Giáo án chương trình tự chọn lớp 12

Giáo án chương trình tự chọn lớp 12

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:

-Rèn luyện kỹ năng phân biệt các dạng đề NLXH và NLVH.

-Rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận XH và VH.

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:

-Phát vấn, nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm, thuyết giảng

-SGK, SGV, Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

*Hướng dẫn ôn tập kiến thức cũ:

*Bài mới:

 

doc 22 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chương trình tự chọn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN LỚP 12
Tiết BS –Tuần 1:
LUYỆN TẬP VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Rèn luyện kỹ năng phân biệt các dạng đề NLXH và NLVH.
-Rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận XH và VH.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Phát vấn, nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm, thuyết giảng
-SGK, SGV, Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức cũ:
*Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GHI CHÚ
HĐ1: Tổ chức tìm hiểu đề về NLXH
TT1:-GV đưa ra 3 đề khác nhau.
-Cho 2 HS thảo luận, và trả lời
TT2: -Gọi HS trả lời, bổ sung
-GV hệ thống lại
HĐ2: Tổ chức tìm hiểu đề về NLVH
TT1:-GV đưa ra 5 đề khác nhau.
-Cho 2 HS thảo luận, và trả lời
TT2: -Gọi HS trả lời, bổ sung
-GV hệ thống lại
HĐ3: Củng cố :
TT1:-Hãy nêu cách làm bài văn NL?
-HS trả lời , bổ sung
TT2: GV hệ thống lại
I.Nghị luận XH:
1. Ví dụ 1:
“Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” (M.E Mông-te-nhơ), Anh(chị) có suy nghĩ gì về ý khiến trên.
NL về một tư tưởng đạo lí.
2. Ví dụ 2:
“Rất nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội đón các trẻ em lang thang cơ nhỡ về nuôi dạy”. Ý kiến của anh (chị) như thế nào về vấn đề này?
NL về một hiện tượng đời sống
3. Ví dụ 3:
Nghị lực và bản lĩnh của con người ở Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh)
NL về vấn đề XH đặt ra trong t/p VH
II. Nghị luận VH:
1. Ví dụ 1:
Bình giảng đoạn thơ:
Em ơi buồn làm chi
Sao xót xa như rụng bàn tay
( Bên kia sông Đuống –Hoàng Cầm)
NL về một đoạn thơ
2. Ví dụ 2:
Bác ơi! (Tố Hữu) Một tiếng khóc bi hùng.
NL về một bài thơ
3.Ví dụ 3:
Phân tích hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
NL về nhân vật trong t/pVH
4. Ví dụ 4:
Vợ nhặt, truyện ngắn của Kim Lân, giàu giá trị nhân văn.
NL về t/p VH ( một vấn đề )
5. Ví dụ 5:
“Người nghệ sĩ phải biết vui, buồn với cuộc đời con người” (Nguyễn Minh Châu)
NL về một ý kiến VH
III. Cách làm bài:
-Đọc kỹ đề bài
-Xác định các yêu cầu về nội dung và kỹ năng:
+Yêu cầu về thể loại ( Thao tác lập luận)
+Yêu cầu về nội dung ( Luận đề)
+Yêu cầu về tư liệu ( Dẫn chứng)
-Tìm ý (xác định luận điểm)
-Lập dàn ý (Lựa chọn luận cứ)
-Dùng các thao tác lập luận để viết bài văn NL
-Kiểm tra, sửa chữa bổ sung
*Dặn dò:
- Hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, trang
-Chú ý đọc kỹ văn bản, xác định luận điểm, luận cứ của t/p
------*****------
PHẦN BỔ SUNG:
Tiết BS - Tuần 2 
XEM PHIM TÀI LIỆU “CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI” 
VỀ CUỘC ĐỜI BÁC HỒ
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Ôn tập lại Tiểu sử và con người của Bác Hồ kính yêu
-Hiểu được nhân cách cao cả và tấm lòng yêu nước thương dân của Bác Hồ
-Giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Nêu vấn đề, tạo tình huống, Phát biểu cảm nghĩ
-VCD-Phim tài liệu “Chân dung một con người
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức cũ:
*Bài mới:
-Cho HS xem phim tài liệu
-Cho HS thảo luận 
-Cho một số phát biểu cảm nghĩ về cuộc đời và nhân cách của Bác Hồ.
-GV hệ thống lại, một số vấn đề để giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ
*Dặn dò: 
-Hướng dẫn soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng
-Đọc kỹ văn bản, xác định các luận điểm, luận cứ trong t/p
------*****------
PHẦN BỔ SUNG:
Tiết BS –Tuần 3:
TÌM HIỂU “ MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ” 
 (Trích) Nguyễn Đình Thi
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Hiểu được nội dung và giá trị bài tiểu luận.
- Thấy được mối quan hệ giữa tư tưởng và tình cảm, vai trò của lí lẽ và lập luận, tác dụng của hình ảnh trong một bài nghị luận.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Phát vấn, nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm, thuyết giảng
-SGK, SGV, Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Kiểm tra bài cũ
*Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GHI CHÚ
HĐ 1: Tổ chức tìm hiểu chung
TT1:- Hãy nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của NĐT?
- HS dựa vào SGK trả lời
-GV nhận xét, hệ thống lại
TT2:-Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS dựa vào SGK trả lời
HĐ2: Tổ chức đọc-hiểu VB
TT1:-Đoạn trích có những luận điểm nào?
- HS trả lời, bổ sung
-GV nhận xét, hệ thống lại
TT2: GV hướng dẫn HS phân nhóm, thảo luận:
-Mỗi luận điểm nhà văn dùng những luận cứ gì để chứng minh?
-Nhận xét về cách dùng luận cứ, luận điểm để bàn luận của nhà văn?
TT3: Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung ( theo từng luận điểm
TT4: GV hệ thống lại theo từng luận điểm.
TT5:GV biểu dương các nhóm và học sinh tích cực thảo luận.
TT6:-Hãy nêu những giá trị NT của t/p?
-HS trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
HĐ3: Tổ chức tổng kết :
TT1:-Hãy nêu giá trị ND, tư tưởng của t/p?
-HS trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời:
Được viết 9/1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đặc trưng cơ bản của thơ:
a. Thơ là biểu hiện tâm hồn con người:
-Quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người.
Thơ với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau.
-Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người.
Phân tích chi tiết, lập luận sắc sảo về mối quan hệ khăng khít giữa thơ với tâm hồn con người.
b. Hình ảnh thơ:
- Là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy
c. Tư tưởng thơ:
- Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.
d. Cảm xúc thơ:
- Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn, bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ
e. Cái thực của thơ: 
- Là những hình ảnh sống,  những ý niệm trừu tượng định trước
2. Phân biệt ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ khác:
- So sánh ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi.
Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, không quanh conhững điểm ấy thì toàn thể đóng lên theo
3. Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần.
- Trước tiên tác giả công nhận vai trò sức mạnh của vần, nhịp, luật thơ.
- Sau đó bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn cứ thành công
- Từ đó đưa ra quan niệm : không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần
- Định hướng cách hiểu về thơ. Đây chính là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong quan niệm về thơ của NĐT.
Quan niệm đúng đắn, tiến bộ, sát thực với tình hình thơ ca đương đại. Ngày nay quan niệm này vẫn còn nguyên giá trị.
* Nghệ thuật :
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.
- Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo, gợi nhiều liên tưởng.
III. Tổng kết:
- Quan niệm về thơ của NĐT đã góp phần đánh thức giúp chúng ta nhận thức được giá trị đích thực của thơ ca.
- Thể hiện được nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận.
*Dặn dò:
- Hướng dẫn soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng, trang
-Chú ý đọc kỹ văn bản, nắm vững giá trị ND, NT của t/p
Tiết BS –Tuần 4:
Đọc thêm: BÊN KIA SÔNG ĐỐNG ( Hoàng Cầm ),
DỌN VỀ LÀNG( Nông Quốc Chấn )
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm.
