Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 13: Hệ thống điện quốc gia - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 13: Hệ thống điện quốc gia - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi

* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ hệ thống điện quốc gia gồm 3 nội dung chính

1. Nội dung 1: khái niệm hệ thống điện quốc gia

Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh biết được hệ thống điện quốc gia bao gồm những bộ phận nào

2. Nội dung 2: Sơ đồ lưới điện quốc gia

Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các yếu tố cấu thành lưới điện, cấp điện của lưới điện, sơ đồ lưới điện

3. Nội dung 3: Vai trò hệ thống điện quốc gia

Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết vai trò của hệ thống điện quốc gia.

* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết.

- khái niệm hệ thống điện quốc gia (5')

- Sơ đồ lưới điện quốc gia (25')

- Vai trò hệ thống điện quốc gia (10')

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm về hệ thống điện quốc gia và sơ đồ lưới điện.

- Hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia.

b. Kĩ năng:

- Sử dụng các thiết bị phù hợp với các cấp điện

c. Thái độ:

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Khả năng đọc được sơ lưới điện quốc gia.

- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu sử dụng các thiếu bị có hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hình 22-1, 22-2

2. Học sinh:

- Tìm hiểu thông tin điện áp, dòng điện. trên các thiết bị dân dụng

- Tìm hiểu cấp điện của các quốc gia, các cấp điện dùng để truyền tải trong thực tế.

 

docx 3 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 13: Hệ thống điện quốc gia - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2020
Tiết: 24 
 CHỦ ĐỀ 13: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ hệ thống điện quốc gia gồm 3 nội dung chính
1. Nội dung 1: khái niệm hệ thống điện quốc gia
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh biết được hệ thống điện quốc gia bao gồm những bộ phận nào
2. Nội dung 2: Sơ đồ lưới điện quốc gia
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các yếu tố cấu thành lưới điện, cấp điện của lưới điện, sơ đồ lưới điện
3. Nội dung 3: Vai trò hệ thống điện quốc gia
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết vai trò của hệ thống điện quốc gia.
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết. 
- khái niệm hệ thống điện quốc gia (5')
- Sơ đồ lưới điện quốc gia (25')
- Vai trò hệ thống điện quốc gia (10')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về hệ thống điện quốc gia và sơ đồ lưới điện.
- Hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia.
b. Kĩ năng:
- Sử dụng các thiết bị phù hợp với các cấp điện
c. Thái độ: 
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Khả năng đọc được sơ lưới điện quốc gia.
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu sử dụng các thiếu bị có hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Hình 22-1, 22-2
2. Học sinh:
- Tìm hiểu thông tin điện áp, dòng điện... trên các thiết bị dân dụng
- Tìm hiểu cấp điện của các quốc gia, các cấp điện dùng để truyền tải trong thực tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết tầm quan trọng của hệ thống điện quốc gia
+ Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Điện chúng ta đang sử dụng điện của ai và do đâu?
- Muốn dẫn điện đến cho chúng ta sử dụng người ta phải làm gì?
+ Hs nghe giáo viên gợi ý. 
+ GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm
sản phẩm của nhóm
* Đánh giá kết quả
GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá thảo luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS nắm được khái niệm hệ thống điện quốc gia bao gồm những yếu tố nào
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về hệ thống điện 
- GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời các bộ phận tạo thành hệ thống điện quốc gia? Các loại nhà máy điện. Sơ đồ hệ thống điện quốc gia
- HS nghe giáo viên gợi ý . 
- GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm: 
- nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ
- Nhà máy thủy điện, nhiệt điện...
* Đánh giá kết quả
- Gv đánh giá kết quả làm việc của các cá nhân
- Biết được các thành phần tạo nên lưới điện, các cấp điện của lưới điện
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về sơ lưới điện quốc gia
- GV chia lớp làm các nhóm và giao nhóm HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 
+ Các thành phần tạo nên lưới điện
+ Kể tên cấp điện của một số quốc gia mà em biết.
- HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi gợi ý cho HS 
* Dự kiến sản phẩm
+ kết quả làm việc cảu nhóm
* Đánh giá kết quả
- Gv cho HS đánh giá kết quả làm việc của nhóm lẫn nhau, GV đánh giá các nhóm
- Biết được vai trò của hệ thống điện quốc gia
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về vai trò hệ thống điện quốc gia
- GV cho HS đọc thông tin mục III SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Cho biết vai trò của hệ thống điện quốc gia? 
+ Giải thích tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế.
* Dự kiến sản phẩm
+ kết quả làm việc cảu nhóm:
- Hệ thống điện b
đảm bảo sản xuất, truyền tải, phân phối cho nhiều lĩnh vực
- Việc điều hành được tâp trung, do đó đảm bảo cung cấp và phân phối tin cậy, chất lượng, an toàn và kinh tế.
* Đánh giá kết quả
- Gv cho HS đánh giá kết quả làm việc của nhóm lẫn nhau, GV đánh giá các nhóm
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh tóm tắt kiến thức về hệ thống điện quốc gia.
- Học sinh làm việc theo nhóm, tóm tắt kiến thức hệ thống điện quốc gia
- Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh.
* Dự kiến sản phẩm
 Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh.
* Đánh giá kết quả
Gv theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của hs trong quá trình học
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh tìm hiểu về pham vi sử dụng lưới điện quốc gia.
+ Giao cho HS làm việc cá nhân
 Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện nào ?
* Dự kiến sản phẩm
sản phẩm làm việc của cá nhân
* Đánh giá kết quả
HS tự đánh giá lẫn nhau
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết
Câu 1: Chọn đáp án đúng về khái niệm hệ thống điện quốc gia
A. Là hệ thống gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc..
B. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên miền Bắc.
C. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên miền Trung.
D. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trên miền Nam.
Câu 2: Lưới điện quốc gia có chức năng:
A. Truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ.
B. Gồm: các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại.
C. Làm tăng áp
D. Hạ áp
Câu 3: Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm:
A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ.	B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt.
C. Đường dây dẫn điện và các trạm biến áp.	D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện.
Câu 4: Hệ thống điện quốc gia gồm:
A. Nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ.
B. Nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ.
C. Nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ.
D. Nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ.
2. Thông hiểu: 
Câu 5: Lưới điện truyền tải có cấp điện áp
A. 66KV	B. 35KV	C. 60KV	D. 22KV
Câu 6: Lưới điện phân phối có cấp điện áp:
A. 35KV	B. 66KV	C. 110KV	D. 220KV
3. Vận dụng: 
Câu 7: Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là:
A. 500KV	B. 800KV	C. 220KV	D. 110KV
Câu 8: Để nâng cao công suất truyền tải điện năng từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ điện hiện nay người ta dùng những biện pháp nào sau đây:
A. Nâng cao dòng điện	B. Nâng cao điện áp
C. Nâng cao công suất máy phát	D. Cả 3 phương án trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_chu_de_13_he_thong_dien_quoc_gia_na.docx