Giáo án 12 - Đọc văn

Giáo án 12 - Đọc văn

Tuần : 1

Tiết CT : 1 - 2

Chuyên đề 1

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

 TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

A – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1 - Ổn định, kiểm tra

 (Kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm của học sinh)

2 – Vào bài mới

 Lời vào bài : (Tóm tắt ngắn gọn về các bộ phận và giai đoạn của VHVN )

 

doc 62 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 12 - Đọc văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết CT : 1 - 2
Chuyên đề 1
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
 TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
------------- —«– ------------
 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975;
 Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau năm 1975 đặc biệt là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
A – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 - Ổn định, kiểm tra
 (Kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm của học sinh)
2 – Vào bài mới
 Lời vào bài : (Tóm tắt ngắn gọn về các bộ phận và giai đoạn của VHVN )
TL
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV & HS
Tiết 1
Tiết 2
I – KHÁI QUÁT VHVN TỪ CM T8.1945 ĐẾN NĂM 1975.
1 – Một vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
 - Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Do đó, nền văn học vận hành và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Điều này giúp cho nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới : nhà văn - chiến sĩ.
 - Đất nước diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt ba mươi năm; Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc, sau đó là trên toàn quốc.
2 – Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
a). Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954 (những năm kháng chiến chống Pháp).
 - Nội dung cơ bản :
 + Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân; kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ tinh thần Nam tiến, biểu dương những gương quên mình vì nước.
 + Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 + Thơ, truyện, kịch, kí, lí luận văn học đạt nhiều thành tựu.
 - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Huế tháng Tám (Tố Hữu), Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Đất nuớc đứng lên (Nguyên Ngọc), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài)
b). Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964 (những năm XD CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Đất nước).
 - Nội dung cơ bản:
 + Sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng, nỗi đau chia cắt hai miền Đất nước.
 + Thể hiện hình ảnh người lao động và sự đổi đời.
 + Có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn cách mạng.
 + Khát vọng giải phóng miền Nam, nỗi đau Đất nước bị chia cắt, lòng căm thù giặc  là cảm hứng cơ bản của văn học chặng đường này.
 - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Gió lộng (Tố Hữu), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Gửi miền Bắc (Tế Hanh), Nổi gió (Đào Hồng Cẩm), Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi),
c). Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 (những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ).
 - Nội dung cơ bản:
 + Tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
 + Khắc hoạ thành công hình ảnh con người anh hùng Việt Nam.
 + Thơ ca tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
 + Nhiều công trình phê bình, lí luận có giá trị xuất hiện.
 - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), . . .
3 – Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ năm 1945 đến năm 1975.
 - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của Đất nước. Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo là tư tưởng cách mạng, văn học trở thành vũ khí phụng sự cách mạng. Văn học tập trung nhiều ở đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội : Bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước. Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ. Văn học tập trung cao lao động và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động (những con người mới).
 - Nền văn học hướng về đại chúng, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân. Văn học giai đoạn này hình thành một quan niệm mới, một cảm hứng chủ đạo : Đất nước là của nhân dân; nói lên nỗi bất hạnh của người lao động nghèo bị áp bức; tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng. Những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng chiếm đa phần.
 - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc, nền văn học của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật lí tưởng là những con người của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và tráng lệ, hào hùng. Cảm hứng lãng mạn : khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
II – VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
1 – Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
 - Năm 1975 kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
 - Mười năm tiếp theo, xã hội gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế.
 - Năm 1986, Đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, kinh tế chuyển dần theo hướng kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện giao lưu rộng với nền văn hoá trên thế giới.
2 – Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu.
 - Đề tài văn học mở rộng hơn. Một số tác phẩm đã phơi bày những mặt tiêu cực trong xã hội, hoặc nhìn thẳng vào tổn thất của chiến tranh, hay bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân và đời sống tâm hồn.
 - Nhất là sau 1986, văn học có sự đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật, ý thức cá nhân và có quan niệm mới mẻ về con người.
 - Các thể loại phóng sự phát triển mạnh, truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều khởi sắc hơn. Thể loại trường ca gặt hái nhiều thành tựu lớn. Nghệ thuật sân khấu thành công ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng sôi nổi.
III – KẾT LUẬN
(Tr 17/SGK)
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU VHVN GĐ 1945 – 1975.
1. Bài tập 1 : 
 Dựa vào kiến thức lịch sử, anh (chị) hãy nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa giai đoạn 1945 – 1975 có ảnh hưởng nhiều đến văn học giai đoạn này.
2. Bài tập 2 :
 Thảo luận nhóm : Tìm hiểu những nội dung chính của từng chặng đường, nêu tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu để minh chứng.
(Hai bàn thành một nhóm, hai nhóm tìm hiểu một chặng đường).	
 - GV : Nêu vấn đề và yêu cầu thảo luận đồng thời bổ sung thêm những tư liệu cho nội dung thảo luận.
 - HS : Thảo luận theo nhóm, tự ghi chép cá nhân sau đó trình bày cá nhân, những học sinh còn lại bổ sung.
3. Bài tập 3 :
 Thảo luận nhóm : Tìm hiểu và làm sáng tỏ từng đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn 1945 – 1975.
(Hai bàn thành một nhóm, hai nhóm tìm hiểu một chặng đường).	
 - GV : Nêu vấn đề và yêu cầu thảo luận đồng thời bổ sung thêm những tư liệu cho nội dung thảo luận.
 - HS : Thảo luận theo nhóm, tự ghi chép cá nhân sau đó trình bày cá nhân, những học sinh còn lại bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU VHVN GIAI ĐOẠN 1975 – HẾT TK XX.
1. Bài tập 1 :
 Dựa vào kiến thức về lịch sử, anh (chị) hãy nêu những ý chính về hoàn cảnh lịch sử giai đoạn từ 1975 – hết TK XX.
2. Bài tập 2 :
 Thảo luận nhóm : Những chuyển biến của văn học giai đoạn này so với giai đoạn vừa trước ? Thành tựu cơ bản ?
(Hai bàn thành một nhóm, hai nhóm tìm hiểu một chặng đường).
 - GV : Nêu vấn đề và yêu cầu thảo luận đồng thời bổ sung thêm những tư liệu cho nội dung thảo luận.