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Phát vấn, nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm, thuyết giảng
-SGK, SGV, Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Kiểm tra bài cũ
*Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GHI CHÚ
HĐ 1: Tổ chức tìm hiểu chung
TT1: GV giới thiệu vài nét về HC và NQC. Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu SGK.
TT2:-Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS dựa vào SGK trả lời
HĐ2: Tổ chức đọc-hiểu VB
TT1:-GV hd HS 2 đọc tác phẩm
-Gọi HS đọc một đoạn thích nhất
TT2: GV hướng dẫn HS phân nhóm, thảo luận:
-Hãy nêu giá trị ND và giá trị NT của 2 t/p?
-Nhận xét chung về phong cách thơ của 2 nhà thơ?
TT3: Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung ( theo từng luận điểm
TT4: GV hệ thống lại theo từng luận điểm.
TT5:GV biểu dương các nhóm và học sinh tích cực thảo luận.
HĐ3: Củng cố:
GV nhấn mạnh: Hai bài thơ tiêu biểu cho lòng yêu quê hương đất nước: căm thì giặc sâu sắc, niềm tự hào QH,ĐN, quyết tâm đánh giặc cứu nước của dân tộc VN trong thời kì k/c chống Pháp.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm:
a. Bên kia sông Đuống:
 -Được viết trong một đêm tháng 4/1948 sau khi HC nghe tin giặc chiếm đóng quê hương.
b. Dọn về làng
 -Được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp khi quê hương tác giả được giải phóng.
II.Đọc-hiểu văn bản:
1. Bên kia sông Đuống: 
-Nỗi đau buồn, trăn trở, day dứt xót xa khi quê hương Kinh Bắc trù phú, thanh bình, tươi đẹp giàu truyền thống lịch sử, văn hoá bị quân thù xâm chiếm tàn phá.
 -Cuộc sống thanh bình trở lại trong niềm tin và ước mơ của tác giả khi bộ đội trở về cùng nhân dân đánh giặc.
-Tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất, anh hùng của nhân dân.
-Ngòi bút tài hoa, nghệ thuật trữ tình, cảm xúc sâu lắng, tạo nên sự xúc động, rung cảm trong tâm hồn người đọc.
2.Dọn về làng :
-Niềm hân hoan sung sướng của người dân khi được trở lại cuộc sống tự do, làm ăn bình thường.
-Cuộc sống không ổn định, nơm nớp lo âu, thiếu thốn trăm bề, thiếu vắng niềm vui.
-Nhà thơ vô cùng xót xa, đau đớn, căm thù đến tột độ và muốn hành động trả thù trước tội ác dã man, tàn bạo của kẻ thù.
- Tấm lòng yêu thương với mẹ thiết tha và quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù với tinh thần lạc quan.
=>Tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, quyết tâm chiến đấu của người dân miền núi để tiêu diệt kẻ thù và niềm vui của họ khi quê hương được giải phóng.
- Nghệ thuật : Lối diễn đạt đặc sắc, độc đáo thể hiện theo kiểu của người miền núi, dùng hình ảnh, ví von sát thực, cụ thể.
*Dặn dò:
- Hướng dẫn soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng, trang
-Chú ý đọc kỹ văn bản, nắm vững giá trị ND, NT của t/p
------*****------
PHẦN BỔ SUNG:
.
Tiết BS –Tuần 5:
Đọc thêm: BÁC ƠI ! ( Tố Hữu )
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Cảm nhận được niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân ta với Bác Hồ.
- Thấy được tình cảm biết ơn, ca ngợi công lao và tấm gương sáng ngời của Bác.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Phát vấn, nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm, thuyết giảng
-SGK, SGV, Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Kiểm tra bài cũ
*Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GHI CHÚ
HĐ 1: Tổ chức tìm hiểu chung
TT1: GV giới thiệu vài nét về hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ Tố Hữu
TT2:-Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS dựa vào SGK trả lời
HĐ2: Tổ chức đọc-hiểu VB
TT1:-GV hd HS 2 đọc tác phẩm
-Gọi HS đọc một đoạn thích nhất
TT2: GV hướng dẫn HS phân nhóm, thảo luận:
-Bài thơ thể hiện những cảm xúc và tấm lòng của nhà thơ đối với Bác ntn?
-Hình tượng Bác Hồ được miêu tả ntn?
-Nhận xét chung về phong cách thơ của 2 nhà thơ?
TT3: Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung ( theo từng luận điểm
