Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được nguồn nguyên liệu của tiến hoá.

 Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không phải là loài hay cá thể.

 Giải thích được quan niệm về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.

 Giải thích được các nhân tố tiến hoá như đột biến, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.

 So sánh tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

2. Kỹ năng

 Phát triển khả năng phân tích, so sánh, tư duy, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2992Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: //
Tiết: 28	Tuần: 20
Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được nguồn nguyên liệu của tiến hoá.
Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không phải là loài hay cá thể.
Giải thích được quan niệm về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
Giải thích được các nhân tố tiến hoá như đột biến, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.
So sánh tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
2. Kỹ năng 
Phát triển khả năng phân tích, so sánh, tư duy, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 trang 112.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Quan niệm hiện đại đã giải quyết những tồn tại của thuyết tiến hoá cổ điển, giải thích sự tiến hoá hoá như thế nào ?...
Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề: Thuyết tiến hoá tổng hợp và gì ? Nó là sự kết hợp của những thành tựu nào ?
- Theo thuyết tổng hợp thì tiến hoá là gì ?
+ Mỗi cá thể có mấy kiểu gen ?
+ Mỗi QT có mấy kiểu gen ?
+ Loài thì như thế nào ?
(Cá thể có KG tốt đến mấy cũng không thể duy trì nguyên vẹn qua thế hệ sau vì các gen sẽ phân li và tổ hợp lại trong quá trình sinh sản hữu tính. Mỗi các thể có thể xem như một các túi chứa một số nhất định các alen trong số vốn gen của QT)Þ
- Tại sao quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở ?
- Có mấy loại tiến hoá ? Thức chất và qui mô ?
- Gồm có những biến dị nào ?
- Theo em, nếu 1 cá thể hoặc giao tử của QT khác cùng loài mang gen đột biến được phát tán đến QT có làm tăng thêm nguồn BD của QT không ?
→ Nguồn biến dị di truyền ?
- Quần thể chỉ tiến hoá khi nào ?
- Nguyên nhân nào làm cho thành phần kiểu gen của QT bị biến đổi ?
- Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần KG của QT như thế nào ?
- Tại sao, nói ĐB là nguồn nguyên liệu sơ cấp, BDTH thứ cấp ?
(ĐB là nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì, phần lớn các ĐB trong tự nhiên là có hại nhưng tông tại ở dạng dị hợp tử, không biểu hiện ra KH. Khi môi trường thay đổi, các tổ hợp gen sẽ thay đổi giá trị thích nghi và có thể trở nên có lợi. Nếu qua giao phối → gen lặn có hại phát sinh, thì được CLTN đào thải.) 
- Hiện tượng di, nhập gen là gì ? Nó có làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen hay không ?
- Di - nhập gen có định hương hay không ?
- Thực chất của CLTN ?
- CLTN là chọn lọc KG hay KH ?
- Kết quả, tốc độ của CLTN ? 
- Tại sao CL lại chống alen trội lại diễn ra với tốc độ nhanh hơn CL chống lại alen lặn ?
- Tại sao nói thức chất CLTN là phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của cá thể trong quần thể ?
 - Vì sao CLTN làm thay đổi tần số alen của QT vi khuẩn nhanh hơn so với QT SV nhân thực lưỡng bội ?
- Các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưỡng như thế nào đến sự biến động tần số, thành phần gen của QT ?
- Ví dụ ?
- Lệnh câu hỏi SGK, phần học ?
- Thế nào là giap phối không ngẫu nhiên ?
- Giao phối ( or không) ngẫu nhiên có làm thay đổi thành phần KG, tần số alen không ?
- Kết quả của Giao phối không ngẫu nhiên ?
* HS đọc mục I, thảo luận và trả lời:
* HS thảo luận và trả lời:
+ Có một kiểu gen duy nhất, tồn tại chỉ một thế hệ.
+ Có nhiều kiểu gen. (nhiều cá thể)
+ Có nhiều kiểu gen (vì loài có thể gồm nhiều QT khác nhau).
- Quần thể là đơn vị tiến hoá và tiến hoà là quá trình làm thay đổi tần số gen và thành phần kiểu gen của quần thể. Và nếu vốn gen của QT bị thay đổi qua các thế hệ thì ta nói QT đó đang tiến hoá.
