Giáo án dạy Sinh 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Giáo án dạy Sinh 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể : theo chu kì và không theo chu kì.

* Phân tích được các nguyên nhân gây nên biến đống số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh số lượng về trạng thái cân bằng.

 2. Kĩ năng;

 - Giải thích các vấn đề liên quan trong sản xuất nông nghiệp. Khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo độ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái

 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 3. Thái độ: - Các nhân tố sinh thái trong môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến SV, gây biến động số lượng cá thể của quần thể và điều chỉnh về trạng thái cân bằng ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1764Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Sinh 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4. HKII BµI 39 
BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA 
QUẦN THỂ SINH VẬT
Tiết: 41
Ngày soạn:23. 01.11
Ngày dạy:25.01.11
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể : theo chu kì và không theo chu kì.
* Phân tích được các nguyên nhân gây nên biến đống số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh số lượng về trạng thái cân bằng.
 2. Kĩ năng;
 - Giải thích các vấn đề liên quan trong sản xuất nông nghiệp. Khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo độ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
 3. Thái độ: - Các nhân tố sinh thái trong môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến SV, gây biến động số lượng cá thể của quần thể và điều chỉnh về trạng thái cân bằngà ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
II. Phương tiện
 - H39.1-3, bảng 39
 - Sưu tầm tài liệu về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.
III. Tiến trình bài giảng
 1. Ổn định lớp:
 - Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
 2. Kiểm tra bài cũ
 CH1: Thế nào là kích thước của quần thể? Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật?
 CH2: Thế nào là tăng trưởng quần thể? Lấy ví dụ minh họa hai kiểu tăng trưởng quần thể?
 3. Bài mới:
 I. Biến Động Số Lượng Cá Thể.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Thế nào là biến biến động số lượng cá thể? Cho VD? 
-Giới thiệu các hình thức biến động số lượng cá thể
- Dựa vào H39.1 cho biết vì sao số lượng Thỏ và Mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kỳ gần giống nhau?
- Biến động theo chu kỳ là gì? Cho ví dụ
- Giới thiệu H39.2 - chỉ ra điểm khác nhau với hình 39.1?
- Vì sao số lượng Thỏ lại giảm?
- Biến động không theo chu kỳ là gì ? Cho ví dụ?
- Ví dụ ở Việt Nam + Miền Bắc: Số lượng bò sát và Ếch, Nhái giảm vào những năm có giá rét (nhiệt độ < 8 0 C)
+ Miền Bắc và Miền Trung: số lượng bò sát, chim, thỏ.. giảm mạnh sau những trận lũ lụt.
- Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể.
- VD: Quần thể sâu rau do có nguồn thức ăn nhiều, khí hậu thuận lợi sinh trưởng phát triển, sinh sản, số lượng tăng mạnh.
- Thỏ là thức ăn của Mèo rừng .
- Số lượng Thỏ tăng " số lượng Mèo rừng tăng do thức ăn dồi dào.
- Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường.
- Quan sát và chỉ ra đuợc sự khác nhau: biến động theo chu kì và biến động số lượng một cách đột ngột
- Thỏ bị bệnh u nhầy do nhiễm virut.
- Hs thảo luận nêu khái niệm biến động không theo chu kì.
- Khái niệm : Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.
- Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc không theo chu kì. 
+ Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.
+ Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người.
- Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể.
 II. Nguyên Nhân Gây Biến Động Và Sự Điều Chỉnh Số Lượng Cá Thể Của Quần Thể.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giới thiệu bảng 39 sách giáo khoa.
+ Hoàn thành bảng theo mẫu bảng 39/sgk.
- Nguyên nhân của biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?
* Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh đến sự biến động số lượng cá thể QT.
*Ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh như thế nào đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể?
- Ý nghĩa thực tiễn khi biết nguyên nhân gây biến động do mật độ quá cao? 
- Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào?
- Những nghiên cứu về biến động số lượng có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các sinh vật? Cho ví dụ minh họa?
- HS quan sát và phân tích hình H39.3:
 + Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể .
 + Do đâu mà quần thể có thể đạt cân bằng:
 + Cho biết quần thể đạt trạng thái cân bằng khi nào?
- Vì sao trong tự nhiên QT có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể về mức cân bằng?
- Quan sát
- Hoàn chỉnh bảng 39 SGK
- Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh trong quần thể.
* Ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa à sâu chết hàng loạt. To cao hay thấp, sinh vật bị thay đổi trạng thái sinh lí.
* Các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở.
- Vận dụng vào thực tế khai thác có hiệu quả nguồn sống.
- HS thảo luận trả lời.
- Giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ để đạt được năng suất cao trong trồng trọt và chăn nuôi. - Giúp hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại: rầy nâu, sâu bọ, chuột
- Hs quan sát hình trả lời các câu hỏi.
+Trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
+ Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp 
+ Khi các yếu tố; mức sinh sản, tử vong, nhập và phát tán có quan hệ với nhau: B + i = d + e
- Nguồn sống có giới hạn, mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức sinh sản và tử vong của cá thể đảm bảo QT tồn tại trong đkiện bất lợi.
1. Nguyên nhân: ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm), ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh (thức ăn, kẻ thù, dịch bệnh.đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể).
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.
 + Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) ® mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng ® tăng số lượng cá thể của quần thể.
+ Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) ® mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng ® giảm số lượng cá thể của quần thể.
3. Trạng thái cân bằng của quần thể : 
- Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằng (trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường).
4. Củng cố
- Phân biệt biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ?
- Nêu nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng?
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Soạn bài 40 “QXSV và một số đặc trưng cơ bản của QX”

Tài liệu đính kèm:

  • docbai39.doc