Giáo án dạy Hóa học lớp 12

Giáo án dạy Hóa học lớp 12

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương hoá học đại cương và vô cơ (sự điện li, nitơ-photpho, cacbon-silic).

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.

 - Kĩ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.

 3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.

II. CHUẨN BỊ:

 - Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.

 

doc 118 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2886Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Hóa học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 
1
ÔN TẬP ĐẦU NĂM (Tiết 1)
 Ngày soạn:............/............
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương hoá học đại cương và vô cơ (sự điện li, nitơ-photpho, cacbon-silic).
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.
 - Kĩ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.
 3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.
 - GV lập bảng kiến thức vào giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV lưu ý HS:
 - Ở đây chỉ xét dung môi là nước.
 - Sự điện li còn là quá trình phân li các chất thành ion khi nóng chảy.
 - Chất điện li là chất khi nóng chảy phân li thành ion.
 - Không nói chất điện li mạnh là chất khi tan vào nước phân li hoàn toàn thành ion.
Thí dụ: H2SO4 là chất điện li mạnh, nhưng:
H2SO4 → H+ + 
 ↔ H+ + 
I – SỰ ĐIỆN LI
1. Sự điện li 
Hoạt động 2
v HS nhắc lại các khái niệm axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính.
v GV có thể lấy một số thí dụ nếu cần thiết.
2. Axit, bazơ và muối 
Hoạt động 3
v HS nhắc lại điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion.
v GV ?: Bản chất của phản ứng trao đổi ion là gì ?
3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 
Hoạt động 4: GV lập bảng sau và yêu cầu HS điền vào.
II – NITƠ – PHOTPHO
NITƠ
PHOTPHO
Cấu hình electron: 1s22s22p3
Độ âm điện: 3,04
Cấu tạo phân tử: N ≡ N (N2)
Các số oxi hoá: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
HNO3 là axit mạnh, có tính oxi hoá mạnh.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3
Độ âm điện: 2,19
Cấu tạo phân tử: P4 (photpho trắng); Pn (photpho đỏ)
Các số oxi hoá: -3, 0, +3, +5
H3PO4 là axit 3 nấc, độ mạnh trung bình, không có tính oxi hoá như HNO3.
III – CACBON-SILIC
CACBON
SILIC
Cấu hình electron: 1s22s22p2
Các dạng thù hình: Kim cương, than chì, fuleren
Đơn chất: Cacbon thể hiện tính khử là chủ yếu, ngoài ra còn thể hiện tính oxi hoá.
Hợp chất: CO, CO2, axit cacbonic, muối cacbonat.
v CO: Là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
v CO2: Là oxit axit, có tính oxi hoá.
v H2CO3: Là axit rất yếu, không bền, chỉ tồn tại trong dung dịch.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2
Các dạng tồn tại: Silic tinh thể và silic vô định hình.
Đơn chất: Silic vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.
Hợp chất: SiO2, H2SiO3, muối silicat.
v SiO2: Là oxit axit, không tan trong nước.
v H2SiO3: Là axit, ít tan trong nước (kết tủa keo), yếu hơn cả axit cacbonic
V. CỦNG CỐ: 
 1. Vì sao không nên nói chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion ?
 2. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nitơ hãy dự đoán các số oxi hoá của nitơ.
VI. DẶN DÒ: Xem lại phần Đại cương về hợp chất hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen – ancol – phenol; anđehit – xeton – axit cacboxylic.
Tiết 
2
ÔN TẬP ĐẦU NĂM (Tiết 2)
Ngày soạn:............/............
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen –ancol – phenol , anđehit – xeton – axit cacboxylic). 
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.
 - Kĩ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.
 3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.
 - GV lập bảng kiến thức vào giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS cho biết các loại hợp chất hữu cơ đã được học.
IV – ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỮU CƠ 
 - Đồng đẳng: Những hợp chất hữu cơ có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
 - Đồng phân: Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng CTPT gọi là các chất đồng phân. 
V – HIĐROCACBON 
ANKAN
ANKEN
ANKIN
ANKAĐIEN
ANKYLBEZEN
Công thức chung
CnH2n+2 (n ≥ 1)
CnH2n (n ≥ 2)
CnH2n-2 (n ≥ 2)
CnH2n-2 (n ≥ 3)
CnH2n-6 (n ≥ 6)
Đặc
Điểm cấu tạo
- Chỉ có liên kết đơn chức, mạch hở
- Có đồng phân mạch cacbon
- Có 1 liên kết đôi, mạch hở
- Có đf mạch cacbon, đf vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học
- Có 1 liên kết ba, mạch hở
- Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết ba.
- Có 2 liên kết đôi, mạch hở
- Có vòng benzen
- Có đồng phân vị trí tương đối của nhánh ankyl
ANKAN
ANKEN
ANKIN
ANKAĐIEN
ANKYLBEZEN
Tính chất hoá học 
- Phản ứng thế halogen.
- Phản ứng tách hiđro.
- Không làm mất màu dung dịch KMnO4
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng trùng hợp.
- Tác dụng với chất oxi hoá.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng thế H ở cacbon đầu mạch có liên kết ba.
- Tác dụng với chất oxi hoá.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng trùng hợp.
- Tác dụng với chất oxi hoá.
- Phản ứng thế (halogen, nitro).
- Phản ứng cộng.
VI – DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL
DẪN XUẤT HALOGEN
ANCOL NO, ĐƠN CHỨC, 
MẠCH HỞ
PHENOL
Công thức chung
CxHyX
CnH2n+1OH (n ≥ 1)
C6H5OH
Tính chất hoá học
- Phản ứng thế X bằng nhóm OH.
- Phản ứng tách hiđrohalogenua.
- Phản ứng với kim loại kiềm.
- Phản ứng thế nhóm OH
- Phản ứng tách nước.
- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
- Phản ứng cháy.
- Phản ứng với kim loại kiềm.
- Phản ứng với dung dịch kiềm.
- Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen.
Điều chế
- Thế H của hiđrocacbon bằng X.
- Cộng HX hoặc X2 vào anken, ankin.
Từ dẫn xuất halogen hoặc anken.
Từ benzen hay cumen.
VII – ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC
ANĐEHIT NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ
XETON NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ
AXIT CACBOXYLIC NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ
CTCT
CnH2n+1−CHO (n ≥ 0)
(n ≥ 1, m ≥ 1) 
CnH2n+1−COOH (n ≥ 0)
Tính chất hoá học
- Tính oxi hoá 
- Tính khử
- Tính oxi hoá 
- Có tính chất chung của axit (tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại hoạt động)
- Tác dụng với ancol
Điều chế
- Oxi hoá ancol bậc I
- Oxi hoá etilen để điều chế anđehit axetic
- Oxi hoá ancol bậc II
- Oxi hoá anđehit 
- Oxi hoá cắt mạch cacbon.
- Sản xuất CH3COOH
 + Lên men giấm.
 + Từ CH3OH.
V. CỦNG CỐ: 
 1. Thực nghiệm cho biết phenol làm mất màu dung dịch nước brom còn toluen thì không. Từ kết quả thực nghiệm trên rút ra kết luận gì ?
 2. Có thể dùng Na để phân biệt các ancol: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm. 
VI. DẶN DÒ: Xem lại phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol.
@ Ngày soạn:............/............
CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT
Tiết 
3
ESTE
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - HS biết: Khái niệm, tính chất của este.
 - HS hiểu: Nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sối thấp hơn axit đồng phân. 
 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về liên kết hiđro để giải thích nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
 3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ: Dụng cụ, hoá chất: Một vài mẫu dầu ăn, mỡ động vật, dung dịch axit H2SO4, dung dịch NaOH, ống nghiệm, đèn cồn,
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng este hoá của axit axetic với ancon etylic và isoamylic.
v GV cho HS biết các sản phẩm tạo thành sau 2 phản ứng trên thuộc loại hợp chất este ? Vậy este là gì ?
Hoặc:
v GV yêu cầu HS so sánh CTCT của 2 chất sau đây, từ đó rút ra nhận xét về cấu tạo phân tử của este.
v HS nghiên cứu SGK để biết cách phân loại este, vận dụng để phân biệt một vài este no, đơn chức đơn giản.
v GV giới thiệu cách gọi tên este, gọi 1 este để minh hoạ, sau đó lấy tiếp thí dụ và yêu cầu HS gọi tên.
I – KHÁI NIỆM, DANH PHÁP
Tổng quát:
Ê Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este.
 CTCT của este đơn chức: RCOOR’
R: gốc hiđrocacbon của axit hoặc H.
R’: gốc hiđrocacbon của ancol (R # H)
 CTCT chung của este no đơn chức:
 - CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0, m ≥ 1) 
 - CxH2xO2 (x ≥ 2)
 Tên gọi: Tên gốc hiđrocacbon của ancol + tên gốc axit.
- Tên gốc axit: Xuất phát từ tên của axit tương ứng, thay đuôi ic→at. 
Thí dụ:
CH3COOCH2CH2CH3: propyl axetat
HCOOCH3: metyl fomat
Hoạt động 2
v HS nghiên cứu SGK để biết một vài tính chất vật lí của este.
v GV ?: Vì sao este lại có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon ?
v GV dẫn dắt HS trả lời dựa vào kiến thức về liên kết hiđro.
v GV cho HS ngửi mùi của một số este (etyl axetat, isoamyl axeta), yêu cầu HS nhận xét về mùi của este.
v GV giới thiệu thêm một số tính chất vật lí khác của este ?
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Các este là chất lỏng hoặc chất rắn trong điều kiện thường, hầu như không tan trong nước.
- Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon.
Thí dụ:
CH3CH2CH2COOH
(M = 88) =163,50C
Tan nhiều trong nước
CH3[CH2]3CH2OH
 ... øng axit loãng dư (HCl hoặc HNO3 loãng)
v Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành.
Ba2+ + → BaSO4¯
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl và thêm vài giọt dd HNO3 làm môi trường. Nhỏ vào ống nghiệm trên vài gịt dung dịch AgNO3 để thu được kết tủa AgCl màu trắng.
3. Nhận biết anion Cl‒ 
v Thuốc thử: dung dịch AgNO3
v Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành.
Ag+ + Cl‒ → AgCl¯
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm đó vài giọt dd HCl hặc H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng xảy ra. Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng.
4. Nhận biết anion 
v Thuốc thử: dung dịch H+ và dung dịch Ca(OH)2.
v Hiện tượng: Có khí không màu bay ra, khí này làm dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục.
 + 2H+ → CO2¯ + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O
V. CỦNG CỐ: Bài tập số 1 trang 174 (SGK).
VI. DẶN DÒ: XEM TRƯỚC BÀI: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ.
Tiết 
63
NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
Ngày soạn:............/............
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Biết nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí.
 - Biết cách nhận biết các chất khí CO2, SO2, H2S, NH3.
 2. Kĩ năng: làm thí nghiệm thực hành nhận biết một số chất khí.
 3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ: Dụng cụ thí nghiệm và các bình khí CO2, SO2, H2S, NH3.
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng + trực quan. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện, nhắc nhở nội quy và các an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
 2. Kiểm tra bài cũ: Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một cation sau: Ba2+, Al3+, . Trình bày cách nhận biết chúng.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV đặt vấn đề: Có bình khí Cl2 và bình khí O2. làm thế nào để nhận biết các khí đó ?
 - Khí Cl2 có màu vàng lục: Nhận biết bằng tính chất vật lí.
 - Đưa than hồng vào bình khí O2 nó bùng cháy: Nhận biết bằng tính chất hoá học.
ð Rút ra kết luận.
I – NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT CHẤT KHÍ
Dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hoá học đặc trưng của chất khí đó.
Thí dụ: Nhận biết khí H2S dựa vào mùi trứng thối, khí NH3 bằng mùi khai đặc trưng của nó.
Hoạt động 2
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí CO2.
v GV đặt vấn đề: Trong thí nghiệm thổi khí CO đi qua ống sứ đựng CuO, đun nóng, ta có thể nhận biết sản phẩm khí của phản ứng bằng cách nào ?
v HS chọn thuốc thử để trả lời.
II – NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
1. Nhận biết khí CO2
v Đặc điểm của khí CO2: Không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước → Khi tạo thành từ các dung dịch nước nó tạo nên sự sủi bọt khá mạnh và đặc trưng.
 + 2H+ → CO2­ + H2O
 + H+ → CO2­ + H2O
v Thuốc thử: Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư.
v Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành, làm dung dịch thu được bị vẫn đục.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3¯ + H2O
% Chú ý: Các khí SO2 và SO3 cũng tạo được kết tủa trắng với dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Ba(OH)2.
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí SO2.
v GV đặt vấn đề: Làm thế nào để phân biệt khí SO2với khí CO2 ? Có thể dùng dung dịch Ca(OH)2hay không ?
Kết luận: Thuốc thử tốt nhất để nhận biết khí SO2 là dung dịch nước Br2.
2. Nhận biết khí SO2
v Đặc điểm của khí SO2
 - Khí SO2 không màu, nặng hơn không khí, gây ngạt và độc.
 - Khí SO2 cũng làm đục nước vôi trong như khí CO2.
v Thuốc thử: Dung dịch nước Br2 dư.
v Hiện tượng: Nước Br2 bị nhạt màu.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí H2S.
v GV đặt vấn đề: Có thể nhận biết khí H2S dựa vào tính chất vật lí và tính chất hoá học nào ?
 - Tính chất vật lí: Mùi trứng thối.
 - Tính chất hoá học: Tạo được kết tủa đen với ion Cu2+ và Pb2+.
3. Nhận biết khí H2S
v Đặc điểm của khí H2S: Khí H2S không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và rất độc.
v Thuốc thử: Dung dịch muối Cu2+ hoặc Pb2+.
v Hiện tượng: Có kết tủa màu đen tạo thành.
H2S + Cu2+ → CuS¯ + 2H+
 màu đen
H2S + Pb2+ → PbS¯ + 2H+
 màu đen
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí NH3.
v GV đặt vấn đề: Làm thế nào nhận biết khí NH3 bằng phương pháp vật lí và phương pháp hoá học ?
 - Phương pháp vật lí: Mùi khai.
 - Phương pháp hoá học: NH3 làm giấy quỳ tím ẩm hoá xanh.
4. Nhận biết khí NH3
v Đặc điểm của khí NH3: Khí H2S không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng.
v Thuốc thử: Ngửi bằng mùi hoặc dùng giấy quỳ tím ẩm.
v Hiện tượng: Có mùi khai, làm giấy quỳ tím ẩm hoá xanh.
V. CỦNG CỐ: 
 1. Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
 2. Cho 2 bình khí riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng khí. Viết các PTHH.
VI. DẶN DÒ: 
 1. HS về nhà chuẩn bị một số bảng tổng kết theo mẫu sau:
 a) Nhận biết một số cation trong dung dịch 
 Thuốc thử
Cation
dung dịch NaOH
dung dịch NH3
dung dịch H2SO4 loãng
Ba2+
Al3+
Fe3+
Fe2+
Cu2+
 b) Nhận biết một số anion trong dung dịch 
 Thuốc thử
Anion
dung dịch NaOH
dung dịch NH3
dung dịch H2SO4 loãng
Cl‒
 c) Nhận biết một số chất khí
Khí
Phương pháp vật lí
Phương pháp hoá học
CO2
SO2
H2S
NH3
 2. XEM TRƯỚC BÀI: LUYỆN TẬP: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH.
Tiết 
64
LUYỆN TẬP: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
Ngày soạn:............/............
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm nhận biết.
 3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ: HS chuẩn bị bảng tổng kết cách nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng + trực quan. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện, nhắc nhở nội quy và các an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v HS dựa vào phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết các cation để giải quyết bài toán.
v GV quan sát, theo dỏi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
Bài 1: Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
Giải
Hoạt động 2
v GV yêu cầu HS cho biết các hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH vào mỗi dung dịch, từ đó xem có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch.
Bài 2: Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối da các dung dịch nào sau đây ?
A. Hai dung dịch: NH4Cl, CuCl2.
B. Ba dung dịch: NH4Cl, MgCl2, CuCl2.
C. Bốn dung dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2.
D. Cả 5 dung dịch. P 
Hoạt động 3
v GV yêu cầu HS xác định môi trường của các dung dịch.
v HS giải quyết bài toán.
Bài 3: Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào 4 dung dịch, quan sát sự thay đổi màu sắc của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào ?
A. Dung dịch NaCl.
B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4. P 
C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2.
D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3.
Hoạt động 3
v HS tự giải quyết bài toán.
Bài 4: Hãy phân biệt hai dung dịch riêng rẽ sau: (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử.
Giải
Cho một mẫu giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 vào 2 dung dịch trên, dung dịch nào làm cho mẫu giấy lọc chuyển sang màu đen là dung dịch (NH4)2S.
(NH4)2S + Pb(NO3)2 → PbS¯ + 2NH4NO3
Hoạt động 4
v GV lưu ý HS đây là bài tập chứng tỏ sự có mặt của các chất nên nếu có n chất thì ta phải chứng minh được sự có mặt của cả n chất. Dạng bài tập nay khác so với bài tập nhận biết (nhận biết n chất thì ta chỉ cần nhận biết được n – 1 chất).
v HS giải quyết bài toán dưới sự hướng dẫn của GV.
Bài 5: Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2và H2. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có mặt từng khí đó. Viết PTHH của các phản ứng.
Giải
v Cho hỗn hợp khí đi qua nước Br2 dư, thấy nước Br2 bị nhạt màu chứng tỏ có khí SO2.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (1)
v Khí đi ra sau phản ứng tiếp tục dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có kết tủa trắng chứng tỏ có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O (2)
v Khí đi ra sau phản ứng (2) dẫn qua ống đựng CuO đun nóng thấy tạo ra Cu màu đỏ chứng tỏ có khí H2.
V. CỦNG CỐ: 
 1. Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không có nhãn: ZnSO4, Mg(NO3), Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng
A. quỳ tím	B. dd NaOH	C. dd Ba(OH)2P 	D. dd BaCl2
 2. Để phân biệt các dung dịch trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hoá học, có thể dùng
A. dd NaOH	B. dd NH3P	C. dd Na2CO3	D. quỳ tím
 3. Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng
A. dd HCl	B. nước Br2P	C. dd Ca(OH)2	D. dd H2SO4
 4. Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng
A. nước Br2 và tàn đóm cháy dở.	B. nước Br2 và dung dịch Ba(OH)2.
C. nước vôi trong và nước Br2.	D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.P
 5. Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước Br2.P	
B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
C. dung dịch Na2CO3 và nước Br2.
D. tàn đóm cháy dở và nước Br2.
 6. Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Hoá chất nào sau đây có thể khử được Cl2 một cách tương đối an toàn ?
A. Dung dịch NaOH loãng.	B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3.P
C. Dùng khí H2S.	D. Dùng khí CO2.
 7. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí: O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
 8. Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng hoá chất nào ?
 9. Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm có 3 khí: H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.	
VI. DẶN DÒ: 
@ NguyƠn ThÞ Lu©n – THPT CÈm Ph¶ - Qu¶ng Ninh

Tài liệu đính kèm:

  • docluk.doc