- QT là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
- QT có tính vẹn toang về di truyền (đặc trưng bởi tần số tương đối của các alen về 1 hoặc 1 số gen nào đó).
- QT có khả năng biến đổi cơ cấu di truyền qua các thế hệ.
- Có hai quá trình: tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
* HS nhớ lại kiến thức cũ để trả lời: ĐBG, ĐB NST, BD tổ hợp.
- Có, vì nguồn BDDT của QT là: phát sinh do ĐG, giao phối và sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử từ các QT khác.
- Khi mà thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể được biến đổi qua các thế hệ.
- Do đột biến gen, di - nhập gen, CLTN, các nhân tố ngẫu nhiên.
→ Các nhân tố đó được gọi là nhân tố di truyền.
* HS đọc mục II.1, thảo luận và trả lời:
- Tần số ĐB ở từng gen thấp.
- Mỗi cơ thể có hàng vạn gen, mỗi QT có nhiều cá thể nên tạo nhiều alen ĐB ở mỗi thế hệ (ý nghĩa).
- ĐB được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của TH. 
- ĐB qua giao phối tạo nên nguồn BD thứ cấp.
* HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:
- Không, hoàn toàn ngẫu nhiên.
* HS thảo luận và trả lời:
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi cấu trúc DT của QT theo 1 hướng xác định.
- Tốc độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Vì CL tác động trực tiếp lên KH.
- Vì trong thức tế, có những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu đước các điều kiện bất lợi, sống lâu lại không có khả năng sinh sản tì cũng không đống góp vào vốn gen của QT → vô nghĩa về mặt tiến hoá.
- NST của VK chỉ có 1 chiếc, do đó gen chỉ có 1 alen.
- Ngay khi đột biến không xảy ra, CLTN, di - nhập gen không có thì thành phần KG, tần số alen của QT vẫn bị biến đổi.
- VD: Nếu một người sinh nhiều con thì tỉ lệ nam nữ là 1:1.
- Làm nghèo nàn vốn gen, có thể bị biến mất một số gen có lợi của QT.
* HS thảo luận và trả lời:
- Không làm thay đổi thành phần KG, tần số alen của QT nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho QT tiến hoá.
I. Khái niệm HTTHTH hiện đại:
- Là học thuyết được sự kết hợp cơ chế tiến hoá bằng CTTN của thuyết tiến hoá Đacuyn với các thành tựu của di truyền học và đặc biệt là di truyền học quần thể gọi là thuyết TH.
II. Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá:
* Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở.
1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn:
a. Tiến hoá nhỏ:
- Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của QT, xuất hiện sự cách li sinh sản với QT gốc. → hình thành loài mới.
- Qui mô: nhỏ ( phạm vi 1 loài).
b. Tiến hoá lớn:
- Là quá trình biến đổi trên qui mô lơn, trải qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
- Qui mô: Lớn (nhiều loài).
2. Nguồn biến dị DT của quần thể:
- Do đột biến tạo ra. Thông qua quá trình sinh sản hữu tính, các đột biến được tổ hợp lại tạo nên các BDTH làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
II. Các nhân tố tiến hoá:
* Là các nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của QT.
1. Đột biến: là nhân tố tiến hoá (vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của QT).
- ĐB cung cấp nguồn biến dị sơ cấp.
- QT giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp (BD tổ hợp).
2. Di - nhập gen: 
- Là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các QT.
- Làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của QT.
3. Chọn lọc tự nhiên:
- Là quá trình phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể với những kiểu gen khác nhau.
- Kết quả: trong QT có nhiều KG thích nghi.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên:
- Sự biến động thành phần KG và tần số alen của QT gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
- QT càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ và ngược lại.
5. Giao phối không ngẫu nhiên:
- Bao gồm: giao phối cận huyết, tự thụ phấn và giao phối chọn lọc.
- Kết quả: làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng di truyền.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 26.doc