Tiết: 1-2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh phải nắm được:
- Những kiến thức cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử (ADN) và cấp độ tế bào (NST)
- Phát biểu chính xác ndung, đk nghiệm đúng, cơ sở tbh và ý/n của các QLDT.
2. Kĩ năng:
- Phân tích - kqh để tiếp tục nghiên cứu kthức 12.
3. Thái độ:
- Ứng dụng để giải được một số bài tập liên quan đến ADN, ARN, NST trên cơ sở nắm chắc các công thức, biết cách biện luận các bài toán lai.
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng tổng kết các công thức liên quan đến cấu trúc và cơ chế di truyền .( 1 )
- Bảng tổng kết các đặc điểm của các QLDT ( 2 )
Tiết: 1-2 ôn tập chương i - ii : di truyền học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh phải nắm được : - Những kiến thức cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử (ADN) và cấp độ tế bào (NST) - Phát biểu chính xác ndung, đk nghiệm đúng, cơ sở tbh và ý/n của các QLDT. 2. Kĩ năng: - Phân tích - kqh để tiếp tục nghiên cứu kthức 12. 3. Thái độ: - ứng dụng để giải được một số bài tập liên quan đến ADN, ARN, NST trên cơ sở nắm chắc các công thức, biết cách biện luận các bài toán lai. II. Phương tiện dạy học: - Bảng tổng kết các công thức liên quan đến cấu trúc và cơ chế di truyền .( 1 ) - Bảng tổng kết các đặc điểm của các QLDT ( 2 ) III. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp tái hiện - giảng giải. IV. Trọng tâm kiến thức: - Cấu trúc, chức năng của AND, ARN, Pr và NST. - Nội dung, cơ sở tbh, đkiện nghiệm đúng, ý nghĩa của các QLDT. V. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra: (Thực hiện trong quá trình ôn tập). 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV trình bày mục tiêu bài học , khắc sâu kiến thức trọng tâm ở từng chương qua một hệ thống câu hỏi . - GV dùng bảng (1) hệ thống các công thức liên quan đến CSVC và CCDT . - GV đưa 1 số bài tập chủ yếu lquan đến cấu trúc của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử để HS có đ/k tiếp thu phần biến dị ở chương trình 12. - Dùng bảng phụ đưa bài tập áp dụng cho hs và hướng dẫn hs làm bài. a. L = 0,255 => N = 1500 nu. T - G = 30% T + G = 50% => G = X = 10% = 150 nu A = T = 40% = 600 nu Ta có : A1 = T2 = 450 => T1 = A2 = 600 - 450 = 150 và G1 = X2 = 1500/2 x 14% = 105 => X1 = G2 = 150 - 105 =45. b. R.N = N/2 = 750 (rnu) UR = A1 = 450 = 60% AR = T1 = 150 = 20% XR = G1 = 105 = 14% GR = X1 = 45 = 6%. c. Số Pr được tổng hợp : 4 x 8 = 32. Số a.a cần cung cấp : (750/3 - 1) x 32 = 7986 a.a d. 1 k/c đều về time : k/c đều về rbx : A0 - Dùng bảng (2) nêu tóm tắt đặc điểm các QLDT và cách làm bài tập QLDT. - Chú ý cách nhận biết QLDT chi phối phép lai . - GV hướng dẫn HS cách viết giao tử, tính tần số hoán vị, viết SĐL .... - Hướng dẫn cách biện luận các bài toán lai . - Giải bài tập mẫu ( SGK 11 ) I/ Chương 1 : 1. Lý thuyết : + CSVS và CCDT ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào là gì? + So sánh cấu trúc của phân tử ADN và ARN; cơ chế tự nhân ADN và cơ chế tổng hợp ARN. + Yếu tố nào quy định tính đặc thù và đa dạng của a.nu và prôtêin? + Nguyên tắc bổ sung biểu hiện ntn? + Bộ NST của loài ổn định nhờ những cơ chế nào? 2. Bài tập : Một gen có l = 0,255 có hiệu số giữa T với loại nu không bổ sung = 30% số nu của gen. ARNm được tổng hợp từ gen đó có U = 60% Rnu. Trên 1 mạch đơn của gen có G = 14% số nu của mạch và A = 450 nu. a. N của gen và N của tong mạch gen? b. A, U, G, X và %A, %U, %G, %X? c. Số lượng a.a cần cung cấp cho qtrình tổng hợp Pr nếu cho rằng gen sao mã 4 lần, trung bình mỗi lần sao mã có 8 ribôxôm không lặp lại? d. Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm (theo A0)? Nêu biết time để tổng hợp xong 1 ptử Pr là 15s, time tiếp xúc của ARNm với 8 ribôxôm hết 15,3s, các ribôxôm cách đều nhau khi trượt trên ARNm? Bài 27trang 221(STK) Bài 4 trang 93 (SGK 11) Bài 8 trang 239 (STK) dành cholớp nâng cao. II/ Chương 2: + Trình bày kn, nd , đk nghiệm đúng của các QLDT đã học . + So sánh các QLDT. + Phân biệt các QLDT. 4. Củng cố: - Cơ sơ vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ ptử và tế bào. - Phân biệt các QLDT? Cách nhận dạng 1 bài toán QLDT. 5. HDHS học ở nhà: -Làm bài tập A ở các trang 138 --> 142 (sgk) D/II và C/III 6. Rút kinh nghiệm: Tiết: 3-4 chương iii : biến dị Bài 1: đột biến gen I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh phải nắm được - Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế phát sinh và cơ chế biểu hiện của đột biến, thể đột biến và phân biệt được các dạng đột biến gen. - Phân biệt rõ tác nhân gây ra đột biến và cách thức tác động. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh thông qua cơ chế biểu hiện đột biến. 3. Thái độ: - Hình thành quan điểm duy vật chống mê tín dị đoan. II. Phương tiện dạy học: - Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về biến dị, đặc biệt là đột biến gen ở ĐTV và người. - Sơ đồ cơ chế biểu hiện đột biến gen. III. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp phát hiện , trực quan, giảng giải. IV. Trọng tâm kiến thức: - Cơ chế phát sinh đột biến gen. - Cơ chế biểu hiện của đột biến gen. V. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Vấn đáp + Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ. + Kiểu hình do yếu tố nào quy định? (KG) + Kiểu hình bđổi do đâu? (KG hay mtr) + Phân tích sự khác biệt trong sự biến đổi KG (do sắp xếp lại vị trí của gen hoặc do biến đổi cấu trúc ) --> kn ĐB . + Nếu A bị đột biến thành a (A--> a) thì cơ thể biểu hiện ra kiểu hình đột biến có kiểu gen ntn? --> Khái niệm thể ĐB. + VD về bệnh bạch tạng ( da, lông, tóc màu trắng hồng ) + Nguyên nhân nào gây nên đột biến? + Giới thiệu một số tranh ảnh và tài liệu đột biến. - Vấn đáp - giảng giải + Đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) có liên quan đến sự thay đổi của yếu tố nào? (Nu) --> Khái niệm ĐB gen. + Tính đa dạng của ADN được quy định bởi những yếu tố nào? --> các dạng ĐBG. - GV vẽ sơ đồ minh họa từng dạng ĐB gen có sự bđổi về số lượng, thành phần, và trật tự sắp xếp các Nu và yêu cầu HS nhận xét . - Lưu ý: Nếu bộ ba mở đầu (AUG) hoặc bộ ba kết thúc (UAG) bị mất một cặp Nu --> ko tổng hợp Pr hoặc kéo dài sự tổng hợp. - Giảng giải . + Phân biệt tác nhân ĐB với cách thức tác động --> hậu quả. + Giải thích cơ chế psinh từng dạng ĐB. + Cho vdụ về những ytố ảh đến ĐB gen. Ví dụ: Phụ thuộc vào cấu trúc gen. Nhóm máu người được xác định bởi 4 alen IA1, I A2, I B và i --> 10 kgen, 6 kiểu