Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 34: Sự phát sinh loài người

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 34: Sự phát sinh loài người

Bài 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng.

 Giải thích được đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người.

 Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp.

 Giải thích được thê nào là tiến hoá văn hoá và vai trò của tiến hoá văn hoá đối với sự phát sinh, phát triển của loài người.

2. Kỹ năng

 Phát triển khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.

 Phát triển kĩ năng đọc và giải thích sơ đồ thông qua hình 34.1, 34.2.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8805Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 34: Sự phát sinh loài người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Chu Văn An	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: //
Tiết: 36	Tuần: 28
Bài 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng.
Giải thích được đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người.
Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp.
Giải thích được thê nào là tiến hoá văn hoá và vai trò của tiến hoá văn hoá đối với sự phát sinh, phát triển của loài người.
2. Kỹ năng 
Phát triển khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
Phát triển kĩ năng đọc và giải thích sơ đồ thông qua hình 34.1, 34.2.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 34.1, 34.2 SGK.
Bảng 34 SGK, phiếu học tập.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 144.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Nguồn gốc của loài người ? (loài người đã tiến hoá từ giới động vật (bộ linh trưởng - lớp thú). Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta vào bài...
Bài 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Dựa vào đâu mà các nhà khoa học cho rằng loài người đã được tiến hoá từ giới động vật (linh trưởng) ?
- Trong các loài linh trưởng thì loài nào có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người ?
- Để xác định mức độ gần gũi giữa hai loài các nhà khoa học đã làm gì, dựa vào yếu tố nào (yếu tố chính) ?
(Hay người ta có thể dùng phương pháp lai phân tử (lai giữa ADN với ADN hoặc ADN với ARN). Cách tiến hành, tách ADN của hai loài ra thành dạng đơn, sau đó trộn lẫn với nhau → ADN lai) 
- Lệnh câu hỏi SGK ? (điểm giống nhau giữa người với các loài tinh tinh)
- Điểm khác nhau ? (thế đứng, nguồn thức ăn, bộ não, nguôn ngữ, lối sống, sinh sản, nuôi con,)
- Qua đó thể hiện được điều gì ?
- Có mấy dạng vượn người hoá thạch ? Hãy kể tên theo trình tự các dạng đó ?
- Loài nào tồn tại lâu nhất ?
- Những loài nào đã bị tiêu diệt ? Thời gian tồn tại của những loài này ?
* Lệnh HS đọc mục II và cho biết sự khác nhau giữa tiến hoá sinh học và tiến hoá văn hoá ?
- Tiến hoá văn hoá được hiểu như thế nào ?
- Tiến hoá văn hoá có vai trò gì đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người ?
- Tại sao con người ngày nay lại là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hoá của các loài khác ? Cho ví dụ ?
(Con người luôn có hai tác động tích cực và tiêu cực)
- Chúng ta phải làm gì để chống lại các tác động xấu ảnh hưởng đến con người và xã hội loại người ?
* HS thảo luận, nhớ lại kiến thức bài 24 để trả lời:
- Bằng chứng về giải phẩu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh vật học phân tử.
* HS quan sát bảng 34, H34.1, thảo luận và trả lời:
- Tinh tinh.
- Dựa vào sự sai khác về trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit. (sai khác ít thì có quan hệ họ hàng gần và ngược lại).
* HS thảo luận và trả lời:
- Tiến hoá từ một nguồn gốc chung nhưng theo hai hướng khác nhau.
* HS đọc sách, quan sát H.34.2, thảo luận và trả lời:
- Có 8 loài trong chi Homo.
- H. habilis (người khéo léo), H. erectus (người đứng thẳng), H. sapiens (người thông minh), H. neanderthalensis, 
- Chỉ duy nhất loài người hiện nay còn tồn tại.
* HS dọc mục II SGK, thảo luận và trả lời:
- Đó là sự xuất hiện tiếng nói, chế tạo công cụ, dùng lửa nấu chín thức ăn, trồng trọt, chăn nuôi, làng mạc, khoa học và công nghệ.
- Giúp con người tiến hoá cao nhất, thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của môi trường.
* HS thảo luận và cho ý kiến:
I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại:
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
- Bằng chứng về giải phẩu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh vật học phân tử.
- Trong các loài linh trưởng thì tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người hơn các loài khác.
2. Các dạng vượn người hoá thạch và quá trình hình thành loài người:
- H. habilis (người khéo léo), H.rudolfensis, H. georgicus, H. egaster, H. erectus (người đứng thẳng), H. heidelbergensis, H. sapiens (người thông minh), H. neanderthalensis,
- Hiện nay có hai học thuyết:
+ “ra đi từ châu Phi” cho rằng loài H. sapiens, được hình thành từ loài H. erectus ở châu Phi, sau đó phát tán sang châu lục khác.
+ Học thuyết khác cho rằng loài H. erectus di cư từ châu Phi sang châu lục khác, rồi từ nhiều nơi khác nhau, loài H. erectus tiến hoá thành H. sapiens.
II. Người hiện đại với sự tiến hoá văn hoá:
(Phiếu học tập)
* Phiếu học tập: 
Các đặc điểm
TH sinh học
TH văn hoá
Nhân tố tiến hoá
Biến dị di truyền, CLTN
Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hoá, tinh thần, khoa học, công nghệ, quan hệ xã hội,
Giai đoạn tác động chủ yếu
Chủ yếu ở giai đoạn tiên hoá của vượn người hoá thạch và người cổ
Chủ yếu từ giai đoạn đã xuất hiện con người sinh học (đi thẳng, đứng bằng hai chân, bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) đến nay và trong tương lai.
Kết quả
Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể vượn người hoá thạch: đi bằng 2 chân, bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Hình thành nhiều khả năng thích nghi hơn mà không cần biến đổi về mặt sinh học trên cơ thể. Giúp con người trở thành loài thống trị trong tự nhiên, làm chủ khoa khọc kỹ thuật, có ảnh hưởng đến nhiều loài khác và khả năng điều chỉnh hướng tiến hoá của chính mình.
* Có ý kiến cho rằng: tiến hoá sinh học là tiến hoá dọc qua các thế hệ (bố mẹ sang con) còn tiến hoá căn hoá truyền ngang từ người này sang người khác.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
Theo Tattersall và Schwartz
(Extinct Humans – 2000)
Cây chủng loại phát sinh loài người
H.sapiens
H.neanderthalensis
H.heidelbergensis
H.antecessor
H.erectus
H.ergaster
H.habilis
H.rudolfensis
Au.africanus
Au.garhi
Au.afarensis
Au.bahrelghazali
Au.anamensis
Ar.ramidus
P.aethiopicus
P.robustus
P.boisei
Triệu năm
0
1
2
3
4
5
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
Khỉ
Vượn người
Vượn
Đười ươi
Gôrila
Tinh tinh
Người
Crômanhôn
Nêanđectan
Người vượn Pitêcantrôp
Ôxtralô-
pitec
Đriôpitec
Prôpliôpitec
Parapitec
Khỉ hoá thạch nguyên thuỷ
Sơ đồ phát triển của vượn người ngày nay và người

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 34.doc