Giáo án Đại số 10 cơ bản trọn bộ (2 cột)

Giáo án Đại số 10 cơ bản trọn bộ (2 cột)

Chương I. Mệnh đề - Tập hợp

 Bài 1. Mệnh đề Số tiết: 02.

1. Mục tiêu

1.1. Về kiến thức

- Biết thế nào là một mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, mệnh đề chứa biến.

- Biết mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.

- Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.

- Biết kí hiệu phổ biến (), kí hiệu tồn tại ().

 

doc 124 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 cơ bản trọn bộ (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương I. Mệnh đề - Tập hợp
 Bài 1. Mệnh đề	 Số tiết: 02.
Mục tiêu
Về kiến thức
Biết thế nào là một mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
Biết mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
Biết kí hiệu phổ biến (), kí hiệu tồn tại ().
Về kĩ năng
Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng, sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
Nêu được ví dụ về mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
Chuẩn bị phương tiện dạy học
Thực tiễn Có những kiến thức cơ bản về toán học ở lớp dưới.
Phương tiện Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn hoạt động.
Gợi ý về PPDH
Cơ bản dùng PP vấn đáp gợi mở thông qua các HĐ điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.
Tiến trình bài học 
Tiết PPCT: 01
Ngày soạn: 22/8/2009
Ngày dạy đầu tiên: 24/8/2009
 Tiết 1
1. Bài mới: Em hãy cho ví dụ về một câu khẳng định đúng? một câu khẳng định sai?
Hoạt động 1: Mệnh đề:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV(Phần ghi bảng là phần chữ in nghiờng)
- Các câu bên trái là những khẳng định có tính đúng hoặc sai còn các câu bên phải không thể nói là đúng hay sai. 
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hãy so sánh các câu ở bảng sau:
- Nguyễn Du là tác giả “Truyện Kiều”.
- 
- 3 là một số nguyên tố.
- Học toán thích thật!
- Hôm nay là thứ mấy?
- Bạn thích trường ĐH nào?
Các câu bên trái là những mệnh đề, còn các câu bên phải không là những mệnh đề.
Như vậy: 
 Mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc một câu khẳng định sai.Một câu khẳng định đúng gọi là một mệnh đề đúng, một câu khẳng sai gọi là một mệnh đề sai.
	Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề, những câu không là mệnh đề?
Hoạt động 2: Mệnh đề chứa biến.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Ta được mệnh đề “6 chia hết cho 3” Đ
- Ta được mệnh đề “7 chia hết cho 3” S
x = 4, x = .
x = 2, x = 0.
Vậy MĐ chứa biến là 1 KĐ chứa 1 hay nhiều biến,KĐ đó chưa rõ tính đúng sai vì 
còn phụ thuộc vào biến.KĐ đó sẽ trở thành mệnh đề đúng hoặc sai khi ta gán cho biến 1 giá trị cụ thể.
- Xét câu “n chia hết cho 3”
+ Cho n = 6 ta được điều gì?
+ Cho n = 7 ta được điều gì?
- Xét câu “n - 3 = 6”
Cũng như trên, ta thấy với mỗi n ta được một mệnh đề.
Hai câu trên là những ví dụ về mệnh đề chứa biến.
- Xét câu “x >3”. Hãy tìm 4 giá trị thực của x để nhận được hai mệnh đề đúng và hai mệnh đề sai.
*MĐ chứa biến không phải là mệnh đề.	
Cho ví dụ khác?
Hướng dẫn bài tập 1 (sgk)
Hoạt động 3: Phủ định của một mệnh đề.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Chú ý, theo dõi ví dụ.
: “3 không phải là một số nguyên tố”
: “6 không chia hết cho 4”
: “ không phải là một số hữu tỉ”.
: “Hiệu hai cạnh của một tam giác không nhỏ hơn cạnh còn lại”.
Ví dụ 1. An và Ba tranh luận với nhau.
An: “Dơi là một loài chim”
Ba phủ định: “Dơi không phải là một loài chim”.
Để phủ định một mệnh đề, ta thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc từ “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề là ,(là một khẳng định trái ngược với P) ta có:
 đúng khi sai.
 sai khi đúng.
Ví dụ 2. Lâp mệnh để phủ định của: 
: “3 là một số nguyên tố”.
: “6 chia hết cho 4”.
: “ là một số hữu tỉ”.
: “Hiệu hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn cạnh còn lại”.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề P đó?
Hướng dẫn làm bài tập 2
Hoạt động 4: Mệnh đề kéo theo
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nếu gió mùa Đông Bắc về thì trời trở lạnh.
Nếu Q đúng thì mệnh đề đúng, nếu Q sai thì mệnh đề sai.
: Nếu có hai góc bằng 600 thì đều.
GT: có hai góc bằng 600.
KL: đều.
Điều kiện cần để có hai góc bằng 600 là đều.
Điều kiện đủ để đều là nó có hai góc bằng 600.
Ví dụ 1. “Nếu Trái Đất không có nước thì không có sự sống”.
Câu nói trên dạng “Nếu P thì Q.
Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, kí hiệu là 
- Từ các mệnh đề:
	P: “Gió mùa Đông Bắc về”
	Q: “Trời trở lạnh”.
- Hãy phát biểu mệnh đề 
- Mệnh đề chỉ sai khi P đúng, Q sai.
- Hãy xét tính đúng sai của mệnh đề khi biết P đúng.
Ví dụ 2. 
Mệnh đề “” sai.
Mệnh đề “” đúng.
- Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng 
Khi đó ta nói: P là giả thiết, Q là kết luận hoặc: 	
	P là điều kiện đủ để có Q, hoặc
	Q là điều kiện cần để có P.
-Ví dụ: Cho . Từ các mệnh đề 
P: “ có hai góc bằng 600”
Q: “ đều”
Hãy phát biểu định lí Nêu gt, kl và phát biểu lại đl này dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
Cc
Cũng cố: Mệnh đề kéo theo? Dùng k/n Đk cần và k/n đk đủ để phát biểu?
BTVN: Hoàn thành 1,2.3
Tiết PPCT: 02
Ngày soạn: 22/08/2009
Ngày dạy đầu tiên: 24/08/2009
Tiết 2
1. Bài cũ
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức thông qua BT 1, BT 2 (SGK).
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Chú ý, thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Goi 1 hs nhắc lại khái niệm mệnh đề?
- Mệnh đề kéo theo?
- Gọi hs khác làm BT 3.
2. Bài mới
Hoạt động 6: Mệnh đề đảo - Hai mệnh đề tương đương.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
a) Nếu ABC là một tg cân thì ABC là một tg đều. (S)
b) Nếu ABC là một tam giác cân và có một góc bằng 60-00 thì ABC là một tam giác đều. (Đ)
Ví dụ:Cho tam giác ABC. Xét các mệnh đề dạng sau:
a) Nếu ABC là một tg đều thì ABC là một tg cân.
b) Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân và có một góc bằng 60-00.
	Hãy phát biểu các mệnh đề tương ứng và xét tính đúng sai của chúng.
*Mệnh đề đgl mệnh đề đảo của mệnh đề .
*Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng ta nói P, Q là hai mệnh đề tương đương.
*Ký hiệu và đọc là: P tương đương Q hoặc P là điều kiện cần và đủ để có Q hoặc P khi và chỉ khi Q.
Hãy phát biểu lại mệnh đề b)
Hoạt động 7: Ký hiệu và 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Mọi số nguyên cộng thêm một đều lớn hơn chính nó.
Đúng.
Tồn tại số nguyên sao cho bình phương của nó bằng chính nó. Đúng (VD: x=1).
VD1. Câu “Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng 0” là một mệnh đề(đúng). Có thể viết mệnh đề này như sau: hay 
Kí hiệu đọc là “với mọi”.
VD2. Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
Mệnh đề này đúng hay sai?
VD3. Hãy viết mệnh đề sau bằng kí hiệu : “Mọi số tự nhiên đều lớn hơn số đối của nó”.