hình. => Nhấn mạnh thêm tính chất đột biến gen: tần số bé, ở trạng thái lặn, có hại. - Trực quan - vấn đáp. + Đối với svật đơn bào, bộ NST đơn bội... khi đột biến gen psinh thường biểu hiện ngay thành k/hình nhưng đ/v svật đa bào, bộ NST 2n... cơ chế biểu hiện ptạp hơn. + Quan sát sơ đồ và cho biết nếu các tác nhân tác động vào giai đoạn tiền phôi, vào quá trình NP, GP thì ảnh hưởng đến các loại tbào nào? DT bằng con đường nào? + Nếu gen đột biến là trội hay lặn thì kiểu hình đột biến sẽ biểu hiện khi nào? - Vấn đáp + Hãy nêu mqh giữa ADN- ARN - Pr. + Vì sao biến đổi Pr nhưng có thể không biến đổi KH? (củng cố thể ĐB) => Phân tích hquả cụ thể: ĐB thay thế (trung tính, sai nghĩa, vô nghĩa), ĐB mất và thêm (sai nghĩa nhiều bộ ba kể từ vị trí mất, thêm), ĐB đảo vị trí các Nu ở 1 vài bộ ba--> thay đổi ctrúc Pr --> dị hình, chết... + Nêu hậu quả của ĐB gen qua ví dụ ( thiếu máu, vận chuyển ôxi kém, hồng cầu dễ vỡ, tắc mm... ) + Lưu ý: Đây là ĐB trội không hoàn toàn. HbS thích nghi với môi trường có sốt rét cơn (Ss). Người có KG SS thiếu máu nặng . I. Đột biến và thể đột biến: - Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hay cấp độ tế bào (NST). - Thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến và đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. - Nguyên nhân : + Do các tác nhân lý, hóa học . + Do rối loạn các quá trình sinh lý, sinh hóa trong tế bào, cơ thể . II. ĐB gen: 1. Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN, liên quan đến một hay nhiều cặp Nu, làm thay đổi đặc tính, tính trạng cơ thể . 2. Các dạng đột biến gen : + Mất 1 cặp Nu. + Thêm 1 cặp Nu. + Đảo vị trí các cặp Nu. + Thay thế 1 cặp Nu này = 1 cặp khác. III. Cơ chế phát sinh đột biến gen: - Các tác nhân đột biến làm đứt ADN, nối ADN vào vị trí mới hoặc làm rối loạn quá trình tự sao ADN. - Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của tác nhân gây đột biến vào cấu trúc của gen. IV. Cơ chế biểu hiện đột biến gen: Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế nhân đôi ADN. 1) Đột biến tiền phôi: - Phát sinh ở những lần phân chia đầu tiên của hợp tử (gđ 2 -> 8 tbào), đi vào quá trình hthành giao tử. Di truyền bằng sinh sản hữu tính. 2) Đột biến xôma: - Phát sinh ở những lần phân chia NP của tbào sinh dưỡng, được nhân lên ở một mô nào đó & biểu hiện ở thể khảm. Di truyền bằng sinh sản vô tính. 3) Đột biến giao tử: - Phát sinh trong những lần phân chia GP hình thành tbào sinh dục, qua thụ tinh xuất hiện ở hợp tử. DT bằng sinh sản hữu tính. + Đột biến trội sẽ biểu hiện ngay ra KH. + Đột biến lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử. V. Hậu quả của đột biến gen: - Biến đổi cấu trúc gen --> biến đổi đặc tính lý, hóa của phân tử Pr tương ứng. - Biến đổi đột ngột một hoặc vài tính trạng trên kiểu hình cơ thể. - Đột biến gen tự nhiên thường có hại, ít có lợi và trung tính . Ví dụ: Bệnh hồng cầu lưỡi liềm ở người. A-T A-T G-X Prôlin G-X Prôlin A-T A-T X-G X-G T-A A. glutamic G-X Valin G-X G-X HbA HbS Người b. thường Người bị bệnh - Một số ĐBG nhân tạo được sử dụng trong công tác tạo giống cây trồng. 4. Củng cố: - Mqh giữa AND - ARN - Pr - T2 -- > Hậu quả của đột biến gen? - So sánh cơ chế biểu hiện của ĐB gen? 5. HDHS học ở nhà: - Sưu tầm tài liệu về đột biến ở sinh vật. - BTVN : 1-3 trang 15-16 sgk. 6. Rút kinh nghiệm: Tiết: 5-6 Bài 2 & 3: đột biến nhiễm sắc thể I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh phải nắm được: - Khái niệm, cơ chế p/sinh, t/chất biểu hiện của từng dạng đột biến NST. - Phân biệt chính xác các dạng ĐB NST về số lượng và cấu trúc . 2. Kĩ năng: - Phân tích để rút ra ngx, hậu quả và ý nghĩa của đột biến NST. 3. Thái độ: - Vận dụng được kiến thức vào công tác chọn, tạo giống. - Viết được các loại giao tử phát sinh do ĐB. II. Phương tiện dạy học: - Sơ đồ cơ chế p/sinh bệnh Đao ở người - hình ảnh người bị bệnh Đao. - Sơ đồ cơ chế p/sinh thể dị bội NSTGT - h/ảnh về t/chứng phát bệnh ở người. - Tranh vẽ hình 7, 8 và 9 sgk. III. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp tìm tòi - giảng giải - trực quan. IV. Trọng tâm kiến thức: - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. V. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Phân biệt đột biến và thể đột biến. Cho ví dụ. - Đột biến gen là gì? Cơ chế phát sinh và hậu quả. - Nêu các cơ chế biểu hiện đột biến gen. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Vấn đáp - trực quan + Bộ NST của loài đặc trưng bởi những yếu tố nào? +Khái niệm đbiến NST. Chú trọng cơ chế p/sinh từng dạng ĐB cấu trúc NST. + GV minh họa sơ đồ về 1 NST bình thường và các NST bất thường . HS so sánh, rút ra kết luận về các dạng ĐB cấu trúc NST. + Cơ chế nào phát sinh dạng mất đoạn? Đoạn mất có đ2 gì so với đoạn còn lại? + Mất đoạn có thể xảy ra do NST xoắn lại quá chặt. +Ví dụ: Hội chứng ''tiếng mèo kêu'' ở người do mất đoạn NST số 5 (tiếng khóc # mèo kêu, ngón dính, hàm bé, đề kháng kém ) + Qua sơ đồ TĐC của 2 NST, cho biết CCPS dạng lặp đoạn là gì ? + Vdụ: NST chứa đoạn gen quy định tổng hợp men amilaza ở lúa đại mạch lặp lại nhiều lần --> tăng hoạt tính tổng hợp tinh bột. + Qua sơ đồ -- > CCPS của đảo đoạn? + ... SGK & tài liệu chuẩn bị ) + Em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa người & ĐV ? - Giảng giải + Hãy nêu các đ2 tương tự giữa người & vượn về hthái, giải phẫu, sinh lý ? + Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày ? + Các bệnh thường lây chung ? + Hệ TK của vượn người có những đ2 gì chứng tỏ ptriển hơn các ĐV khác ? + Qua đó, hãy rút ra kluận về quan hệ giữa người & vượn người ? III/ Những điểm khác nhau giữa người & vượn người : đặc điểm vượn người người cột sống hình cung hình chữ S lồng ngực hẹp theo chiều 2 bên rộng theo chiều 2 bên xchậu hẹp rộng chi tay dài hơn chân, ngón chân cái đối diện với các ngón khác, gót chân không kéo dài ra sau, không tạo vòm tay ngắn hơn chân, ngón tay cái đối diện với các ngón khác, gót chân kéo dài ra sau tạo thành vòm . - Vấn đáp - trực quan + GV dùng tranh vẽ 55-->58 trang 117-118/SGK , y/c HS quan sát . + Theo dõi dáng đứng của người & vượn --> sự khác nhau giữa cột sống & lồng ngực ? + Xương chậu người rộng hơn có td gì ? + Sự khác biệt giữa chi trước & chi sau của người & vượn thể hiện sự thích nghi với các đ/k sống ntn ? xsọ, mặt S sọ < S mặt có gờ trán xương hàm thô, không có lồi cằm . S sọ > S mặt không còn gờ trán, xương hàm bớt thô, có lồi cằm . bộ não bé , ít nếp nhăn --> chỉ có hệ thống tín hiệu thứ 1 . lớn, có nhiều nếp nhăn, có vùng hiểu tiếng nói & chữ viết --> xhiện thêm hệ thống tín hiệu thứ 2 . +Nguyên nhân nào ở người không còn gờ trán, xhàm bớt thô xhiện lồi cằm ? + GV nêu số liệu cụ thể về khối lượng, S, V của não người & tinh tinh(1200g-1600cm3 - 1295cm2;460g- 600cm3-392cm2) => bộ não người xuất hiện thêm các vùng mới chứng tỏ điều gì ? ( con người xuất hiện thêm tư duy trừu tượng ) => sự hthành hệ thống tín hiệu thứ 2 ( tiếng nói, chữ viết) & khả năng tư duy trừu tượng là sự sai khác về chất trong hoạt động TK của người so với vượn người . Vượn người & người là 2 nhánh phát sinh từ 1 nguồn gốc chung là vượn người hóa thạch, TH theo 2 hướng khác nhau dưới tác động của CLTN . + Qua những điểm khác nhau giữa người & vượn người, rút ra được điều gì ? 3. Củng cố: - Nêu 1 số điểm TH của người so với vượn người ? - Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của cơ thể người & vượn người ? 4. HDHS chuẩn bị: - Nguồn gốc loài người ? - Tổ tiên loài người ? E. Rút kinh nghiệm: Tiết: 46 Tên bài soạn: các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người A. Mục tiêu: Y/c HS cần đạt được : - Nêu được các bằng chứng hóa thạch về tổ tiên loài người . - Phân biệt rõ sự sai khác cơ bản về những đ2 hthái cơ thể, những công cụ LĐ & sinh hoạt của các dạng vượn người, người vượn, người cổ, người hiện đại trong quá trình phát sinh loài người . - CM được nguồn gốc của loài người, bác bỏ quan niệm duy tâm & thuyết phân biệt chủng tộc cho rằng TĐ sáng tạo ra loài người & nguồn gốc ra đời của các chủng tộc người trên TĐ . B. Phương pháp : Giảng giải - trực quan C. Phương tiện dạy học: 1) Sơ đồ phát sinh các dạng vượn người & loài người. 2) Hình ảnh về 1 số dạng vượn người hóa thạch . 3) H/a về các dụng cụ LĐ qua các giai đoạn PSLN D. Tiến trình thực hiện: 1. Kiểm tra: Kiểm tra 15’ 2. Bài mới: nội dung hoạt động thầy - trò I/ Các dạng vượn người hóa thạch : 1) Parapitec : Vượn người cổ nhất, có đuôi Hộp sọ đã khá lớn, mặt ngắn, biết sử dụng chi trước để cầm nắm . 2) Prôpliôpitec : tầm vóc lớn, di chuyển chậm chủ yếu bằng 2 chân. Thân gần như thẳng đứng, chi trước hđộng nhiều hơn, đuôi tiêu giảm dần . 3) Đriôpitec : sống thành từng đàn trên cây, thân cao . Là tổ tiên chung của Gôrila, tinh 2 & người . 4) Ôtralôpitec : sống cuối kỷ thứ 3, cách đây 5 triệu năm, chuyển hẳn sang lối sống trên mặt đất ; biết sử dụng cành cây, xương thú để tự vệ , tấn công . - Giảng giải - trực quan + Qua sơ đồ H60, hãy cho biết các dạng SV trên sơ đồ đang tồn tại bắt nguồn từ đâu?(bổ sung H11/ SGV)( khỉ hóa thạch nguyên thủy ) . + Từ khỉ hóa thạch phát sinh theo mấy hướng? những hướng nào ? + Vượn người & người ngày nay phát sinh từ nhánh nào ? Vậy tổ tiên của loài người là gì ?(vượn người hóa thạch ) + Hãy qsát & nhận xét đ2 hthái của Parapitec qua H59 ? ( GV : sống cách đây 30 triệu năm, kỷ thứ 3- Ai cập ) + Hãy xđịnh Prôpliôpitec sinh ra những dạng nào ? ( vượn, vượn người, Đriôpitec ) + Đriôpitec có còn tồn tại không ? Vì sao ? Qua sơ đồ cho biết Đriôpitec là tổ tiên chung của những dạng nào ?