoài ra, người ta còn dung phương pháp khoanh vùng, các phương pháp kết hợp khác.
4. Hoạt động tiếp theo (5’)
a. Củng cố: 
- GV: Cho HS nêu khái niệm của mỗi phương pháp, nêu lên đặc điểm biểu hiện của mỗi phương pháp.
- GV: Dùng bản đồ cho HS phân biệt các phương pháp biểu hiện.
b. Dặn dò:
- Về nhà, tìm trên bản đồ giáo khoa và nêu tên một số đối tượng địa lý, phương pháp biểu hiện của đối tượng đó.
Tiết 3
Bài 3 : SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu
Qua bài học, HS phải nắm được:
1. Kiến thức
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Nắm vững các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản khi sử dụng bản đồ, Átlat trong học tập.
2. Kỹ năng 
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và Átlat trong học tập
3. Thái độ 
 Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bản đồ đối với việc học, rèn luyện kĩ năng và hình thành thói quen sử dụng trong suốt quá trình học tập, lao động mai sau.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Chuẩn bị một số bản đồ tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- HS chuẩn bị Atlat (nếu có).
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
Phương pháp ký hiệu và phương pháp chấm điểm khác nhau ở những điểm nào?
2. Vào bài mới “ Bản đồ, Átlat có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống?. Để sử dụng được bản đồ, Átlat, chúng ta cần làm gì?”.
3. Tiến trình hoạt động bài mới
Tg
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
15’
12’
8’
* Hoạt động 1
- GV: Khi học địa lí, gồm cả địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bản đồ có thể giúp được gì cho các em trong quá trình học tập?. VD?.
- HS kể ra các lợi ích của bản đồ trong học tập địa lí
- GV: Bản đồ là nguồn tri thức, và là phương tiện.
- GV: Hãy kể tên một số ứng dụng của bản đồ trong đời sống
- HS:..
* Hoạt động 2
- GV: Khi đọc, sử dụng bản đồ, chúng ta cần phải làm gì?
- HS: Dựa vào SGK, tra lời
- GV: Dùng phương pháp GT – MH, kết hợp với bản đồ để làm rõ các bước sử dụng bản đồ, như:
+ Vì sao phải chọn bản đồ
+ Vì sao phải tìm hiểu tỷ lệ, xem chú giải
+ Để xác định phương, hướng của đối tượng cần căn cứ vào đâu?...
* Hoạt động 3
- GV: Cho HS thảo luận nhanh, phương thức 2 HS làm rõ: “Để thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, chúng ta phải làm gì?”.
- HS: Hoạt động, trình bày
- GV: Giải thích, minh họa cho HS hiểu thêm.
I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ HỌC TẬP
1. Trong học tập
* Bản đồ là nguồn tri thức, là phương tiện để học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo địa lý.
* Qua bản đồ, HS có thể xác định, phân tích, mô tả được đặc điểm của các đối tượng địa lí, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, như:
- Hình dạng, quy mô của các châu lục,
- Độ cao địa hình, chiều dài sông ngòi
- Sự phân bố các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, các ngành kinh tế
2. Trong đời sống
- Dự báo thời tiết.
- Xác định phương hướng, đường đi.
- Quy hoạch,  ... .
- Giá trị hàng XK > NK => gọi là xuất siêu.
- Giá trị hàng XK gọi là nhập siêu.
b. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
- Các hàng xuất khẩu gồm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
- Các hàng nhập khẩu gồm: Tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
- Xu hướng toàn cầu hóa trở thành một xu thế quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Khối lượng buôn bán các nước trên thế giới tăng liên tục.
- Các nước phát triển chiếm tỷ trọng buôn bán lớn nhất trên thị trường thế giới (chiếm 73,5% tổng giá trị XNK).
- Các nước phát triển buôn bán nội vùng với nhau là chủ yếu, các nước đang phát triển thì ngược lại.
- Trên thế giới hình thành nên 3 trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: Hoa kì, Nhật Bản, Tây Âu.
IV. CÁC TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI
- Tổ chức thương mại thế giới thành lập 15 – 11- 1994 (WTO). Có vai trò đề ra luật lệ hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết các ttranh chấp trên thị trường quốc tê.
- Một số khu vực kinh tế: EU, Asean, Nafta.
4. Hoạt động tiếp theo 5’
a. Củng cố:
- Thị trường là gì?. Quy luật cung – cầu tác động đến thị trường như thế nao?.
- Hãy nêu tầm quan trọng của ngoại thương và nội thương đối với nền kt – xh đất nước. 
- Thế nào là cán cân xuất nhập khẩu?. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chia làm mấy loại?.
- Đặc điểm thị trường thế giới có gì khác biệt giữa nước phát triển và đang phát triển.
b. Dặn dò: 
Làm bài tập 3, trang 158.
Tiết 49
Bài 41. MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm về môi trường, biết được các loại môi trường.
- Nắm được chức năng của môi trường và hiểu được vai trò của môi trường với sự phát triển xã hội loại người.
- Nắm được khái niệm tài nguyên, phân loại tài nguyên.
2. Kỹ năng
- Liên hệ thực tiễn với môi trường và phân tích được một số tác động xấu của hoạt động sản xuất, sinh hoạt tới vấn đề môi trường trong nước.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Sơ đồ phân loại môi trường và tài nguyên.
- Một số hình ảnh về tác động của con người đến tài nguyên, môi trường.
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hãy nêu, phân tích vai trò của quy luật cung cầu tác động đến thị trường.
- Hãy đánh giá đặc điểm phát triển của thương mại, thị trường thế giới.
2. Vào bài mới “ Môi trường, tài nguyên là gì?. Các loại môi trường khác nhau ở điểm nào?. Để phân loại tài nguyên người ta căn cứ vào đâu?. Mời các em tìm hiểu bài học”
3. Tiến trình hoạt động bài mới
Tg
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
12’
10’
13’
* Hoạt động 1
- GV: Đàm thoại với HS như sau:
 Môi trường là gì?.
- HS: Trả lời...
- GV: Có bao nhiêu loại môi trường?
- HS: Nêu các loại môi trường...
- GV: Có nhận định cho rằng “ Tất cả các loại môi trường đều chịu tác động, ảnh hưởng sâu sắc của con người. Con người quyết định đến sự tồn tại, phát triển và quy luật vận động của các loại môi trường”. Bằng kiến thức và lập luận. Các em hãy làm sáng tỏ các nhận định trên.
- HS: Thảo luận 4 em làm rõ nhận định, đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của nhóm trên cơ sở kiến thức SGK.
- GV: Lắng nghe, bổ sung, điều chỉnh...
* Hoạt động 2
- GV: Môi trường có những chức năng nào?. Cho ví dụ:
- HS: Trình bày các chức năng, HS cho các ví dụ minh chứng...
- GV:? Phải chăng, Môi trường là nhân tố quyết định đến sự vận động và phát triển của xã hội loài người?.
- HS: Tìm cở sở lí luận, kiến thức SGK và dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
- HS: Khác có ý kiến...
- GV: Phân tích nhận định và kết luận...
* Hoạt động 3
- GV: Cho HS thảo luận nhóm 2 người, mỗi nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu, làm rõ vê khái niệm môi trường, cơ sở phân loại tài nguyên. HS cho ví dụ minh họa, lí giải...
- GV: Kết luạn, điều chỉnh...
I. MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm
Môi trường chính là khoảng không gian bao trùm xung quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Phân loại
- Môi trường sống tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người:
- Môi trường sống của con người, gồm:
+ Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần, yếu tố tự nhiên.
+ Môi trường xã hội, gồm các mối quan hệ xã hội.
+ Môi trường nhân tạo, gồm các đối tượng lao động do con người tạo ra và chiu chi phối, tác động của con người.
- Con người là thực thể xã hội, sinh vật đặc biệt, thông qua nhận thức và lao động, hoạt động mà con người tác động môi trường ở các cấp độ, góc độ khác nhau.
- Môi trường tự nhiên thay đổi, diễn biến theo quy luật tự nhiên còn môi trường nhân tạo thì thay đổi, diễn biến bởi quá trình lao động của con người.
II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
1. Chức năng
- Môi trường có 3 chức năng chính:
+ Là không gian sống của con người.
+ Cung cấp tài nguyên cho con người.
+ Chứa đựng chất thải do con người tạo nên.
2. Vai trò
- Ảnh hưởng quan trọng, sâu sắc đến sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người, nhưng không quyết định.
- Sự phát triển của xã hội loài người là do phương thức sản xuất, bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất quyết định.
- Môi trường có thể ảnh hưởng tôt hoặc xấu đến sự phát triển xã hội loài người.
III. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Khái niệm
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ phát triển nhất định của lực lưỡng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng.
2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại tài nguyên:
* Theo thuộc tính tự nhiên: Tài nguyên đất, nước,...
* Theo công dụng kinh tế: Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...
* Theo khả năng có thể cạn kiệt trong quá trình sử dụng:
- Tài nguyên có thể bị hao kiệt 
+ TN không phục hồi được: khoáng sản được khai thác, sử dụng trong CN.
+ Phục hồi được: Độ phì của đất, các loài động thực vật, ...
- Tài nguyên không bị hao kiệt năng lượng Mặt Trời, không khí, nước, gió...
4. Hoạt động tiếp theo 5’
a. Củng cố:
- Môi trường là gì?. Có bao nhiêu loại môi trường?. Chúng giống và khác nhau điểm nào?. Môi trường có những chức năng, vai trò thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?
- Tài nguyên là gì?. Có bao nhiêu cách phân loại tài nguyên?. 
b. Dặn dò: Làm bài tập 2,3 trang 162.
Tiết 50
Bài 42. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng.
- Hiểu được những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
- Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội điều có thể giải đóng góp, quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2. Thái độ
Xác định đúng hành vi, thái độ của bản thân trong việc tuyên truyền và hành động bảo vệ môi trường của bản thân.
II. Chuẩn bị hoạt động
Hình ảnh về hoạt động môi trường
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
Môi trường là gì?. Hãy nêu và phân tích vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
2. Vào bài mới “ Môi trường và tài nguyên có những ảnh hưởng quan trong, sâu sắc đến xã hội loài người. Vậy vấn đề đặt ra là phải sử dụng và bảo vệ hợp lí nguồn tài nguyên và môi trường, nhưng làm bằng cách nào?. Mời các em vào bài học”
3. Tiến trình hoạt động bài mới
Tg
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
12’
10’
13’
* Hoạt động 1
- GV: tiến hành đàm thoại với HS, làm rõ vấn đề sau:
+ Vì sao cần phải sử dụng và bảo vệ hợp lí tài nguyên, môi trường bền vững?.
+ Các biện pháp để sử dụng và bảo vệ hợp lí tài nguyên, môi trường bền vững là gì?.
- HS nghiên cứu SGK, xác định các nội dung cơ bản và trả lời.
- GV Dùng câu hỏi bổ trợ cho HS nhằm làm rõ các biện pháp.
* Hoạt động 2
- GV: Cho HS thảo luận nhóm 4 người, làm rõ các vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển. Nêu ra gải pháp phát triển, bảo vệ bền vững về môi trường.
- GV: Đinh hướng cho HS làm rõ các vấn đề, nội dung sau:
+ Nêu lên sự khác biệt về vấn đề môi trường ở 2 nhóm nước.
+ Đề ra giải pháp để phát triển bền vững cho vấn đề môi trường ở mỗi nhóm nước.
- HS: Tiến hành thảo luận...
- GV: Đi quan sát, định hướng, giải đáp các thác mắc cho HS hoạt động có hiệu quả.
* Hoạt động 3
- HS: Trình bày...
- GV: Cho các HS khác bổ sung, hoàn thiện.
- GV: Kết luận...
I. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN
- Tài nguyên Trái Đất có hạn, nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi yêu cầu sản xuất và nhu cầu sử dụng của xã hội loài người ngàng càng mở rộng, tăng lên.
- Do khai thác tài nguyên, sản xuất, sinh hoạt...,làm suy thoái nghiêm trọng đến môi trường.
=> Vậy vấn đề đặt ra là phải sử dụng và bảo vệ hợp lí tài nguyên, môi trường bền vững cho tương lai. Đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, môi trường lành mạnh cho con người đó là mục tiêu của sự phát triển bền vững.
=> Các biện pháp:
- Phải có sự nỗ lực lớn về chính trị, KHKT và kinh tế.
- Có sự tham gia của nhiều nước, khu vực trên thế giới để giải quyết những hậu quả về môi trường do con người tạo ra.
- Cần chấm dứt chạy đua vũ trang, chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho nhân loại về vấn đề môi trường...
- Khai thác, sử dụng và có biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường hợp lí, giảm bớt tác động xấu đến môi trường.
II. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
Các nước phát triển với nền sản xuất công nghiệp khổng lồ của mình, đã và đang gây ra nhiều vấn đề môi trường có tính toàn cầu.
III. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển
- Sự chậm phát triển, bùng nổ dân số, thiếu vốn, khoa học công nghệ, kĩ thuật, chiến tranh, ... là cái vóng luẩn quẩn gây nên những vấn đề suy thoái nghiêm trọng môi trường ở các nước đang phát triển.
2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
Khai thác tài nguyên mang lại thu nhập, nguồn lợi kinh tế lớn cho các nước ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở các nước này nổi lên một số vấn đề sau:
- Nhiều loại tài nguyên có nguy cơ canh kiệt, khai thác chủ yếu trả nợ và bán với giá rẻ.
- Việc khai thác tài nguyên không hợp lí đã làm ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước, khí hậu và sinh vật của vùng.
3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
- Việc khai thác rừng và lâm sản khác diễn ra ở quy mô lớn nhằm lấy gỗ, củi, lấy đất sản xuất NN.
- Nền nông nghiệp gắn liền với canh tác lạc hậu.
=> Làm suy giảm cạn kiệt tài nguyên rừng, gây nên thực trang mất cân bằng sinh thái, suy giảm môi trường đất, không khí, nguồn nước nghiêm trọng.
4. Hoạt động tiếp theo 5’
a. Củng cố:
- Vì sao cần phải sử dụng và bảo vệ hợp lí tài nguyên, môi trường bền vững cho tương lai.
- Vấn đề môi trường ở các nước phát triển, đang phát triển có điểm gì giống và khác nhau?.
b. Dặn dò: Làm bài tập 32,3 trang 165.
ÔN TẬP HỌC KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docDia li 10.doc