Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 12: Di truyền liên kiết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 12: Di truyền liên kiết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KIẾT VỚI GIỚI TÍNH

VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính (X và Y).

 Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biết về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.

 Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.

 Nêu được đặc điểm di truyền của gen di truyền ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.

2. Kỹ năng

 Rèn luyện kĩ năng suy luận, tự duy logíc.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1549Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 12: Di truyền liên kiết với giới tính và di truyền ngoài nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Chu Văn An	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: //
Tiết: 12	Tuần: 6
Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KIẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính (X và Y).
Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biết về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.
Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.
Nêu được đặc điểm di truyền của gen di truyền ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.
2. Kỹ năng 
Rèn luyện kĩ năng suy luận, tự duy logíc.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 12.1, 12.2 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: Câu 1, 2, 3, 4 SGK trang 49.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: 
Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KIẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Lệnh HS đọc mục I.1.a và quan sát hình 12.1. Từ đó đưa ra nhận xét về NST giới tính ?
- Như thế nào là NST giới tính ?
- Hình vẽ thể hiện cái gì ?
* Lệnh HS đọc mục I.1.b và yêu cầu trình bày cơ chế TB học xác định giới tính.
- Các kiểu gen giới tính ?
- Cho ví dụ sinh vật điển hình ?
* Lệnh HS đọc mục 2, quan sát H12.2 từ đó tìm ra đặc điểm di truyền của các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định ?
- Đối với gen trên NST X ?
- Từ kết quả thí nghiệm đó, em có nhận xét gì ?
- Như vậy chỉ cần một gen lặn nằm trên NST X đã thì cơ thể đực đã biểu hiện ra kiểu hình.
(GV lấy ví dụ cụ thể một bệnh nào đó mà mẹ truyền cho con trai). → Gọi là hiện tượng di truyền gì ?
- Đối với gen trên NST Y ?
* GV lệnh cho HS đọc ví dụ trong SGK. → Hiện tượng di truyền đó là gì ?
* GV đặt vấn đề: việc các gen quy định giới tính nằm trên NST có ý nghĩa gì trong chăn nuôi và trồng trọt ?
- Cho ví dụ ?
* Lệnh HS đọc mục II, trình bày thí nghiệm. Qua thí nghiệm có nhận xét gì về kết quả ? (cá thể con giống mẹ hay giống bố ?)
- Nguyên nhân nào dẫn đến có kết quả như vậy ?
* HS thực hiện lệnh, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Có các gen quy đinh giới tính.
- Vùng tương đồng, vùng không tương đồng.
* HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày:
* HS thực hiện lệnh, thảo luận và trả lời:
- HS trình bày lại thí nghiệm
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau và khác với kết quả của phép lai Menden.
- Gen quy định tính trạng chỉ nằm trên NST X mà không nằm trên NST Y.
- Di truyền chéo.
- Di truyền thẳng
* HS đọc mục 2.c, thảo luận và cho ý kiến:
- Quy định giới tính,
* HS thực hiện lệnh, trình bày thí nghiêm, cho ý kiến:
- Giống mẹ.
I. Di truyền liên kết với giới tính:
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
a. NST giới tính:
- Là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen khác)
- Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng có vùng không tương đồng.
b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
- Kiểu: XX, XY:
+ Ở ĐV có vú, ruồi giấm, người: con cái XX, con đực XY.
+ Ở chim, bướm, cá, ếch nhái: con cái XY, con đực XY.
- Kiểu: XX, XO:
+ Ở châu chấu, rệp, bọ xít: con cái XX, con đực XO.
+ Ở bò nhạy: con cái XO, con đực XX.
2 Di truyền liên kêt giới tính:
a. Gen trên NST X:
*. Thí nghiệm: (SGK)
*. Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận và nghịch của Moocgan là khác nhau và khác với kết quả phép lai thuận nghịch của Menden (KQ giống nhau).
*. Giải thích: Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y. Vì vậy cá thể đực (XY) chỉ cần một gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình.
* Chú ý: Đặc điểm di truyền của gen trên NST X là di truyền chéo.
b. Gen trên NST Y: Ví dụ: người bố có túm lông tai sẽ di truyền cho tất cả các con trai mà con gái không bị tật này.
* Chú ý: Gen trên Y di truyền thẳng cho những cá thể con mang cặp giới tính XY.
c. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính:
- Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi, trồng trọt.
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
II. Di truyền ngoài nhân:
1. Thí nghiệm: (SGK)
2. Nhận xét: Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, di truyền theo dòng mẹ (con giống mẹ).
3. Nguyên nhân: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC ( trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền qua TBC của trứng.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 12.doc