VD4. Câu “Có một số nguyên nhỏ hơn 0” là một mệnh đề . Có thể viết mệnh đề này như sau:
Kí hiệu đọc là “có một” (tồn tại một) hay “có ít nhất một” (tồn tại ít nhất một).
Hãy phát biểu thành lời mệnh đề sau
Mệnh đề này đúng hay sai?
VD5. Hãy viết mệnh đề sau bằng kí hiệu : “Có một số hữu tỉ nhỏ hơn nghịch đảo của nó”
Hoạt động 8: Mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
: “Có ít nhất một động vật không di chuyển được”.
: “Mọi hs của lớp đều làm bài tập”.
VD6. Xét mệnh đề “Mọi số thực đều có bình phương khác 1” và mệnh đề: “Có một số thực mà bình phương của nó bằng 1”.
- Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau
P: “Mọi động vật đều di chuyển được”.
VD7. Xét mệnh đề “Có một số tự nhiên n mà 2n = 1” và mệnh đề “Mọi số tự nhiên n đều có 2n ≠ 1”.
Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau: 
P: “Có một hs của lớp không làm bài tập”
3. Củng cố
	- Hãy nêu cách lập mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu .
4. Bài tập về nhà - Làm các bài tập SGK trang 9, 10.
Tiết PPCT: 03
Ngày soạn: 24/08/2009
Ngày dạy đầu tiên: 31 /08/2009
 Bài 1. Luyện tập Số tiết: 01.
Mục tiêu
Về kiến thức
Nhận biết được mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
Biết sử dụng kí hiệu phổ biến (), kí hiệu tồn tại ().
Lập được mệnh đề phủ định của một mệnh đề cho trước.
Lập được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
Về kĩ năng
Biết lấy ví dụ về mệnh đề, lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng, sai của một mệnh đề.
Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
Phát biểu được mệnh đề có chứa kí hiệu 
Lập được mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu 
Chuẩn bị phương tiện dạy học
Thực tiễn
Có những kiến thức cơ bản về toán học ở lớp dưới.
Đã có những kiến thức cơ bản về mệnh đề.
Phương tiện 
Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn hoạt động.
Gợi ý về PPDH
- Cơ bản dùng PP vấn đáp gợi mở thông qua các HĐ điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.
Tiến trình bài học
1. Bài cũ : Xen trong bài tập
2. Bài mới
 Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: Mệnh đề, Phủ định của một mệnh đề, mệnh đề chứa biến thông qua bài tập tương tự bt 1,2 - SGK
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
HĐ theo sự hướng dẫn của GV
Gọi HS đứng tại chổ trả lời câu hỏi, gọi HS khác nhận xét.
 Hoạt động 2: Củng cố kiến thức mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo của mệnh đề kéo theo thông qua bài tập 3-SGK.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nghe hiểu nhiệm vụ.
- Thảo luận nghiêm túc về bài tập được giao.
- Tổ chức cho HS phát biểu mệnh đề đảo của các mệnh đề trong BT. 
( Chú ý mệnh đề đảo của mệnh đề đúng có thể là mệnh đề sai )
- Chia lớp thành nhóm thảo luận để phát biểu mệnh đề bằng cách sử dụng khái niệm “đk đủ”, “đk cần”
 Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về hai mệnh đề tương đương thông qua bài tập 4- SGK.
Hoạt động của HS
 Hoạt động của GV
- Nghe, hiểu và thực hiện nhiệm vụ.
- Chia nhóm HS, giao nhiệm vụ giải quyết vấn đề.
- Sửa chữa sai sót của HS (nếu có).
 Hoạt động 4: Luyện cách dùng kí hiệu thông qua BT 5, 6 - SGK.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Hoạt động theo nhóm để giải quyết vấn đề.