( Khỉ Gôrila, tinh tinh & người )--> hóa thạch phát hiện ở Pháp 1856 - niên đại 15 - 18 triệu năm ) --> + Hóa thạch tìm thấy ở Nam phi 1924 - 5 triệu năm ) + Tác nhân nào làm biến đổi hthái từ Parapitec --> Ôtralôpitec? II/ Người tối cổ : ( người vượn ) 1) Pitêcantrôp : cao 1,7m ; Vsọ 900-950 cm3, trán thấp, gờ mày cao, xhàm thô, chưa có lồi cằm, đi thẳng; đã biết chế tạo công cụ LĐ ( mảnh tước có cạnh sắc ) 2) Xicantrôp : hthái tương tự Pitêcantrôp, chỉ có não lớn hơn (Vsọ 1200cm3), não trái rộng hơn não phải--> thuận tay phải . Đã sử dụng đồ dùng bằng đá, xương; dùng lửa , ăn TĂ chín, biết tấn công thú nhỏ . - Giảng giải --> Đảo Java- Inđônêxia 1891- 1 triệu năm --> cả CÂ, Cá đều có. + Những đ2 nào phản ánh t/c vượn ? t/c người ? --> Bắc kinh - 1927 - 50-70 vạn năm . + Những bằng chứng hóa thạch trên chứng tỏ điều gì ? III/ Người cổ Nêanđectan : - Tầm vóc trung bình 1,5- 1,6m, Vsọ 1400cm3; xhàm bớt thô, xhiện lồi cằm--> tiếng nói bắt đầu ptriển. - Công cụ LĐ : dao, rìu ... được ghè đẽo công phu; sử dụng lửa, săn bắt thông thạo; biết lấy lông thú che thân; có sự phân công LĐ . - Trần thuật ---> Đức - 1856 / 4-20 vạn năm (hiện nay có ở CP, CÂ, Cá) + Qua các h/a về CCLĐ, so sánh với người tối cổ ? Tại sao có được điều đó ? IV/ Người hiện đại Crômanhon : - Cao 1,6- 1,8m, Vsọ 1700cm3 ; trán rộng, không còn gờ mày, có lồi cằm rõ rệt--> tiếng nói ptriển . - Răng to, khỏe, mòn nhiều --> do TĂcứng chưa được chế biến kỹ . - Sử dụng & chế tạo công cụ LĐtinh xảo: rìu có lỗ, lao có ngạnh ... - Xhiện các bức tranh mô tả quá trình SX & thần linh --> xhiện nghệ thuật, tôn giáo . * Với sự ra đời của người Crômanhon, giai đọan TH sinh học chuyển sang giai đọan TH XH. Qua quá trình ptriển lâu dài, loài người phân hóa thành 1 số chủng tộc trên TĐ . - Giảng giải --> Pháp- 1869/ 3-4 vạn năm + Những đ2 của CCLĐ chứng tỏ điều gì ? + Đ/s sinh hoạt của người Crômanhon có sự thay đổi ntn ? + GV : Sự xhiện người Crômanhon kết thúc thời đại đồ đá cũ --> giữa --> mới => quan hệ thị tộc thay bằng chế độ CSNT 3. Củng cố: - Người hiện đại & người ngày nay thuộc họ Homosapien 4. HDHS chuẩn bị: - Tai sao nói sự ra đời của người Crômanhon, giai đọan TH sinh học chuyển sang giai đọan THXH ? E. Rút kinh nghiệm: Tiết: 47 Tên bài soạn: các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người A. Mục tiêu: Y/c HS cần : - Nhấn mạnh vai trò của LĐ - đặc điểm phân biệt người & ĐV - trong quá trình hthành nên nền sản xuất &văn hóa của loài người . - Trình bày được các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người . Qua đó thấy rõ vai trò của CLTN đ/v những biến đổi trên cơ thể người . - Phân tích được vai trò của các nhân tố SH ( BD, DT, CLTN ) & các nhân tố XH ( LĐ, tiếng nói, ý thức ) ở các giai đoạn của quá trình PSLN . B. Phương pháp : - Giảng giải - vấn đáp C. Phương tiện dạy học: D. Tiến trình thực hiện: 1. Kiểm tra: 1) Người bắt nguồn từ dạng vượn người hóa thạch nào ? 2) Từ giai đoạn người cổ chuyển sang người hiện đại có những thay đổi ntn về hthái cơ thể, CCLĐ & đ/s sinh hoạt ? 