TT4: GV hệ thống lại theo từng ... tập Thơ ca và chân lý, 1942
- Được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
- Gồm 21 khổ thơ
II.Đọc-hiểu văn bản:
1. Khái quát chung về bài thơ
- Bài thơ là một khúc ca bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do.
- Được thể hiện bởi hình thức nghệ thuật đặc biệt với tầng lớp hình ảnh từ ngữ lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.
- Tự do - từ một khái niệm trừu tượng nhà thơ đã nhân hoá thành một nhân vật có linh hồn thực sự.
2. Cách tiếp cận bài thơ
- Tiếp cận bài thơ không đi theo từng khổ thơ, đoạn thơ.
- Tìm hiểu bài thơ theo những dấu hiệu nghệ thuật.
- Nghệ thuật tạo câu trùng điệp “Tôi viết tên em”
+ Tạo nhạc điệu cho bài thơ. Người đọc liên tưởng tới những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí.
+ Sự lặp lại nhiều lần như vậy thành một ấn tượng nhấn mạnh, một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay.
+ Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do.
=>Khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do 
- Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên - trên”
+ Tạo nhạc điệu nốt nhấn cho bài thơ.
+ Là khát vọng cháy bỏng để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do 
- Giới thiệu từ “trên” chỉ địa điểm.
+ Giới từ “trên ” xuất hiện nhiều lần trải dài liên tiếp trong toàn bộ bài thơ .
+ Địa điểm mang tính cụ thể, hữu hình: trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan.....
+ Địa điểm mang tính trừu tượng : thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm các mùa những mảnh trời trong xanh, những khoảnh khắc hừng đông....
=>Tự do không chỉ được gắn với những vật cụ thể đang hiện hữu mà hiện diện trong mọi không gian mà “tôi” chiếm lĩnh ngự trị. Nó hiện diện trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng, trong hồi ức và trong tất cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường
- giới từ “trên” chỉ thời gian (trên = khi, lúc)
+ Trường phái siêu thực không phân biệt danh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian.
+ “Tôi”viết tên “em” khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ban ngày, lúc hừng đông lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão giông, khi bình yên.
=>Cái tôi tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Tôi” đã bị thu phục hoàn toàn bởi “em”. “Em” - Tự do đã ngự trị “Tôi” chiếm trọn không gian của tôi, chiếm hết thời gian của “tôi” và suy nghĩ hành động của “tôi” luôn hướng về “em”.
- Cái tôi thi sĩ trong bài thơ 
+ Chủ thể trữ tình “Tôi” đồng nhất với tác giả 
+ Nghệ thuật nhân hoá “em” (chính là tự do) với ý nghĩa này, tự do đã trở thành một nhân vật có hồn, được xem như máu thịt, tâm hồn xem như những gì đáng yêu, đáng trân trọng nhất.
+ Gọi tên em : Cảm xúc đã thốt nên lời. Điều này thể hiện cao trào của cảm xúc yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm. Đây cũng là kiểu kết cấu vòng tròn, và bởi vậy bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra một thế giới cảm xúc mới, mở ra một kiểu kết cấu mới. Bài thơ kéo dài đến vô tận và tự do cùng thế giới bất tận của nó tuôn chảy không ngừng, không điểm dừng.
- Hoàn cảnh nước Pháp : mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng. Bài thơ là bài thánh ca, nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do 
=>Ý nghĩa của thời sự bài thơ còn nguyên vẹn giá trị cho đến nay khi mà trên thế giới còn nhiều đất nước bị xâm lược, nhiều con người mất tự do .
III. Tổng kết
-Bài thơ ngợi ca tự do, thể hiện niềm say đắm tự do một cách mãnh liệt.
-Kiểu kết cấu trùng điệp, nghệ thuật nhân hoá, nghệ thuật liệt kê hình ảnh, 
*Dặn dò:
- Hướng dẫn soạn bài Con đường trở thành “ kẻ sĩ hiện đại” của Nguyễn Khắc Viện, trang 
-Chú ý đọc kỹ văn bản, nắm vững giá trị ND, NT của t/p
Tiết BS –Tuần 9:
CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Hiểu vai trò quan trọng của việc lập ý, lập dàn bài trong làm bài văn NLVH
-Xác định các bước lập ý và các lỗi về lập ý
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết giảng
-SGK, Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Kiểm tra bài cũ
*Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GHI CHÚ
HĐ1: Tổ chức hướng dẫn kỹ năng tìm hiểu đề.
TT1: GV nêu đề: 
Cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ Vệ quốc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng .
TT2: GV hướng dẫn và cho HS phân tích, tìm hiểu đề
HĐ2: Tổ chức tìm hiểu kỹ năng lập ý
TT1: GV hướng dẫn HS tìm ý, lập ý (xác định luận điểm)
TT2: -Căn cứ vào yếu tố nào để lập ý?
-HS trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
TT3: Qua VD trên, theo em có mấy bước lập ý? Nêu cụ thể?
-HS trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
HĐ2: Tổ chức tìm hiểu kỹ năng lập ý
TT1:- GV phân 4 nhóm HS thảo luận để lập dàn ý từ các ý đã xác lập.
-Thảo luận vấn đề: Lập dàn ý nhằm mục đích gì?
-HS các nhóm trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
HĐ4: Tổ chức nhận biết các lỗi khi lập ý
TT1:-Qua thực tế làm bài văn NLVH, các em thường mắc những lỗi nào về lập ý? Nêu ví dụ minh hoạ?
-HS các nhóm trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
TT2: GV đưa ra một số VD để HS nhận biết thêm
HĐ4: Củng cố:
TT1: - Việc tìm hiểu đề, lập ý và dàn ý có vai trò ntn khi làm văn NLVH?
-HS trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
I. Tìm hiểu đề:
-Yêu cầu thể loại: các thao tác lập luận
-Yêu cầu nội dung: luận đề
-Yêu cầu tư liệu: phạm vi dẫn chứng
II. Lập ý
1. Căn cứ để lập ý
-Căn cứ vào các chỉ dẫn của đề bài
+Về nội dung
+Về hình thức  
-Căn cứ vào những kiến thức tiếp thu từ văn học, tác phẩm VH, từ CS,VH,XH và các nguồn tin chính thức đáng tin cậy
2. Các bước lập ý:
a. Xác lập các ý lớn
Xác lập ý lớn căn cứ vào Y/c của đề bài.
Có đề yêu cầu nhiều ý, có đề yêu cầu 1 ý lớn
b. Xác lập ý nhỏ
Căn cứ vào các ý lớn và hướng làm sáng tỏ của ý lớn cần có những ý nhỏ nào
Các cấp độ ý có thể được chia nhỏ hơn nếu cần thiết
III. Lập dàn bài
a. Sắp xếp ý: Sắp xếp ý đảm bảo tính hệ thống: 
-Từ dễ đến khó
-Tránh trùng lặp
-Sắp xếp theo yêu cầu của đề bài
b. Xác định mức độ trình bày mỗi ý (Căn cứ vào yêu cầu của đề bài)
IV. Một số lỗi về lập ý
1. Lạc ý (lạc đề)
-Ý lớn không phù hợp với yêu cầu của đề bài.
-Ý nhỏ không phù hợp với nội dung ý lớn.
-Có những dẫn chứng nằm ngoài phạm vi yêu cầu của đề.
2. Thiếu ý:
-Thiếu một số ý lớn theo yêu cầu của đề.
-Thiếu một số ý nhỏ cụ thể theo ý lớn.
3. Lặp ý:
-Các ý lặp lại, ý sau lặp lại ý trước.
-Ý sau bao ý trước hoặc ý trước bao ý sau.
4. Sắp xếp ý lộn xộn:
-Sắp xếp ý không theo một trật tự nhất định.
-Trật tự các ý không thích hợp.
*Dặn dò:
- Hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, trang 
-Chú ý đọc kỹ văn bản, tóm tắt t/p, chú ý các yêu cầu cần đạt, nắm vững giá trị ND, NT của t/p
Tiết BS –Tuần 10:
CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Nhận biết các yếu tố hợp thành lập luận, các phương pháp luận chứng, các kiểu lỗi thường gặp trong lập luận khi làm văn NLVH.
-Hình thành cho HS kĩ năng lập luận: có ý thức xây dựng luận điểm, luận cứ, luận chứng để giải quyết vấn đề nêu trong đề bài. Biết tổ chức luận điểm thành hệ thống lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Biết nhận ra và tránh các lỗi thường gặp.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm, thuyết giảng
-SGK,Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Kiểm tra bài cũ
*Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GHI CHÚ
HĐ1: Tổ chức tìm hiểu khái niệm lập luận và các yếu tố của lập luận.
TT1: GV nêu đề: 
Văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1954 thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
TT2: GV hướng dẫn và cho HS phân tích, tìm hiểu đề
