Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 11: Liên kết gen & hoán vị gen

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 11: Liên kết gen & hoán vị gen

Bai 11. LIÊN KẾT GEN & HOÁN VỊ GEN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nhận biết được hiện tượng liên kết gen, hoán vị gen.

 Giải thích được cơ sở té bào học của hiện tượng hoán vị gen.

 Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.

2. Kỹ năng

 Rèn luyện kĩ năng suy luận.

II. Phương tiện dạy học:

 Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.

 Hình 11 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 11: Liên kết gen & hoán vị gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: //
Tiết: 11	Tuần: 10
Baøi 11. LIÊN KẾT GEN & HOÁN VỊ GEN
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nhận biết được hiện tượng liên kết gen, hoán vị gen.
Giải thích được cơ sở té bào học của hiện tượng hoán vị gen.
Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
2. Kỹ năng 
Rèn luyện kĩ năng suy luận.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 11 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 SGK trang 47.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Cho ruồi giấm thân xám cánh dài lai với thân đen cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Nếu đem con đực F1 lai với con cái thân đen cánh cụt thì có kết quả như thế nào ? Biết B xám, b đen, V dài, v cụt. (HS dựa vào định luật PLĐL của Menden để làm. Kết quả phân li KH theo định luật của Menden là 1:1:1:1)
Baøi 11. LIÊN KẾT GEN & HOÁN VỊ GEN
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Lệnh HS đọc mục I, qua đó rút ra nhận xét giữa kết quả TN với bài tập trên ?
- Vậy điều gì đã làm nên sự khác nhau đó ?
- LKG là gì ?
- Hãy giải thích kết quả của phép lai và viết sơ đồ lai tử P → F2 ?
(F1 100% thân xám, cánh dài → thân xám trội so với đen; cánh dài trội so với cụt)
(Ví dụ: 1 loài có bộ NST 2n = 24 thì bộ NST đơn bội là n = 12. Vậy có 12 nhóm liên kết)
- Có phải các gen trên 1 NST lúc nào cũng di truyền cùng nhau không ?
- Hoán vị gen là gì ?
- Từ kết quả thí nghiệm em có nhận xét gì ?
- Các gen quy định màu thân, hình dạng cánh nằm trên mấy NST ?
- Ở H.11 ta thấy có hiện tượng gì ?
(Chính sự trao đổi chéo giữa các NST → HVG)
- Tần số HVG được tính như thế nào ?
(Nếu tất cả các tế bào khi bước vào giảm phân đều có hiện tượng TĐC giữa 2 gen nào đó thì tỉ lệ giao tử HVG với giao tử không HVG vẫn chỉ lề 1:1; các gen ở cách xa nhau thì TSHVG càng cao và ngược lại)
* Lệnh HS đọc mục III:
- Ta thấy hiện LKG làm giảm số lượng cá thể do các gen đã liên kết với nhau. Như vậy có ý nghĩa gì ?
- HVG tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng kiểu tổ hợp. Điều đó có ý nghĩa gì ?
(Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1 phần trăm HVG hay 1CM (Centimoocgan)).
* HS thực hiện lệnh:
- Trình bày thí nghiệm.
- Phân tích kết quả.
- Nhận xét.
- Theo Moocgan thì tỉ lệ phân li KH ở F2 1:1.
- Do vậy 2 gen phải liên kết với nhau và cùng nằm trên 1 NST quy định nên tính trạng (gọi là LKG). Nếu nằm trên 2 NST thì tir lệ phân li KH ở F2 1:1:1:1.
- Sơ đồ lai” 
- Không, có lúc chúng hoán vị gen cho nhau.
* HS đọc mục II.1, quan sát H.11, thảo luận, trả lời:
- HS trình bày thí nghiệm:
- Nằm trên 1 NST.
- Trao đổi chéo giữa các NST. (xảy ra ở kì giữa của giảm phân I)
* HS nghiện cứu SGK, thảo luận, trả lời:
* HS thực hiện lệnh, thảo luận, trả lời:
I. Liên kết gen:
1. Thí nghiệm: 
2. Giải thích:
- Số kiểu tổ hợp giảm, số KG giảm. Do các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau trong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen.
- Các gen thường di truyền cùng nhau được gọi là LKG. Nhóm gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau gọi là một nhóm LKG. Số lượng nhóm LKG của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội.
3. Sơ đồ lai:
II. Hoán vị gen:
1. Thí nghiệm:
2. Nhận xét: kết quả thí nghiệm khác với hiện tượng LKG, hiện tượng PLĐL của Menden.
3. Cơ sở khao học của hiện tượng hoán vị gen:
- Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên 1 NST. Trong giảm phân, chúng thường đi cùng nhau, nên phần lớn có KH giống bố hoặc mẹ.
- Ở một số tế bào cơ thể con cái khi giẩm phân xảy ra TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen mới (HVG).
- Cách tính tần số HVG:
* Chú ý: tần số HVG từ 0 → 50%, không vượt quá.
III. Ý nghĩa:
1. Ý nghĩa của hiện tượng LKG:
- Duy trì sự ổn định của loài.
- Nhiều gen tốt được tổ hợp và lưu giữ trên NST.
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý (mong muốn) có ý nghĩa trong chọn giống.
2. Ý nghĩa của hiện tượng HVG:
- Tạo nguồn biến di tổ hợp là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
- Các gen quý có cơ hôi tổ hợp lại trong 1 nhóm gen.
- Từ khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST lập được bản đồ di truyền, từ đó có thể dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống (giảm thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm) và nghiên cứu khoa học.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 11.doc