Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 1 đến 7

Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 1 đến 7

Đạo đức ( tiết 1 )

 Bài : KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. HS biết :

- Công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

 2. Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

 3. HSG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

B. ĐDDH:

VBT 3, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh (sgk )

GV thuộc truyện “Các cháu vào đây với Bác”

 

doc 17 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 1 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức ( tiết 1 )
 Bài : KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. HS biết :
- Công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
 2. Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 3. HSG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
B. ĐDDH: 
VBT 3, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh (sgk )
GV thuộc truyện “Các cháu vào đây với Bác”
C. HĐD - H
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : 
- Cho HS xem ảnh Bác và hỏi: Đây là ai?
- Gthiệu: Vậy Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu Bác như vậy? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
- GV ghi tựa bài
2. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- YC thảo luận nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các bức ảnh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng tranh. ( 8 nhóm) 
 Nhóm 1,2: Tranh 1; Nhóm 3, 4 : Tranh 2
 Nhóm 5, 6: Tranh 3; Nhóm 7, 8 : Tranh 4
* Thảo luận lớp : Các em còn biết thêm gì về Bác như: Bác sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu? Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác? Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn? Bác đã có những công lao to lớn ntn đối với đất nước, đối với dân tộc.
GVKL: 
 Bác Hồ tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, Bác sinh ngày 19-5-1890. Quê Bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tựu vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị lãnh tựu đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta. Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã nhiều lần đổi tên như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Aùi Quốc, Hồ Chí Minh.
 Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quí các cháu.
3. Hoạt động 2 : Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác. 
- Thảo luận (theo gợi ý SGK )
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn?
- GV kết luận : Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
4. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
* Cách tiến hành:
- YC mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Chia 5 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
5. Hướng dẫn thực hành
- Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- HSG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi.
Nhận xét –Dặn dò./. 
- Bác Hồ
- HSLL
- HS thảo luận và đặt tên cho tranh.
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh.
+ Ảnh 1: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ tịch; Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ chủ tịch.
+ Ảnh 2: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát; Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
+ Ảnh 3: Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi; Đặt tên: Bác Hồ và cháu thiếu nhi Hoặc Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
+ Ảnh 4: Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi; Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
* HS trả lời theo sự hiểu biết của mình, các bạn nhận xét.
* HS trả lời theo hiểu biết của mình
- Thảo luận và trả lời theo các gợi ý.
+ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi
- Mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Thành lập nhóm, thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét.
+ Điều 1: Phải tôn trọng lá Quốc kì, đứng nghiêm trang khi chào cờ, phải biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng, cụ già, em nhỏ, người tàn tật, neo đơn.
+ Điều 2: Phải học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp, tới tổ trực phải làm vệ sinh sạch sẽ, giúp đỡ bố mẹ làm những việc mình có thể làm được như: quét nhà, lao nhà, rửa chén,
+ Điều 3: Bạn bè phải thương yêu nhau, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau, đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.
+ Điều 4: Khi ăn quà bánh bỏ rác đúng nơi qui định để giữ trường lớp luôn sạch sẽ, hằng ngày luôn tắm rửa thay giặt quần áo để giữ gìn sách vở, để học tập tốt hơn
+ Điều 5: Không nên khoe khoang, nhặt của rơi trả lại cho người bị mất, khi có lỗi phải biết nhận lỗi để trở thành con ngoan trò giỏi. 
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức ( tiết 2 )
 Bài : KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU
 1. HS biết :
- Công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
 2. Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 3. HSG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
B. ĐDD - H
VBT 3, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh (sgk )
C. HĐD - H
 I. Ổn định
 II. KTBC : 	Em hãy cho biết tình cảm giữa Bác Hồ và các em thiếu nhi như thế nào? 
	Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 
Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta ?
 III. Bài mới
* Khởi động : HS hát tập thể bài " Tiếng chim trong vườn Bác", nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích ( Hoặc bài " Hoa thơm dâng Bác"nhạc và lời của Hà Hải). 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Gv ghi tựa bài
2. Hoạt động 1 : HS tự liên hệ
- YC suy nghĩ & trao đổi với bạn ngồi bên cạnh : Em đã thực hiện được những điều nào trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Thực hiện ntn? Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
- Khen những hs đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
3. Hoạt động 2 : HS trình bày, giới thiệu những tư liệu
- YC HS, nhóm HS trình bày kết quả sưu tầm được ( dưới nhiều hình thức như : hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh )
- GV khen HS
4. Hoạt động 3 : Trò chơi Phóng viên
- Phổ biến luật chơi 
- Câu hỏi có thể là :
+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Bác sinh vào ngày, tháng nào?
+ Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
+ Bạn hãy đọc năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
+ Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Bạn hãy kể 1 tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
+ Bạn hãy đọc 1 câu ca dao nói về Bác Hồ.
+ Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ nói về Bác Hồ hoặc về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
+ Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào khi nào ? Ở đâu ?
* Kết luận chung : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ Quốc. Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
Kính yêu và biết ơn Bác Hồ, thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
5. Củng cố - Dặn dò : 
- HS biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm cụ thể nào? 
Đọc câu thơ : Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Nhận xét
- Liên hệ theo từng cặp.
- Vài hs tự liên hệ trước lớp.
- Cả lớp thảo luận.
- Nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
- Một số HS lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác với thiếu nhi
- HS lên trình bày
- Cả lớp đồng thanh đọc 
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức ( tiết 3 )
 Bài : GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa . 
2. HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. HS có thái độ quý trọng những người biết  ... - YC thảo luận nhóm cặp, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng.
+ Trong tranh vẽ những ai?
+ Em biết điều gì xảy ra?
+ Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
* Kết luận : Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- Phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung SGK và làm vào vở BT
* Kết luận :
- Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
- Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
4.Củng cố - dặn dò:
 Hướng dẫn thực hành
- Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở lớp.
- Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gươngvề việc tự làm lấy công việc của mình.
Nhận xét
+ HS tự kể.. 
- Giải quyết tình huống.
- Một số nhóm nêu cách giải quyết của mình.
+ Đại và An
+ Hai bạn cùng giải bài toán. An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
+ Đại cần tự làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2009
ĐẠO ĐỨC (tiết 6) 
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2)
A. MT - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. 
 - HSG: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
B. ĐDD - H
Tranh sgk, phiếu học tập, VBT
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Tự làm lấy việc của mình (tiết 1)"
Xử lý tình huống :
TH1 : Khi Việt đang cắt hoa giấy, chuẩn bị cho cuộc thi "Hái hoa dân chủ" tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt :
- Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không ? Vì sao ?
III. Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế
- YC HS tự liên hệ :
+ Các em đã từng làm lấy những việc gì của mình ?
+ Các em đã thực hiện việc đó như thế nào ?
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ?
* Kết luận : Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo bạn.
3. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến
- YC HS mở VBT ĐĐ / 11 và YC các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu + trước ý kiến mà các em đồng ý, dấu - trước ý kiến mà các em không đồng ý.
* Kết luận : 
a. Đồng ý, vì tự làm lấy công việc của mình có nhiều mức độ, nhiều biểu hiện khác nhau.
b. Đồng ý, vì đó là một trong nội dung quyền được tham gia của trẻ em.
c. Không đồng ý, vì nhiều việc mình cũng cần người khác giúp đỡ.
d. Không đồng ý, vì đã là việc của mình thì việc nào cũng phải hoàn thành.
đ. Đồng ý, vì đó là quyền của trẻ em đã được ghi trong Công ước quốc tế.
e. Không đồng ý, vì trẻ em chỉ có thể tự quyết định những công việc phù hợp với khả năng của bản thân.
* HS giỏi: Hãy nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày? 
5. Củng cố - dặn dò
KLC: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
YC VN thực hiện những điều đã học.
Nhận xét
- Các em tự liên hệ trả lời
- Từng HS độc lập làm việc và nêu kết quả của mình trước lớp
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 7
Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Đạo đức ( tiết 7 )
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
A. MT
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. 
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. 
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở trong gia đình. 
- HSG: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình, bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
B. TL & PT
Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
Phiếu giao việc, VBT
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Tự làm lấy việc của mình"
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
* Khởi động : HS hát tập thể bài hát cả nhà thương nhau, nhạc và lời của Phan Văn Minh.
- Bài hát nói lên điều gì ?
- Bài hát nói về tình cảm giữa cha, mẹ và con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế nào ? Trong tiết ĐĐ hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
2. Hoạt động 1 : HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình
- Nêu YC : Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào.
- Phân nhóm, giao việc
- Thảo luận cả lớp :
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em ?
+ Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta : Phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ?
* Kết luận : Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình. Vì vậy, chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ.
3. Hoạt động 2 : Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất
- GV kể chuyện "Bó hoa đẹp nhất"
- YC thảo luận nhóm :
+ Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ ?
+ Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất ?
- YC trình bày kết quả
* Kết luận : 
- Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
- Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông, bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
4. Hoạt động 3 : Đánh giá hành vi
- Chia nhóm, giao việc các nhóm
+ Nhóm 1 : câu a
+ Nhóm 2 : câu b
+ Nhóm 3 : câu c
+ Nhóm 4 : câu d
+ Nhóm 5 : câu đ
* Kết luận : 
- Việc làm của các bạn : Hương (trong TH a), Phong (trong TH c) và Hồng (trong TH đ) là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ.
- Việc làm của các bạn : Sâm (trong TH b), Linh (trong TH d) là chưa ï quan tâm đến ông bà cha mẹ.
* Hỏi thêm : Các em có làm được các việc như bạn Hương, Phong, Hồng đã làm để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ không ? Ngoài những việc đó ra, các em còn có thể làm được những việc nào khác ?
5. Hướng dẫn thực hành
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình.
Nhận xét
- Cả nhà thương nhau
- Trao đổi nhóm với nhau
- Một số HS kể trước lớp
+ HS phát biểu
+ HS phát biểu
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm
+ Tặng mẹ bó hoa
+ Vì đây là món quà do hai đứa con yêu quý tặng cho mẹ, nên mẹ cho rằng đây là bó hoa đẹp nhất.
- Trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Thảo luận nhóm
- Trình bày kết quả thảo luận
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC (1-7).doc