B5.
a) 
b) 
c) 
B6. 
a) Bình phương của một số bất kì đều lớn hơn không. (S)
b) Có một số tự nhiên bình phương bằng chính nó. (Đ)
c) Mọi số tự nhiên đều bé thua hoặc bằng hai lần nó. (Đ)
d) Có một số thực nhỏ thua nghịch đảo của nó. (Đ)
- Chia nhóm hs, giao nhiệm vụ dùng kí hiệu để viết các mệnh đề cho trước.
- Bổ sung, sửa chữa kịp thời các sai sót mà HS mắc phải.
 - Yêu cầu HS giải thích được sự đúng –sai trong bài tập 6 
 Hoạt động 5: Luyện tập cách lập mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu thông qua BT7- SGK.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hoạt động theo nhóm để hoàn thành bài tập.
a) không chia hết cho n;
b) 
c) 
d) 
- Chia nhóm hs, giao nhiệm vụ lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề cho trước.
- Bổ sung, sửa chữa kịp thời các sai sót mà HS mắc phải.
3.Bài tập về nhà.
 * Xét tính đúng – sai của các mệnh đề sau, lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề:
a) b) .
c) . d) .
 * HS làm các bài tập 1.10 - 1.17 (SBT)
4.Cũng cố: K/n mệnh đề kéo theo ?các k/n liên quan?
 Hai mệnh đề tương đương?
 Phủ định của mệnh đề chứa ký hiệu với mọi, tồn tại? 
5*Phần bổ sung (nếu có) sau khi dạy:
Tiết PPCT: 04
Ngày soạn: 28/08/2008
Ngày dạy đầu tiên: 31/09/2008
Bài 2. Tập hợp	Số tiết: 01.
Mục tiêu
Về kiến thức
Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằ ng nhau.
Về kĩ năng
Sử dụng đúng các kí hiệu 
Biết cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp.
Vận dụng được các khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau vào giải bài tập.
Gợi ý về PPDH
Cơ bản dùng PP vấn đáp gợi mở thông qua các HĐ điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.
Tiến trình bài học
1. Bài mới
Hoạt động 1: Tập hợp và phần tử
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hoạt động theo sự hướng dẫn c ...  tròn lượng giác gốc A, xét cung lượng giác AM có số đo là để. Hỏi điểm M nằm trên nửa mặt phẳng nào thì , trên nửa mặt phẳng nào thì ? Câu hỏi tương tự đối với sin
	2. Hãy xác định dấu của , ?
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Quan sát và phát biểu tính chất.
- áp dụng giải bài toán.
- Hãy quan sát và phát biểu các tính chất về sin và côsin góc lượng giác
- Từ đó xác định dấu của các biểu thức trên?
Củng cố: 	
Hs nắm chắc định nghĩa và tính chất của sin và côsin thông qua các hoạt động củng cố của GV.
Xác định các giá trị sin, côsin các góc đặc biệt và lập bảng thông qua điều khiển của GV
Bài tập về nhà:
Xác định các góc sao cho các giá trị sin, côsin nhận các giá trị ở bảng giá trị đặc biệt.
----------------------------------------------
Tiết 56 
Thứ 5 ngày 3 tháng 3 năm 2007
1. Bài cũ:
1. Nhắc lại các tính chất của sin và côsin
2. Trên đường tròn lượng giác gốc A, xét cung lượng giác AM có số đo là để. Hỏi điểm M nằm các góc phần tư nào thì , trên các góc phần tư nào thì ? Câu hỏi tương tự đối với sin
2. Bài mới:
Hoạt động 5. Trên đường tròn lượng giác gốc A, xét cung lượng giác AM có số đo là để. Hỏi điểm M nằm các góc phần tư nào thì , trên các góc phần tư nào thì ? Câu hỏi tương tự đối với 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Quan sát và phát biểu tính chất.
- áp dụng giải bài toán.
Trên cơ sở dấu của các giá trị lượng giác thảo luận giải và trình bày bài toán
- Hãy quan sát và phát biểu các tính chất về sin và côsin góc lượng giác
- ý nghĩa hình học của tang và côtang
- Từ đó xác định dấu của các biểu thức trên?
- áp dụng xác định dấu của các số sau:
a);;;
b) ;; , biết rằng 
Hoạt động 6. Xác định giá trị lượng giác của một số góc liên quan
0
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thực hiện thảo luận điền các giá trị trên bảng
- Hãy nghiên cứu điền các giá trị sin, côsin, tang, cotang của các góc trên
- Hướng dẫn HS sự liên hệ giữa các giá trị của các góc
Củng cố: 	
Hs nắm chắc định nghĩa và tính chất của sin và cô tang, côtang thông qua các hoạt động Củng cố của GV.
Xác định các giá trị tang, côtang các góc đặc biệt và lập bảng thông qua điều khiển của GV
Bài tập: Bài tập SGK và SBT
-----------------------------------------
Tiết 57 
Thứ 5 ngày 3 tháng 3 năm 2007
Luyện tập	Số tiết 1
I. Mục tiêu
Về kiến thức
- Hiểu thế nào là đường tròn lượng giác và hệ toạ độ vuông góc gắn với nó, điểm M trên đường tròn lượng giác xác định bởi số (hay bởi góc , cung )
- Biết các định nghĩa côsin, sin, tang, côtang của góc lượng giác và ý nghĩa hình học của chúng.
- Nắm chắc các công thức lượng giác cơ bản.
Về kỹ năng
- Biết tìm điểm M trên đường tròn lượng giác xác định bởi số thực 
- Biết các định dấu của cos, sin, tan, cot khi biết ; biết các giá trị côsin, sin, tang, côtang của một số góc lượng giác thường gặp.
- Sử dụng thành thạo các công thức lượng giác cơ bản.
Về tư duy: Rèn luyện tư duy lôgic và khả năng nhận biết nhanh nhạy.
Về thái độ:- Rèn luyện tính nghiêm túc khoa học.
 II. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Thực tiễn. HS đã được học tỉ số lượng giác ở THCS và ở hình học 10.
Phương tiện: Các phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học: Phương pháp hoạt động theo nhóm lĩnh hội tư duy
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động
Bài cũ:
Hoạt động 1. Xác định giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt
0
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Theo sự chỉ dẫn của GV điền các giá trị trên bảng
- Liên hệ giữa các giá trị của các góc
- Hãy điền các giá trị sin, côsin, tang, cotang của các góc trên
- Hướng dẫn HS sự liên hệ giữa các giá trị của các góc
Bài mới
Hoạt động 2. Tính các giá trị lượng giác của góc trong mỗi trường hợp sau
a) ; b) ; c) .
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thảo luận trả lời câu hỏi và giải bài toán.
- 
- Do nên 
- Liên hệ giữa các giá trị của các góc
- Hãy nhắc lại đẳng thức liên hệ giữa sin và cosin?
- Từ đó nêu công thức tính sin theo cos? Sau đó xác định dấu của sin để tính sin?
- áp dụng định nghĩa tính tan và cot
- Tương tự với các câu b) và c)
Hoạt động 3. Chứng minh các đẳng thức sau
a) ;
b) ;
c) .
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thảo luận trả lời câu hỏi và giải bài toán.
- Các tính chất áp dụng giải toán
;
;
- Liên hệ giải các bài toán.
- Hãy nhắc lại đẳng thức liên hệ giữa sin và cosin; giữa sin và cotang; giữa côsin và tan?
- Từ đó theo nhóm thảo luận giải bài toán?
Hoạt động 4. Có nhận xét gì về vị trí của các điểm so với điểm M đối với hệ toạ độ . Từ đó nêu ra các quan hệ lượng giác và giải thích
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Dựng các điểm M1, M2, M3, M4.
- Xác định giá trị lượng giác của các góc xác định trên khi biết .
- Đưa ra quan hệ tổng quát
1. Hai góc đối nhau;
2. Hai góc hơn kém nhau ;
3. Hai góc bù nhau;
4. Hai góc phụ nhau.
- Điều khiển HS xác định các điểm M1, M2, M3, M4 trên đường tròn lượng giác.
- Điều khiển HS xác định giá trị lượng giác của các góc xác định trên.