 - HS : Thảo luận theo nhóm, tự ghi chép cá nhân sau đó trình bày cá nhân, những học sinh còn lại bổ sung.
3 – Củng cố - dặn dò :
 - Yêu cầu HS nêu tóm tắt về nội dung của bài học, có thể lập sơ đồ cấu trúc.
 - Nhắc HS xem lại nội dung bài ghi và đọc lại SGK, làm bài tập luyện tập tr 19/SGK, chuẩn bị bài tiếp theo (NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ).
B – LUYỆN TẬP
 Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết : “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”.
 Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Gợi ý bài làm
 Bài viết cần nêu được những nội dung sau:
 - Văn nghệ phụng sự kháng chiến.
 + Trong kháng chiến chống thực dân Pháp quyết liệt, việc chọn lựa hướng đi cho văn nghệ là một việc làm tối cần thiết. Văn học “vị nghệ thuật” hay “vị nhân sinh” là vấn đề không phải bất kì văn nghệ sĩ nào cũng có thể nhận diện rõ ràng.
 + Trước yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc, nền văn nghệ chân chính phải có trách nhiệm với Tổ quốc. Vậy nên, lẽ đương nhiên, văn nghệ phải phụng sự cuộc kháng chiến đó.
 + Như thế, văn nghệ là một vũ khí đấu tranh bảo vệ nền độc lập. Tác phẩm văn học phải hướng đến mục tiêu đó và mỗi một nhà văn là một chiến sĩ trên trận tuyến đánh quân thù.
 + Đây chính là con đường đúng đắn mà bất kì một người dân yêu nước nào cũng phải tuân theo. Nhà văn hay nhà nghệ sĩ có thể không trực tiếp cầm súng, nhưng tác phẩm của họ sẽ là thứ vũ khí hữu hiệu để vạch trần tội ác của quân thù, ngợi ca kịp thời những gương chiến đấu anh dũng của quân và dân ta để động viên cổ vũ mọi người tiến tới làm nên chiến thắng.
 - Kháng chiến là nền tảng của nền văn nghệ mới :
 + Kháng chiến cung cấp chất liệu để hình thành nên nền văn nghệ mới, theo hai cách :
 Một là, những nhà văn xuất thân hoặc trưởng thành từ cuộc kháng chiến, họ là chủ thể sáng tạo. Không có những nhà văn chiến sĩ thì sẽ không có văn chương chiến đấu.
 Hai là, cuộc kháng chiến còn cung cấp sự kiện, chi tiết, con người, cho văn học. Đây chính là mảng hiện thực tuyệt vời, nguồn sữa nuôi dưỡng văn nghệ không bao giờ cạn kiệt.
 + Văn nghệ bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Từ nguyên lí tồn tại này, ta thấy chính hiện thực kháng chiến là nền tảng, động lực cho ra đời một nền văn nghệ mới. Nền văn nghệ mang tính chiến đấu cao được hình thành. Nền văn nghệ phục vụ đắc lực công cuộc kháng chiến.
Tuần : 
Tiết CT :
Chuyên đề 2
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 HỒ CHÍ MINH
------------ —«– -----------
 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Vận dụng có hiệu quả những kiến thức trên vào việc cảm thụ và phân tích thơ văn của Người;
 Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn Độc lập và vẻ đẹp tư tưởng, tình cảm của tác giả. Biết cách tìm hiểu một văn bản chính luận qua việc phân tích lập luận của tác phẩm.
A – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 - Ổn định, kiểm tra
 Câu hỏi : Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 phát triển qua mấy chặng đường và có những đặc điểm cơ bản nào ?
2 – Vào bài mới
 Lời vào bài :
PHẦN MỘT : TÁC GIẢ
TL
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV & HS
I. – VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
 - Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
 - Thời trẻ học chữ Hán ở nhà, sau học tại Trường Quốc học Huế, rồi học ở Trường Dục Thanh - trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết (Bình Thuận). Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
 - Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
 - Người chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành lập Đảng  ...  này, anh/ chị hiểu hai câu thơ tiếp theo thế nào ?
 - HS nêu ý kiến và phân tích các hình ảnh thơ.
d) – Phân tích đoạn 4
 - GV : 9 dòng thơ cuối là những suy tư về cái chết của Lor-ca. Hãy (đọc chú thích 2) xác định thái độ của tác giả khi nói về cái chết của người nghệ sĩ tài danh TBN.
 - HS đọc chú thích và xác định thái độ của tác giả.
 - GV : Như đồng cảm và hiểu Lor-ca rất nhiều, Thanh Thảo mới “chọn” cho Lor-ca một tư thế ra đi phù hợp. Vậy, tư thế ra đi của Lor-ca được thể hiện ra sao ?
HĐ 3 – TỔNG KẾT
 - GV đặt câu hỏi tổng kết : 
 + Anh/ chị cảm nhận được gì về Lor- ca và tình cảm của Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ vĩ đại ?
 + Từ hình tượng Lor-ca, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống ?
 + Đặc điểm thể hiện phong cách tượng trưng, siêu thực của bài thơ này ?
 - HS khái quát lại những vấn đề vừa tìm hiểu và trả lời.
 - GV chốt lại bài học.
3 – Củng cố và dặn dò :
 - Nhấn mạnh những nội dung chính (hình tượng Lor-ca; tình cảm tác giả; nghệ thuật tiêu biểu);
 - Dặn dò : xem lại bài; soạn bài tiếp theo.
Tuần : 
Tiết CT :
Chuyên đề 
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
 NGUYỄN TUÂN
------------ —«– -----------
 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Phân tích được những đặc điểm “tính cách” tiêu biểu của hình tượng song Đà (hung bạo, trữ tình) và vẻ đẹp của người lái đò trí dũng, tài hoa trên trang văn Nguyễn Tuân. Qua đó, cảm nhận được tình yêu và sự đắm say của nhà văn đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc;
 Thấy được những nét ổn định và biến đổi của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, đồng thời biết trân trọng, cảm mến tài năng độc đáo, công phu lao động chữ nghĩa của nhà văn trong việc khắc hoạ những kì công của tạo hoá, những kì tích lao động của con người.
A – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 - Ổn định, kiểm tra
 Bài tập : Qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, anh/ chị cảm nhận được gì về Lor-ca và tình cảm của Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ vĩ đại ?
2 – Vào bài mới
TL
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV & HS
I – TIỂU DẪN
1 – Tác giả (xem bài đã học ở lớp 11)
 - Nguyễn Tuân là người trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc (ẩn đằng sau những bức tranh thiên nhiên, những giá trị văn hoá cổ truyền,);
 - Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa và uyên bác. Tài hoa : nhìn nhận và khám phá mọi sự vật, hiện tượng ở phương diện thẩm mĩ và miêu tả con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. Uyên bác : hiểu biết phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống (từ nghệ thuật hội hoạ, điện ảnh, đến lịch sử, địa lí, quân sự, thể thao,);
 - Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng. Ông không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt hay khuôn phép mà thích những gì mạnh mẽ, phi thường của tạo vật và con người. Vì thế mà ông tìm đến thể tuỳ bút để “tung hoành” ngòi bút đầy cá tính của mình.
2 – Tác phẩm 
 - In trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960) – thành quả nghệ thuật đẹp đẽ trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông đà gồm 15 thiên tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo;
 - Mục đích của chuyến đi – cũng là cảm hứng chủ đạo : tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là chất vàng mười – “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ởtâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên miền núi song hùng vĩ và thơ mộng;
 - Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân – tài hoa, uyên bác.
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 – Hình tượng sông Đà
a) – Sông Đà – con sông “hung bạo” ở miền Tây Bắc của Tổ quốc
 - Sự hùng vĩ và hung dữ của sông Đà trước hết thể hiện ở cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”:
 + “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” : diễn tả độ cao của cảnh đá hai bên bờ sông và cái lạnh lẽo, âm u của những khúc sông có đá dựng thành vách;
 + Sông Đà còn hiểm trở ở chỗ “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu  bờ kia” (so sánh) à sự nhỏ hẹp của dòng chảy à gợi sự hình dung về lưu tốc của dòng chảy là rất lớn, nhất là vào mùa nước lũ;
 + Nhà văn khắc sâu ấn tượng về độ cao của vách đá; sự lạnh lẽo, u tối và nhỏ hẹp của những đoạn sông Đà bằng sự liên tưởng độc đáo : “Ngồi trong khoang đò  tắt phụt đèn điện” à sự liên tưởng so sánh : cảm giác giữa thiên nhiên hoang sơ ßà khoảnh khắc của đời sống hiện đại chốn thị thành – tưởng như xa mà hoá gần.
 - Sự hung dữ của Đà giang còn ở “quãng mặt ghềnh Hát Loóng” :
 + Nhà văn đã nhân hoá con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn : “gùn ghè Sông Đà nào”;
 + Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc + thanh trắc liên tục + nhịp câu văn dài ra theo lối tăng tiến (nước xô đá/ đá xô song  qua đấy) à âm hưởng dữ dội, dồn dập à hợp sức xô đẩy của gió – sóng – đá à cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn;
 + Nhà văn khắc sâu sự ấn tượng về sự hung bạo của sông : “Quãng này  bụng thuyền ra”.
 - Sự hung bạo của sông Đà còn thấy ở những “cái hút nước” chết người :
 + Bằng so sánh và nhân hoá, bằng kể và tả, bằng liên tưởng và tưởng tượng bất ngờ à những cái hút nước “độc ác” : 
Giống như những “cái giếng bê tông  làm móng cầu”, 
Lúc thì “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”,
Khi thì “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”,
 à Cường lực ghê gớm.
 + Nhà văn tô đậm mức độ khủng khiếp của hút nước bằng hàng loạt các so sánh, liên tưởng độc đáo : (thuyền qua – ô tô qua; anh bạn quay phim táo tợn; thuyền trồng ngay cây chuối).
 à Vốn sống phong phú (giao thông, điện ảnh), trí tưởng tượng sáng tạo.
 - Sự hung bạo của sông Đà còn thể hiện ở những thác nước và đá trên sông :
 + Sông Đà được nhân cách hoá như một sinh thể dữ dằn à gào thét ghê sợ : lúc “nghe như oán trách” – rồi như là “van xin” – khi thì “khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo” – có lúc, nó “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng ... nổ lửa”;
 + Mỗi hòn đá như một tên lính hung tợn, “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm” sẵn sàng giao chiến à chúng bày mưu, thủ đoạn và thạch trận để dìm chết con thuyền.
b) – Sông Đà – con sông “trữ tình” của miền Tây Bắc
 - Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy con sông uốn lượn như mái tóc của thiếu nữ diễm kiều : “Con Sông Đà tuôn dài nương xuân”;
 - Nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng :
 + Mùa xuân à “xanh ngọc bích” tươi sáng, lấp lánh # “xanh canh hến” của sông Gâm, sông Lô;
 + Mùa thu à “lừ lừ chin đỏ” à chưa bao giờ “đen” như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào” và gọi bằng một cái tên lếu láo – Sông Đen;
 à Tôn vinh vẻ đẹp dòng sông và trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến, niềm tự hào về vẻ đẹp của con sông xứ sở.
 - “Nhìn Sông Đà như một cố nhân” à cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen và chất thơ trong từng cảnh sắc sông Đà : “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.
 - Từ điểm nhìn của khách thương hồ à Cảnh vật ven sông đa dạng và nên thơ : 
 + Vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình như còn đó dấu tích lịch sử : “Cảnh ven sông ở đây lặng lờ  mà thôi”;
 + Vẻ đẹp tươi mới, nảy lộc sinh sôi : “nương ngô cỏ gianh  đàn hươu cúi đầu” và “Bờ sông hoang dại  tuổi xưa”.
2 – Hình tượng người lái đò sông Đà
a) – Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
 - Ông lái đò chèo đò vượt thác == cuộc chiến đấu đầy không khí trận mạc và ác liệt với “bầy thuỷ quái sông Đà” à cuộc chiến không cân sức. 
 - Chiến thắng thuộc về ông lái đò, vì :
 + Đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống : “Nhưng ông đò có nén vết thương  vào chỗ hiểm”.
 + Đây là chiến thắng của con người tài trí, hiểu biết và kinh nghiệm của người nhiều năm gắn bó với nghề sông nước :
Nắm rõ “quy luật phục kích” và “binh pháp của thần sông thần đá” : “Mới thấy rằng  ngay ở chân thác”
Nhớ tỉ mỉ đặc điểm từng khúc sông, từng con thác, từng hòn đá : “Mặt hòn đá nào  chỗ này” 
 + Đó còn là chiến thắng của một “dũng tướng” vượt “trùng vi thạch trận”
 + Đó còn là chiến thắng của một tay lái đạt trình độ nhuần nhuyễn, điêu luyện à mỗi động tác như một đường cọ trên bức tranh thiên nhiên sông nước : ông đò “lái miết một đường chéo về phía cửa đá”, con thuyền “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được” à Một “tay lái ra hoa”.
b) – Vẻ đẹp bình dị của người lao động
 - Dáng vẻ bình thường, chất phát : “cái đầu bạc  cái đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun” và “tay ông lêu nghêu như một cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gó lại”;
 - Sau chiến thắng :
 + Không lưu danh tên tuổi;
 + “Chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua”;
 + Nghỉ lại trong hang đốt lửa “nướng ống cơm lam  bàn tán về cá anh vũ và cá dầm xanh”
 è Vẻ đẹp của người lao động bình thường, âm thầm, giản dị nhưng làm nên kì tích lớn lao trong cuộc chiến với thiên nhiên hung dữ.
III – TỔNG KẾT
 - Người lái đò trí dũng và tài hoa trên dòng sông hung bạo và trữ tình.
 - Người lái đò (bình dị mà đầy trí tuệ và sức mạnh đã chinh phục thiên nhiên, bắt nó phục vụ con người) à “chất vàng mười”.
 - Đoạn trích thể hiện sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân à nghệ sĩ ngôn từ.
HOẠT ĐỘNG 1 – TÌM HIỂU TIỂU DẪN
1 – Tìm hiểu về tác giả
 - GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức về nhà văn Nguyễn Tuân đã học ở lớp 11, sau đó nhấn mạnh một số ý chính.
 - HS dựa vào bài soạn nhắc lại những nội dung đã học về Nguyễn Tuân.
2 – Tìm hiểu về tác phẩm
 - HS dựa vào SGK tóm lược những nét chính về xuất xứ, hoàn cảnh sang tác, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
 - GV chốt lại các ý chính.
HOẠT ĐỘNG 2 – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 – Tìm hiểu hình tượng sông Đà
a) – Tìm hiểu nét tính cách “hung bạo” của sông Đà.
 - GV dẫn dắt và hướng dẫn cho HS thảo luận tìm hiểu về nét tính cách hung bạo của hình tượng sông Đà.
 - HS thảo luận :
 + Tổ 1 : 
 Nét tính cách hung bạo của sông Đà thể hiện qua : đá bờ sông dựng vách thành.
 + Tổ 2 : 
 Nét tính cách hung bạo của sông Đà thể hiện ở : mặt ghềnh Hát Loóng.
 + Tổ 3 : 
 Nét tính cách hung bạo của sông Đà thể hiện qua : những cái hút nước.
 + Tổ 4 : 
 Nét tính cách hung bạo của sông Đà thể hiện qua : thác và đá sông Đà.
b) – Tìm hiểu nét tính cách “trữ tình” của hình tượng sông Đà.
 - GV gợi dẫn và nêu yêu cầu thảo luận : Chứng minh : Từ những góc độ khác nhau, Nguyễn Tuân đã có những phát hiện thật tinh tế và miêu tả một cách tài hoa những vẻ đẹp trữ tình đa dạng của dòng sông.
 - HS thảo luận chứng minh.
 - GV nhận xét và đúc kết.
2 – Tìm hiểu về hình tượng người lái đò sông Đà
a) – Tìm hiểu vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
 - GV : Nguyễn Tuân đã làm thế nào để khắc hoạ và làm nổi bật hình tượng người lái đò sông Đà ?
 - HS trả lời.
 - GV : Theo anh/ chị, nguyên nhân nào làm nên chiến thắng của người lái đò ? Từ đó hãy nêu nhận xét của anh/ chị về vẻ đẹp của người lái đò sông Đà ?
 - HS thảo luận và trình bày.
b) – Tìm hiểu vẻ đẹp bình dị của người lao động
 - GV : Cũng như bao người dân lao động khác ở Tây Bắc, ông lái đò có những vẻ đẹp nào ?
 - HS : Trả lời
HOẠT ĐỘNG 3 – TỔNG KẾT
 - GV hướng dẫn học sinh đúc kết nội dung khái quát.
 - HS ghi nhận và đọc Ghi nhớ SGK.
3 – Củng cố và dặn dò :
- GV nhấn mạnh vẻ đẹp của hai hình tượng chính và sự tài hoa – uyên bác của Nguyễn Tuân;
- GV dặn học sinh về xem lại bài và soạn bài tiếp theo.
TL
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV & HS
TL
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV & HS

Tài liệu đính kèm:

  • doc1. Giáo án 12 - Đọc văn.doc