Giáo án Đại số 10 tiết 1: Mệnh đề

Giáo án Đại số 10 tiết 1: Mệnh đề

Tiết 1

MỆNH ĐỀ

 A- Chuẩn bị :

 I. Mục tiêu bài dạy

 1. Về kiến thức:

 - Nắm được k/n mệnh đề, phủ định của mệnh đề .

- Phép kéo theo và áp dụng được vào chứng minh định lý toán học .

 2. Về kỹ năng:

 - Lập thành thạo mệnh đề phủ định của một mệnh đề.

 - Thành thạo các bước lập 1 mệnh đề kéo theo.

 3. Về tư duy:

 - Lập các mệnh đề kéo theo 1 cách logíc.

 4. Về thái độ:

 - Cẩn thận chính xác.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 tiết 1: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày dạy:
 Tiết 1 
Mệnh đề
 A- Chuẩn bị : 
 I. Mục tiêu bài dạy 
 1. Về kiến thức:
 	- Nắm được k/n mệnh đề, phủ định của mệnh đề . 
- Phép kéo theo và áp dụng được vào chứng minh định lý toán học . 
	 2. Về kỹ năng:
	- Lập thành thạo mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
	- Thành thạo các bước lập 1 mệnh đề kéo theo.
	 3. Về tư duy:
	- Lập các mệnh đề kéo theo 1 cách logíc.
 4. Về thái độ:
	- Cẩn thận chính xác.
 	II. Chuẩn bị
1. Thực tiễn:
	HS có các mệnh đề toán học, các định lý, tiên đề toán học ở lớp dưới.
2. Phương tiện
	Tranh vẽ minh hoạ.
3. Phương pháp dạy học
	Phương pháp gợi mở vẫn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
 B – Lên lớp 
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Sỹ số lớp : 
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
II. Bài mới : 
Hoạt động 1( Kiểm tra kiến thức về địa lí và toán học ) :
đọc và so sánh các câu : phăng - xi - păng là ngọn núi cao nhất ở Việt nam. ( a )
 π2 < 9,86 ( b )
 Mệt quá ! chị ơi mấy giờ rồi ? ( c )
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Phân tích các câu ( a ), ( b ), ( c ) theo định hướng so sánh về đặc tính khẳng định đúng hoặc sai 
- ( a ), ( b ) là những khẳng định có tính chất đúng, sai : ( a ) - đúng, ( b ) - sai vì 
π2 ằ 9,86960440108935861883449099987 còn ( c ) không có tính khẳng định.
- Từ các phân tích, giúp học sinh chỉ quan tâm đến các câu có đặc điểm là những khẳng định đúng, sai.
- Đưa ra kết luận : Các câu ( a ), ( b ) là những mệnh đề, ( c ) không phải là mệnh đề.
- Khái quát : Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Mỗi mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
Hoạt động 2 (Luyện kĩ năng nhận biết, nắm khái niệm ) : Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không phải là mệnh đề ? Câu : x > 5 có phải là mệnh đề không ?
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
- Học sinh nêu các ví dụ theo yêu cầu 
- nhận biết được câu x > 5 không phải là mệnh đề.
- Phân tích các ví dụ của học sinh dẫn ra.
- Phân tích tại sao câu x > 5 không phải là mệnh đề.
Hoạt động 3 ( Dẫn dắt đến khái niệm phủ định của một mệnh đề ) :
Hãy xác định tính đúng, sai của hai mệnh đề sau :
 A = " Dơi là một loài chim "
 B = " Dơi không phải là một loài chim "
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
- Bằng kiến thức sinh học, học sinh đưa ra được tính đúng, sai của từng mệnh đề.
- Nhận biết được B là một mệnh đề và là mệnh đề phủ định của mệnh đề A.
- Khái quát : Phủ định của mệnh đề A là một mệnh đề, kí hiệu là Ā, sao cho :
 Ā đúng khi A sai, Ā sai khi A đúng.
- Nêu quy tắc phủ định của một mệnh đề.
Hoạt động 4 ( Củng cố khái niệm phủ định của một mệnh đề ) :
Phát biểu phủ định của các mệnh đề sau :
 C = " π là một số hữu tỉ " 
 D = " Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba "
Xét tính đúng, sai của các mệnh đề trên và phủ định của chúng ?
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
- Phát biểu được các mệnh đề phủ định của các mệnh đề C, D .
- Nhận biết được mệnh đề C, và mệnh đề phủ định của mệnh đề D sai. Mệnh đề D và phủ định của mệnh đề C đúng.
- Luyện cách biểu đạt mệnh đề phủ định một cách chính xác, gọn. 
- Phân tích tính đúng sai của các mệnh đề trên cơ sở kiến thức mà học sinh đã học ở cấp THCS.
Hoạt động 5 (Dẫn dắt đến khái niệm mệnh đề kéo theo ) :
Tìm mối liên hệ toán học giữa hai mệnh sau :
 A = " Tam giác ABC có hai góc bằng 600 "
 B = " Tam giác ABC là tam giác đều "
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
- Thấy được hai mệnh đề có thể liên hệ được với nhau để được một định lí hình học quen thuộc, tạo nên một mệnh đề mới.
- Phát hiện được các liên từ : Nếu.. thì..
- Cho ví dụ minh họa, chẳng hạn : Nếu 252 chia hếi cho 2 và cho 3 thì 252 chia hết cho 6 . ( Xác định tính đúng sai của mệnh đề )
- Khái quát : Nếu A thì B, đưa kí hiệu 
 A ị B
- Chỉ xét A đúng. khi đó :
Nếu B đúng thì A ị B đúng. Nếu B sai thì A ị B sai. A ị B chỉ sai khi A đúng, B sai. Khi A ị B đúng thì B là hệ quả của A.
Hoạt động 6 (Dẫn dắt đến khái niệm mệnh đề đảo ) :
Cho các mệnh đề : A = " Tam giác ABC là tam giác đều " và B = " Tam giác ABC là tam giác cân ". Hãy phát biểu các mệnh đề A ị B và B ị A, xét tính đúng sai của chúng ?
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
- Phát biểu mệnh đề A ị B và B ị A bằng cách sử dụng các liên từ : Nếu... thì...
- Chứng minh được các mệnh đề A ị B đúng, B ị A sai.
- Phát biểu k/n mệnh đề đảo. 
- Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là một mệnh đúng.
Hoạt động 7 (Dẫn dắt đến phương pháp chứng minh mệnh đề A ị B ) :
Cho bài toán : " Chứng minh rằng nếu tam giác ABC có các cạnh AB = 3, AC = 4, BC = 5 thì góc A vuông ". Hãy phát biểu bài toán dưới dạng A ị B và giải bài toán đó ?
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
- Gọi A = " Tam giác ABC có các cạnh AB = 3, AC = 4, BC = 5 ", B = " Tam giác ABC có góc A vuông ", thì bài toán trở thành mệnh đề : A ị B .
- Vận dụng định lí Pi - ta - go đảo để c/m bài toán.
- Khái quát cách chứng minh định lí dạng A ị B theo 3 bước :
a- Giả thiết A đúng.
b - Sử dụng gt và các kiến thức đã biết, bằng các lập luận toán học, suy ra mệnh đề B đúng.
c - Kết luận mệnh đề A ị B đúng.
Hoạt động 8 ( Củng cố ) :
Sử dụng bài tập 1(a), 2(a),3(a) ( SGK-Tr.9 )
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
- Giải các bài tập
- Nêu được cơ sở lí thuyết, biểu đạt được các khái niệm chính xác.
- Giao bài cho các nhóm học sinh .
- Hướng dẫn các nhóm hoạt động giải toán và sửa chữa các sai sót về cách diễn đạt, suy luận, tính toán chưa chính xác.
- Tóm lược các kiến thức cơ bản : Mệnh đề, phủ định của mệnh đề, mệnh đề kéo theo, phương pháp c/m mệnh đề kéo theo
Bài tập về nhà : 
Làm các BT còn lại từ 1- 4 (SGK-Tr.9,10)
Hướng dẫn : 
Bài tập 1 : b, c không là mệnh đề, chỉ là mệnh đề với giá trị của x, y cụ thể .
Điều chỉnh với từng lớp ( Nếu có ) :

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet1-DS.doc