TT3:- Thế nào lập luận? Lập luận có những yếu tố nào?
-HS trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
HĐ2: Tổ chức tìm hiểu một số cách luận chứng:
TT1: GV phân 4 nhóm HS thảo luận để viết một đoạn văn chứng minh một luận điểm của đề.
TT2: Cho đại diện nhóm đọc đoạn văn thể hiện luận chứng 
-HS các nhóm trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
TT3: Có một số cách luận chứng nào? Đặc điểm của chúng?
-HS các nhóm trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
TT4:GV nêu thêm một số cách luạn chứng để HS tham khảo
HĐ4: Tổ chức nhận biết các lỗi khi lập luận
TT1:-Qua thực tế làm bài văn NLVH, các em thường mắc những lỗi nào về lập luận? Nêu ví dụ minh hoạ?
-HS các nhóm trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
TT2: GV đưa ra một số VD để HS nhận biết thêm
HĐ4: Củng cố:
TT1: - Việc xác định luận điểm, luận cứ, luận chứng có vai trò ntn khi làm văn NLVH?
-HS trả lời , bổ sung
-GV hệ thống lại
I/ Lập luận và các yếu tố của lập luận.
Lập luận là gì?:
Khi làm văn nghị luận, người viết bày tỏ ý kiến, nhận định, đánh giá của mình về một vấn đề nào đó(luận điểm, luận cứ, luận chứng)
Các yếu tố của lập luận:
Luận điểm: Là ý kiến xác định của người viếtvề vấn đề được đặt ra. (ý kiến được đưa ra bàn luận)
Luận cứ: Những lí lẽ, dẫn chứng mà người viết đưa ra làm căn cứ.
Luận chứng: Tổ chức sắp xếp các luận cứ thành một hệ thống để làm sáng tỏ luận điểm. 
II/ Một số cách luận chứng:
1.Diễn dịch: Từ một chân lí chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các các biểu hiện cụ thể.
2.Quy nạp: Từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định tổng quát
3.Tổng – Phân – Hợp (kết hợp diễn dịch- quy nạp): Từ nhận định chung đến các biểu hiện cụ thể đến nhận định tổng quát.
4.Nêu phản đề: Nêu một luận điểm giả định phân tích đến tận cùng chứng tỏ luận điểm đó sai(lật ngược vấn đề).
5.So sánh:
So sánh tương đồng(loại suy): Từ một chân lí đã biết suy ra một chân lí tương tự có chung logic bên trong.
So sánh tương phản: Là đối chiếu các mặt tương phản nhâu để làm nổi bật luận điểm.
6.Phân tích nhân quả:
Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.
Trình bày kết quả trước, nguyên nhân sau
Trình bày nhân quả liên hoàn.
6.Vấn đáp: Nêu câu hỏi và trả lời hoặc người đọc trả lời.
III/ Một số lỗi về lập luận
1. Luận diểm không rõ ràng.
 Nói lan man không nêu được ý kiến nhận định, đánh giá của mình về vấn đề đặt ra trong bài hoặc do diễn đạt thiếu mạch lạc.
2. Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy.
Trích dẫn thiếu chính xác ảnh hưởng ến XD luận diểm.
Nêu những lí lẽ sai làm luận cứ.
Nêu những lí lẽ của những người, tài liệu không đáng tin cậy làm luận cứ.
Nêu những hiện tượng cá biệt không thuộc bản chất của sự việc làm luận cứ.
Nêu dãn chứng đúng nhưng hiểu sai.
Luận chứng thiếu logic.
lập luận có mâu thuẫn.
Lập luận không nhất quán.
Lập luận không đủ lí do.
*Dặn dò:
- Hướng dẫn soạn bài Tác gia Nguyễn Tuân, trang 
-Chú ý đọc kỹ văn bản, nắm vững về con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách NT của Nguyễn Tuân
Tiết BS –Tuần 11
LUYỆN TẬP VỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TỬ ĐẠO LÍ
A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Nhận biết các yếu tố hợp thành lập luận, các phương pháp luận chứng, các kiểu lỗi thường gặp trong lập luận khi làm văn NLVH.
-Hình thành cho HS kĩ năng lập luận: có ý thức xây dựng luận điểm, luận cứ, luận chứng để giải quyết vấn đề nêu trong đề bài. Biết tổ chức luận điểm thành hệ thống lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Biết nhận ra và tránh các lỗi thường gặp.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm, thuyết giảng
-SGK,Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Kiểm tra bài cũ
*Bài mới:

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so giao an chuong trinh tu chon Bam sat lop 12.doc