Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Hiểu được khái niệm hệ thống điện quốc gia.

 - Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia.

 - Hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia.

trên máy phát điện, máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia.

2. Kĩ năng

- Vận dụng lí thuyết đã biết về nguồn năng lượng tạo ra năng lượng điện, các nhà máy điện, máy phát điện, truyền tải – phân phối điện, máy biến áp, dây dẫn điện, động cơ điện, dòng diện xoay chiều .

- Kĩ năng về sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả trong cuộc sống.

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.

- Kĩ năng trình bày, thuyết trình.

3. Thái độ

- Có khả năng nhận thức đúng về khoa học ứng dụng bài học vào thực tiễn đời sống, sản xuất.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng tiết kiệm năng lượng điện trong cuộc sống nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

- Giáo dục ý thức tự bảo vệ và ứng phó đối với các trường hợp liên quan đến an toàn điện khi sử dụng.

4. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho hoc sinh

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

 - Năng lực sáng tạo

 - Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực hợp tác

 - Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực

 

docx 6 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1831Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Bài 22: Hệ thống điện quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tổ trưởng kí duyệt: 	
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 23	
BÀI 22: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Hiểu được khái niệm hệ thống điện quốc gia.
	- Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia.
	- Hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia. 
trên máy phát điện, máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia.
2. Kĩ năng
- Vận dụng lí thuyết đã biết về nguồn năng lượng tạo ra năng lượng điện, các nhà máy điện, máy phát điện, truyền tải – phân phối điện, máy biến áp, dây dẫn điện, động cơ điện, dòng diện xoay chiều ... 
- Kĩ năng về sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả trong cuộc sống.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Kĩ năng trình bày, thuyết trình.
3. Thái độ 
- Có khả năng nhận thức đúng về khoa học ứng dụng bài học vào thực tiễn đời sống, sản xuất.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng tiết kiệm năng lượng điện trong cuộc sống nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
- Giáo dục ý thức tự bảo vệ và ứng phó đối với các trường hợp liên quan đến an toàn điện khi sử dụng.
4. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho hoc sinh
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
	- Năng lực sáng tạo 
	- Năng lực giải quyết vấn đề
	- Năng lực hợp tác
	- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài 22 sgk.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan.
- Chuẩn bị một số hình ảnh về các nhà máy điện, máy phát điện, đường dây điện, trạm biến áp, hình 22.1 và 22.2 SGK.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạn giảng bằng chương trình word.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài bài 22 SGK
- Ôn lại kiến thức cũ
+ Nhóm 1: Nguồn năng lượng điện từ nước (cơ năng), nhà máy thủy điện, điện thủy triều tương ứng.
+ Nhóm 2: Nguồn năng lượng điện từ than đá, khí (nhiệt năng), nhà máy nhiệt điện tương ứng.
+ Nhóm 3: Nguồn năng lượng điện từ phản ứng hạt nhân (nhiệt năng), nhà máy điện nguyên tử tương ứng.
+ Nhóm 4: Nguồn năng lượng điện từ các nguồn khác (gió, mặt trời, sinh học), nhà máy (phong điện, điện mặt trời) tương ứng. 
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về hệ thống điện quốc gia. Đồng thời giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến điện năng.
- Tạo cho học sinh hứng thú và có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống điện quốc gia.
* Phương thức: Hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nêu nhận xét về hình ảnh vừa quan sát và trả lời câu hỏi.
Đây là hình ảnh liên quan đến vấn đề nào hiện nay?
Hình ảnh 1,2,3,4 nói lên vấn đề gì?
Bài học hôm nay liên quan đến vấn đề nào?
Tại sao chúng ta lại tổ chức GIỜ TRÁI ĐẤT hàng năm?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 6 nhóm.
- Làm việc cá nhân: HS suy nghĩ và viết ra giấy các câu trả lời cho các câu hỏi trên theo ý kiến cá nhân dựa trên sự quan sát và kiến thức đã học.
- Làm việc nhóm: từ ý kiến cá nhân thảo luận tập hợp lại thành câu trả lời của nhóm
3. Trình bày, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ xung và thống nhất câu trả lời.
- GV ghi nhận những hiểu biết của học sinh về máy thu thanh.
4. Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổ chức các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả chéo giữa các nhóm.
* Sản phẩm cần đạt 
Bài học hôm nay chúng ta cùng đi nghiên cứu một phần nguồn gốc của sự nóng lên của toàn cầu chính là nguồn điện và bài học liên quan đó là HỆ THÔNG ĐIỆN QUỐC GIA nhưng không thể thiếu được trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống. Đặc biệt một số vấn đề liên quan đến “hệ thống điện quốc gia” như: Khái niệm, nhiệm vụ, vai trò của HTĐQG trong đời sống và sản xuất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ thống điện quốc gia
* Mục tiêu: Biết được khái niệm và sơ đồ hệ thống điện quốc gia.
* Phương thức: Làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập	
 - GV lấy ví dụ một mạch điện trong lớp học và yêu cầu HS nêu các thành phần của mạch điện.
 - GV yêu cầu HS:
 ? Khái quát thành khái niệm về hệ thống điện quốc gia? 
 ? Để sản xuất điện trong nhà máy điện ta cần dùng thiết bị nào?
 ? Các nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị về nguồn điện. 
 * Học sinh chuẩn bị và trình bày bằng powerpoint về: Nguồn điện (năng lượng tạo ra điện năng - gió, nước, than đá, khí, khí hóa dầu, hạt nhân, năng lượng mặt trời...); nhà máy điện: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, phong điện, địa nhiệt, điện mặt trời... theo sự phân công trước.
+ Nhóm 1: Nguồn năng lượng điện từ nước (cơ năng), nhà máy thủy điện, điện thủy triều tương ứng.
+ Nhóm 2: Nguồn năng lượng điện từ than đá, khí (nhiệt năng), nhà máy nhiệt điện tương ứng.
+ Nhóm 3: Nguồn năng lượng điện từ phản ứng hạt nhân (nhiệt năng), nhà máy điện nguyên tử tương ứng.
+ Nhóm 4: Nguồn năng lượng điện từ các nguồn khác, nhà máy điện tương ứng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm
 - HS thảo luận nhóm và tóm tắt nội dung báo cáo, phân công người trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Báo cáo kết quả trên bảng phụ và bằng powerpoint để các nhóm quan sát, thảo luận, đánh giá.
 - Các nhóm còn lại thảo luận và chuẩn bị phương án phản biện.	
 - Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau để hoàn thiện nội dung bài học.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì kịp thời sửa chữa.
- Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS	
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia
* Mục tiêu: Biết được các cấp điện áp và sơ đồ lưới điện quốc gia.
* Phương thức: Hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV: Để hiểu rõ hơn về hệ thống điện Quốc gia ta đi nghiên cứu sơ đồ hệ thống điện.
GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Sử dụng kiến thức máy biến áp đã học để giải thích sơ đồ về hệ thống điện H22.1.
2. Nghiên cứu H22.2 và nội dung Sơ đồ lưới điện quốc gia để trả lời những câu hỏi sau:
? Nêu khái niệm lưới điện quốc gia
? Các cấp điện áp của lưới điện
? Sơ đồ lưới điện trình bày những nội dung gì.
? Giải thích sơ đồ H22.2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- GV chia học sinh làm 4 nhóm:
- HS thảo luận nhóm và tóm tắt nội dung báo cáo, phân công người trình bày.
dán lên phiếu học tập (giấy A1 treo trên bảng) sau đó đại diện nhóm lên trình bày . 
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả trên bảng phụ (các nhóm án phiếu học tập lên bảng phụ) và trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm còn lại quan sát, thảo luận, đánh giá và chuẩn bị phương án phản biện	
- Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau để hoàn thiện nội dung bài học.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì kịp thời sửa chữa.
- Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS	
- GV chốt lại kiến thức:
1- Cấp điện áp của lưới điện:
Phụ thuộc vào mỗi quốc gia,lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau:
800kV,500kV, 220kV, 110kV, 66kV, 35kV, 22kV, 10,5kV, 6kV, 0,4kV.
- Lưới điện truyền tải: 66kV trở lên.
- Lưới điện phân phối: 35kV trở xuống.
2- Sơ đồ lưới điện:
- Đường dây.
- Thanh cái.
- Máy biến áp. 
Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp và các số liệu kĩ thuật của các phần tử và cách nối giữa chúng. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của hệ thống điện Quốc gia
* Mục tiêu: Biết được vai trò của hệ thống điện quốc gia.
* Phương thức: Hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV: Từ những kiến thức đã học trong phần I,II em hãy :
? Nêu vai trò của HTĐ Quốc gia?
? Theo em tại sao khi thiếu điện thì điện sinh hoạt sẽ bị cắt đầu tiên? 
	? Đơn vị nào sẽ được ưu tiên cấp điện số 1?
	? Chất lượng điện năng thể hiện ở những yếu tố nào
	? Em hãy giải thích tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- GV chia học sinh làm 4 nhóm:
- HS thảo luận nhóm và tóm tắt nội dung báo cáo, phân công người trình bày.
dán lên phiếu học tập (giấy A1 treo trên bảng) sau đó đại diện nhóm lên trình bày . 
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV yêu cầu đại diện một nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm còn lại quan sát, thảo luận, đánh giá và chuẩn bị phương án phản biện	
- Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau để hoàn thiện nội dung bài học.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Nếu có kết luận sai thì kịp thời sửa chữa.
- Kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức của HS	
- GV chốt lại kiến thức:
* Vai trò của hệ thống điện quốc gia:
- Đảm bảo việc SX, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt...trên toàn quốc.
- Đảm bảo cấp điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế nhất.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức về hệ thống điện mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức .
* Phương thức: Hoạt động nhóm đôi theo kĩ thuật động não.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm.
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới được hình thành để giải quyết các bài tập vận dụng. 
 - Làm việc nhóm đôi: HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi để tìm ra nội dung trả lời câu hỏi. 
GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện
- Giáo viên chỉ định đại diện một nhóm trả lời từng câu hỏi. Học sinh các nhóm còn lại lắng nghe, chia sẽ ý kiến và thể hiện sự đồng tình, không đồng tình với kết quả của nhóm đại diện.
- Nhận xét, nêu đáp án: Giáo viên đưa ra đáp án và chốt lại kiến thức:
Bước 4: Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và đáp án của các câu hỏi học sinh tự đánh giá kết quả học tập. 
Giáo viên nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của học sịnh.
* Sản phẩm học sinh cần hoàn thành
- Phần trình bày kết quả các câu hỏi vận dụng được giao 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm hiểu, tìm ra cái mới, mở rộng kiến thức và phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và năng lực học tập nói chung.
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để tìm hiểu về hệ thống điện và điện năng.
* Phương thức: Hoạt động nhóm theo tổ .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- NV1: Em hãy tìm hiểu các biện pháp đảm bảo việc sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế. 
- NV2: Đường dây truyền tải điện dài nhất với điện áp truyền tải lớn nhất ở nước ta hiện nay?	 
- NV3: Gv tổ chức cho HS đi trải nghiệm thực tế tại một nhà máy điện và yều cầu HS viết báo cáo thu hoạch về NLHĐ của NMĐ. Em hãy giải thích tại sao chúng ta cần tiết kiệm điện.
* Giáo viên hướng dẫn và gợi ý cho học sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoạt động ở nhà theo kế hoạch đã thống nhất. Trong quá trình học sinh hoạt động ở gia đình, cộng đồng, giáo viên thường xuyên theo giỏi, hỗ trợ học sinh khi cần thiết để các em hoàn thành được các nhiệm vụ đã xác định trong kế hoạch.
Bước 3: Trình bày, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm của nhóm học sinh và thông qua ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
- Có biện pháp khuyến khích, động viên những học sinh chăm chỉ, tích cực để hoàn thành nhiệm vụ.
* Sản phẩm học sinh cần hoàn thành
HS trình bày lược đồ tư duy về sử dụng điện trên powerpoint 
 RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_bai_22_he_thong_dien_quoc_gia.docx