- Từ đó nêu quan hệ tổng quát
- Hãy nhận xét về giá trị lượng giác của các góc lượng giác so với góc 
, 
Chú ý: Nếu số đo của goc hình học là thì số đo của góc lượng giác bằng hoặc . Do đó từ công thức , ta có
, .
Hoạt động 5. Hãy xác định mối quan hệ các giá trị lượng giác của góc hơn kém nhau một góc 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Sử dụng các công thức trên giải bài toán.
- Minh hoạ trên đường tròn lượng giác 
- Hãy sử dụng các công thức trên giải bài toán.
- Hd HS minh hoạ trên đồ thị để thấy rõ kết quả bài toán
3. Củng cố: 	
Nhắc lại các công thức trên bằng cách cho HS đưa các giá trị lượng giác một số góc về giá trị lượng giác của các góc , và đưa về giá trị lượng giác của góc , 
4. Bài tập về nhà: SGK và SBT
----------------------------------------
Bài 4. Công thức lượng giác, Ôn tập	Số tiết 2
I. Mục tiêu
Về kiến thức
- Nhớ và sử dụng được các công thức cộng, công thức nhân đôi, công thức biến đổi tổng thành tích và biến đổi tích thành tổng
Về kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các công thức lượng giác trên.
Về tư duy: Rèn luyện tư duy lôgic và khả năng nhận biết nhanh nhạy.
Về thái độ:- Rèn luyện tính nghiêm túc khoa học.
 II. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Thực tiễn. HS đã được học góc lượng giác, giá trị lượng giác của một góc, và các mối liên hệ các giá trị lượng giác.
Phương tiện: Các phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học: Phương pháp hoạt động theo nhóm lĩnh hội tư duy
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động
Tiết 58
Thứ 5 ngày 3 tháng 5 năm 2007
Bài cũ:
H1. Xác định giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt
0
	Từ đó suy ra các giá trị lượng giác sau
0
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Theo sự chỉ dẫn của GV điền các giá trị trên bảng
- Liên hệ giữa các giá trị của các góc
- Hãy điền các giá trị sin, côsin, tang, cotang của các góc trên
- Vấn đáp HS nhắc lại các mối liên hệ giữa các góc
Bài mới
H2. Hãy kiểm nghiệm công thức cộng với tuỳ ý và
a) ;	b) ;	c) 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thảo luận trả lời câu hỏi và giải bài toán.
c) 	1);
	2);
	3);
	4) .
- Hãy nghiên cứu công thức cộng đối với sin, côsin 
- Với mọi góc lượng giác , ta có 
1) ;
2);
3) ;
4) .
- Nhớ lại các công thức liên hệ các góc đặc biệt trước và các công thức sau
H3. 	a) Để các biểu thức ở công thức nói trên có nghĩa, điều kiện của là , không có dạng . Điều đó có đúng không?
	b) Để các biểu thức ở công thức nói trên có nghĩa, điều kiện của là , không có dạng . Điều đó có đúng không?
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thảo luận trả lời câu hỏi và giải bài toán.
- áp dụng cnông thức 
1) ;
2) .
- Hãy nghiên cứu công thức cộng đối với tang, côtang 
- Với mọi góc lượng giác thoả mãn điều kiện, ta có 
1) ;
2) .
- Hãy áp dụng công thức với tuỳ ý và sao cho các biểu thức thoả mãn
H4. 	a) Hãy tính theo 
	b) Đơn giản biểu thức 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thảo luận trả lời câu hỏi và giải bài toán.
- 
- Liên hệ giải các bài toán.
- Hãy nghiên cứu công thức nhân đôi
- 
- 
- 
- Từ đó theo nhóm thảo luận giải bài toán?
Chú ý: 	, 
Củng cố: HS nhớ được các công thức cộng và công thức nhân đôi
Bài tập: Các bài tập SGK và SBT.
Tiết 59
Thứ 6 ngày 4 tháng 5 năm 2007
Bài cũ:
Sử dụng các giá trị lượng giác các góc đặc biệt tính giá trị lượng giác các góc sau: a) ;	b) 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Theo sự chỉ dẫn của GV điền các giá trị trên bảng
- Liên hệ giữa các giá trị của các góc
- Hãy giải và trình bày bài
- Vấn đáp HS nhắc lại các công thức cộng và công thức nhân đôi
HD +) ; +) 
Bài mới
H2. Hãy tính 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Quan sát công thức biến đổi tíchn thành tổng và ví dụ 5 SGK
- Thảo luận liên hệ giữa các góc lượng giác trả lời câu hỏi và giải bài toán.
- Hãy nghiên cứu công thức cộng đối với sin, côsin 
- Với mọi góc lượng giác , ta có 
1) ;
2);
3) .
- Liên hệ các góc lượng giác với các góc lượng giác đặc biệt áp dụng công thức biến đổi tổng thành tích tính 
H3. 	a)Đặt (tức là: ) khi đó công thức biến đổi tích thành tổng trên biến đổi được như thế nào?
	b) áp dụng rút gọn biểu thức 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thảo luận trả lời câu hỏi và giải bài toán.
- Hãy thay x, y trên vào công thức biến đổi tổng thành tích rut ra công thức biến đổi tích thành tổng.
- Hãy áp dụng công thức rút gọn biểu thức.
Củng cố: HS nhớ được các công thức biến đổi tổng thành tích và công thức biến đổi tích thành tổng.
Bài tập: Các bài tập còn lại SGK và SBT.
Tiết 61 
Thứ 4 ngày 16 tháng 5 năm 2007
Bài. Ôn tập cuối năm	Số tiết 1.
Tiết 39
Thứ 6 ngày 19 tháng 01 năm 2007
1. Bài cũ. Hãy xét các trường hợp nghiệm của BPT dạng .
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Trình bày bài toán, thảo luận hoàn thiện bài toán.
- Gọi HS lên bảng trình bày bài giải.
- Lưu ý đính chính lại các kiến thức (nếu cần).
2. Bài mới:
Hoạt động 1. Hãy chọn kết luận đúng
	BPT (1) có nghiệm với mọi khi và chỉ khi
A. ;	B. ;	C. ;	D. 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Giải bài toán tự luận tìm m để BPT có nghiệm với mọi . Từ đó đưa ra kết luận đúng.
- Giao nhiệm vụ theo nhóm giải bài toán.
- Xác định tập nghiệm S của BPT;
- Tìm đk để .
- Hoàn thiện bài toán cho HS.
Hoạt động 2. Hãy chọn kết luận đúng
	Cho PT .
PT có đúng hai nghiệm khi và chỉ khi
A. 	B. 	C. ;	D. .
Có đúng một nghiệm khi và chỉ khi
A. 	B. 	C. ;	D. .
Có đúng ba nghiệm khi và chỉ khi
A. 	B. 	C. ;	D. .
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Giải bài toán tự luận tìm m để PT 
1. Có đúng hai nghiệm
2. có đúng một nghiệm
3. Có đúng ba nghiệm
- Giao nhiệm vụ theo nhóm giải bài toán.
- Hướng dẫn HS xét các khả năng nghiệm của PT theo m trên trục số
- Hoàn thiện bài toán cho HS.
Hoạt động 3. Giải và biện luận BPT
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thảo luận theo nhóm giải và hoàn thiện bài.
- Trình bày bài và thảo luận lớp hoàn thiện bài.
- Giao nhiệm vụ theo nhóm giải bài toán.
- Đưa BPT về dạng , vận dụng lý thuyết giải bài toán
- Hoàn thiện bài toán cho HS.
3. Củng cố: Củng cố kiến thức giải hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn và cách kết hợp nghiệm của hệ BPT.
Hoạt động 4. Hãy chọn kết luận đúng
Hệ bất phương trình có nghiệm đúng khi và chỉ khi
A. ;	B. ;	C. ;	D. .
4. Bài tập. Phần luyện tập SGK và SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAI CO BAN 2cot.doc