2. Bài mới: nội dung hoạt động thầy - trò I/LĐ - đ2 cơ bản phân biệt người với ĐV: - Vượn người ngày nay (ĐV) chỉ biết sử dụng những công cụ sẵn có trong TN hoặc cải biến công cụ bằng sự tham gia của 1 số bộ phận cơ thể ( răng, tay ..) --> t/c ngẫu nhiên, nhất thời, không có tính hệ thống . - Người vượn đã biết chế tạo công cụ bằng 1 vật trung gian --> có tính hệ thống, thể hiện rõ mục đích sử dụng . - Con người nhờ hoạt động LĐ( hoạt động chế tạo công cụ ) đã thoát khỏi ĐV vì họ bớt lệ thuộc vào TN, cải tạo được TN , tác động vào TN theo hướng có lợi cho mình - Giảng giải - vấn đáp + Công cụ của vượn người & người vượn khác nhau ntn ? Cách sử dụng chúng có khác nhau không ? + Sự khác nhau đó chứng tỏ điểm gì để phân biệt người với ĐV ? (Hoạt động LĐ) + GV phân biệt hành động công cụ ở vượn người & hoạt động LĐ ở người --> tại sao hđộng LĐ làm cho con người thoát khỏi trình độ ĐV ? II/ Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người : 1. Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ LĐ , đồng thời được coi là sản phẩm của LĐ . - Giảng giải - vấn đáp + Tổ tiên loài người là gì ? Đ2 hthái & hoạt động của chúng ntn? + Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi hthái trên cơ thể vượn người --> người hiện đại ? + Dáng đứng thẳng có lợi ntn khi vượn người chuyển đ/s trên cây xuống đất ? Đ2 đó dẫn đến những biến đổi gì khác ? Sự biến đổi bộ phận nào được coi là quan trọng nhất ? 2. Sự xuất hiện &ptriển tiếng nói có âm tiết cùng với chữ viết tạo đ/k cho con người truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ ( DT tín hiệu ) + Đ/s dưới mặt đất đòi hỏi cần có yếu tố gì để đảm bảo sự tồn tại cho cả QT ? ( sức mạnh của tập thể ) + Đ/s tập thể lại cần có nhu cầu gì để truyền đạt kinh nghiệm ? ( tiếng nói, chữ viết )--> biến đổi cơ quan gì ? 3. Sự ptriển của bộ não tạo đ/k cho con người có khả năng p/á SVHT 1 cách trừu tượng, khái quát hóa --> trên cơ sở đó hthành ý thức . + Nhờ LĐ ptriển --> con người biết sử dụng lửa, giữ lửa chế biến TĂ--> tăng cường thể lực --> bộ não ptriển . + GV nêu mối liên hệ : LĐ - tiếng nói - ý thức --> hthành đ/s văn hóa . 4. Sự hthành đ/s VH : - Bộ não ptriển --> CCLĐ càng tinh xảo --> các hthức LĐ càng hoàn thiện --> con người biết nhiều ngành nghề : CN, TT, dệt vải, chế tạo KL, đồ gốm ...--> nghệ thuật, khoa học, thương mại, tôn giáo ...ra đời --> các bộ lạc hthành DT, quốc gia với chính trị, luật pháp. + CCLĐ phát triển --> TĂ thay đổi về lượng & chất --> thúc đẩy bộ não ptriển --> LĐ càng ptriển . III/ Vai trò của các nhân tố SH & XH : - Các nhân tố SH ( BD, DT, CLTN ) đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hóa thạch . - Từ giai đoạn người tối cổ trở đi, nhân tố chủ đạo thuộc về các nhân tố XH ( LĐ, tiếng nói, tư duy ) - Loài người ngày nay không thể biến đổi thành loài nào khác nhưng XH loài người không ngừng ptriển vì loài người thích nghi với mọi đ/k sinh thái đa dạng , không có sự cách ly địa lý, không phụ thuộc vào TN; có khả năng cải tiến CCLĐ để cải tạo TN . - Giảng giải + Hãy nêu các nhân tố SH tác động lên quá trình PSLN ? Vai trò của chúng ? + Lấy 1 số VD cm . + Các nhân tố XH đóng vai trò ntn đ/v sự PSLN ? + Loài người ngày nay có chịu tác động của các nhân tố SH không ? có thể biến đổi thành loài khác không ? Vì sao ? 3. Củng cố: - Nhấn mạnh các sự kiện chính trong quá trình PSLN . - Vượn người ngày nay có thể biến đổi thành người không? Vì sao ? 4. HDHS chuẩn bị: - Đọc bài : Sinh học hiện đại & triển vọng . E. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: