Bài 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen Opêron ở sinh vật nhân sơ.
Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh học sinh biết hệ thống hoá kiến thức.
Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 3.1, 3.2a, 3.2b SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Chu Văn An Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 12 Ngày soạn: // Tiết: 3 Tuần: 2 Bài 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen. Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen Opêron ở sinh vật nhân sơ. Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh học sinh biết hệ thống hoá kiến thức. Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích. Phương tiện dạy học: Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học. Hình 3.1, 3.2a, 3.2b SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 SGK trang 14. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Học sinh nhắc lại vai trò của “Vùng điều hoà” trong gen cấu trúc ? Để cụ thể hơn ta tiếp tục nghiên cứu bài Bài 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Lệnh HS đọc mục I: - Điều hoà hoạt động gen là gì ? - Điều hoà hoạt động của gen phụ thuộc vào những yếu tố nào ? - Làm thế nào tế bào có thể nhận biết được thời điểm nào thì cho gen hoạt động hay ngừng hoạt động ? - Điểm khác nhau giữa cấp độ điều hoà hoạt động gen ở TBNS với TBNT ? - Tại sao có sự khác nhau đó ? - Miêu tả mô hình opêron ? - Có mấy vùng ? - Nhiệm vụ của từng vùng ? (Gen điều hoà R (repressor): không nằm trong thành phần của opêron, cón nhiệm vụ kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế.) * Lệnh HS quan sát H.3.1a, 3.1b: - Nêu các thành phần có trong mô hình ? - Hai mô hình khác nhau ở điểm nào ? - Yếu tố nào tạo nên sự khác nhau đó ? (Sau khi tổng hợp các phân tử mARN tạo ra các enzym phân giải đường lactôzơ. Khi đường hết, prôtêin ức chế lại hoạt động) * HS thực hiện lệnh, thảo luận, trả lời: - Do sự nhận biết của vùng điều hoà. - TB nhân sơ quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời. TB nhân thực có màng nhân nên 2 quá trình xảy ra không đồng thời. - Các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hoà. * HS nghiện cứu mục II.1, quan sát H3.1, thảo luận, trả lời: - O (operator): là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản quá trình phiên mã. * HS thực hiện lệnh, thảo luận, trả lời: - Có xgen điều hoà P, R. - Có vùng vận hành, gen khởi động, các gen cấu trúc. - H3.1a các gen cấu trúc không hoạt động; H3.1b các gen cấu trúc hoạt động, do có chất cảm ứng. - Lactôzơ: như chất cảm ứng (inductor). I. Khái quán về hoạt động của gen: 1. Khái niệm: - Là điều hoà sản phẩm của gen tạo ra. - Phụ thuộc và từng giai đoạn phát triển của cơ thể hay ứng với các điều kiện của môi trường. - Tế bào chỉ tổng hợp prôtêin cần thiết vào lúc thích hợp. 2. Các cấp độ điều hoà hoạt động của gen: - Tế bào nhân sơ: chủ yế ở cấp độ phiên mã. - Tế bào nhân thực: ở mọi cấp đội (phên mã, dịch mã, sau dịch mã) II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ: 1. Mô hình cấu trúc của opêron Lac (ở vi khuẩn): gồm 3 vùng: - Z, Y, A: cùm các gen cấu trúc kiểm soát tổng hợp polipeptit. (quy định tổng hợp enzym tham gia vào các phản ứng phân giải đường ® NL cho tế bao) - O (operator): vùng vận hành chỉ huy hoạt động của gen cấu trúc. - P (promoter): vùng khởi động, nơi ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 2. Sự điều hoà hoạt động của opêron: a. Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế đến liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. b. Khi môi trường có lactôzơ: chất ức chế bị bất hoạt bởi chất cảm ứng, không ngắn vào vùng vận hành được, quá trình phiên mã, dịch mã của các gen cấu trúc xảy ra. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
Tài liệu đính kèm: