Động vật có xương sống

Động vật có xương sống

Động vật có xương sống (danh pháp khoa học: Vertebrata) là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri, một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật có xương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia). Các xương của cột sống được gọi là xương sống. Vertebrata là phân ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các loài động vật mà nói chung là rất quen thuộc đối với con người (ngoài côn trùng). Cá (bao gồm cả cá mút đá, nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin, mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệ cơ, phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vật thuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong.

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Động vật có xương sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật có xương sống (danh pháp khoa học: Vertebrata) là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri, một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật có xương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia). Các xương của cột sống được gọi là xương sống. Vertebrata là phân ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các loài động vật mà nói chung là rất quen thuộc đối với con người (ngoài côn trùng). Cá (bao gồm cả cá mút đá, nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin, mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệ cơ, phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vật thuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong.
Bộ khung xương bên trong để xác định động vật có xương sống bao gồm các chất sụn hay xương, hoặc đôi khi là cả hai. Bộ khung xương ngoài trong dạng lớp áo giáp xương đã là chất xương đầu tiên mà động vật có xương sống đã tiến hóa. Có khả năng chức năng cơ bản của nó là kho dự trữ phốtphat, được tiết ra dưới dạng phốt phat canxi và lưu trữ xung quanh cơ thể, đồng thời cũng góp phần bảo vệ cơ thể luôn. Bộ khung xương tạo ra sự hỗ trợ cho các cơ quan khác trong quá trình tăng trưởng. Vì lý do này mà động vật có xương sống có thể đạt được kích thước lớn hơn động vật không xương sống, và trên thực tế về trung bình thì chúng cũng lớn hơn. Bộ xương của phần lớn động vật có xương sống, ngoại trừ phần lớn các dạng nguyên thủy, bao gồm một hộp sọ, cột sống và hai cặp chi. Ở một số dạng động vật có xương sống thì một hoặc cả hai cặp chi này có thể không có, chẳng hạn ở rắn hay cá voi. Đối với chúng, các cặp chi này đã biến mất trong quá trình tiến hóa.
Hộp sọ được coi là tạo thuận lợi cho sự phát triển của khả năng nhận thức do nó bảo vệ cho các cơ quan quan trọng như não bộ, mắt và tai. Sự bảo vệ này cũng được cho là có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tính phản xạ cao đối với môi trường thường tìm thấy ở động vật có xương sống.
Cả cột sống và các chi về tổng thể đều hỗ trợ cho cơ thể của động vật có xương sống. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động. Chuyển động của chúng thường là do các cơ gắn liền với xương hay sụn. Hình dạng cơ thể của động vật có xương sống được tạo ra bởi các cơ. Lớp da che phủ phần nội tạng của cơ thể động vật có xương sống. Da đôi khi còn có tác dụng như là cấu trúc để duy trì các lớp bảo vệ, chẳng hạn vảy sừng hay lông mao. Lông vũ cũng được gắn liền với da.
Phần thân của động vật có xương sống là một khoang rỗng chứa các nội tạng. Tim và các cơ quan hô hấp được bảo vệ bên trong thân. Tim thường nằm phía dưới mang hay giữa các lá phổi.
Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống bao gồm não bộ và tủy sống. Cả hai đều có đặc trưng là rỗng. Ở động vật có xương sống bậc thấp thì não bộ chủ yếu kiểm soát chức năng của các thụ quan. Ở động vật có xương sống bậc cao thì tỷ lệ giữa não bộ và kích thước cơ thể là lớn hơn. Não bộ lớn hơn như vậy làm cho khả năng trao đổi thông tin giữa các bộ phận của não bộ là cao hơn. Các dây thần kinh từ tủy sống, nằm phía dưới não bộ, mở rộng ra đến lớp da, các nội tạng và các cơ. Một số dây thần kinh nối trực tiếp với não bộ, kết nối não với tai và phổi.
Động vật có xương sống có thể tìm thấy ngược trở lại tới Myllokunmingia trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri (530 triệu năm trước). Cá không quai hàm và có mai (lớp Ostracodermi của kỷ Silur (444-409 triệu năm trước) và các loài động vật răng nón (lớp Conodonta)- một nhóm động vật có xương sống tương tự như lươn với đặc trưng là nhiều cặp răng bằng xương.
Phân loại này là theo Janvier (1981, 1997), Shu và những người khác (2003), và Benton (2004) [1].
Phân ngành Vertebrata 
(nhóm không phân hạng) Hyperoartia (cá mút đá) 
Lớp Conodonta † 
Phân lớp Pteraspidomorphi † 
Lớp Thelodonti † 
Lớp Anaspida † 
Lớp Galeaspida † 
Lớp Pituriaspida † 
Lớp Osteostraci † 
Cận ngành Gnathostomata (động vật có xương sống có quai hàm) 
Lớp Placodermi † (các dạng cá da phiến thuộc đại Cổ sinh) 
Lớp Chondrichthyes (cá sụn) 
Lớp Acanthodii † (cá mập gai đại Cổ sinh) 
Siêu lớp Osteichthyes (cá xương) 
Lớp Actinopterygii (cá vây tia) 
Lớp Sarcopterygii (cá vây thùy) 
Phân lớp Coelacanthimorpha (cá vây tay) 
Phân lớp Dipnoi (cá phổi) 
Phân lớp Tetrapodomorpha (tổ tiên của động vật bốn chân) 
Siêu lớp Tetrapoda (động vật tứ chi) 
Lớp Amphibia (động vật lưỡng cư) 
Loạt Amniota (động vật có màng ối) 
Lớp Sauropsida (bò sát và chim) 
Lớp Aves (chim) 
Lớp Synapsida (bò sát tương tự như động vật có vú) 
Lớp Mammalia (động vật có v
HỆ TUẦN HOÀN CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
I. CẤU TẠO CHUNG.
Cấu tạo gồm máu và hệ ống dẫn (tim và mạch máu). Động vật hô hấp bằng mang thì có 1 vòng tuần hoàn, động vật hô hấp bằng phổi có 2 vòng tuần hoàn là nhỏ trao đổi khí ở phổi và vòng tuần hoàn lớn thì đưa máu đến nội quan.
1. Máu: 
Máu là một loại mô liên kết với một chất dịch cơ bản và các yếu tố hữu hình. Chất dịch cơ bản của máu được gọi là huyết tương và các yếu tố hữu hình là thành phần tế bào, gồm 3 loại chính là: (1) Các hồng cầu, (2) Các bạch cầu và (3) Các tiểu cầu hay tấm máu. Chúng đều xuất phát từ các nguyên bào trong tủy xương của cá thể trưởng thành (được hình thành từ trung bì).
2. Huyết tương: 
Thành phần cơ bản của huyết tương là nước, chiếm khoảng 90%. Trong nước có một số lượng rất lớn các chất hòa tan, có sáu loại là: (1) Các ion vô cơ và muối, (2) Các protein huyết tương, (3) Các chất dinh dưỡng hữu cơ, (4) Các sản phẩm thải có nitơ, (5) Các sản phẩm đặc biệt được chuyên chở và (6) Các khí hòa tan.
3. Huyết cầu: 
Bao hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu (tấm huyết). 
4. Bạch cầu: 
Các tế bào bạch cầu của động vật có xương sống có nhân lớn, hình  dạng  không  đều.  Chúng  được  tạo  ra  từ  các  nguyên  bào  đặc  biệt  trong  tủy xương và được phóng thích vào dòng máu. Các tế bào bạch cầu khác nhau giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Chia làm 5 loại bạch cầu khác nhau: limphô, môno, trung tính, ưa axit và ưa bazơ.
5. Hồng cầu: 
Các hồng cầu của người là những tế bào nhỏ, hình đĩa lõm hai mặt,  không  có  nhân.  Ở  cá thể  trưởng  thành,  các  hồng  cầu  được  sản  sinh  từ các nguyên bào trong tủy xương. Các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành có nhân, ti thể, bộ Golgi... nhưng về cuối giai đoạn phát triển, chúng mất nhân và các bào quan khác, tích tụ nhiều hemoglobin, sau đó đi vào máu.
6. Tiểu cầu:  
Tiểu cầu là những thể nhỏ, không màu, có nhiều hạt, kích thước nhỏ hơn hồng cầu rất nhiều. Tiểu cầu được sản sinh ra khi tế bào chất của các tế bào tủy xương bị tách ra và đi vào hệ tuần hoàn. Chức năng chính của tế bào là giải phóng thromboplastin để gây đông máu.
7. Hệ thống ống dẫn:
Bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch:
7.1. Cấu tạo chung tim: 
Tim được hình thành từ nếp gấp của mạch máu bụng, được bao bọc bởi xoang bao tim, bao tim. Tim chia thành các buồng chính là tâm nhĩ, tâm thất, tâm nhĩ là nơi nhận máu tĩnh mạch từ các hệ cơ quan về tim, tâm thất có thành dày hơn, đưa máu từ tim đến cơ quan. Tim hoạt động như một cái bơm. Tim của các nhóm động vật có xương sống khác nhau về mức độ cấu tạo như sau:
+ Cá miệng tròn đã có tim 2 ngăn (1 tâm nhĩ và 1 tâm thất), phía trước tâm thất có bầu động mạch, phía tâm nhĩ có xoang tĩnh mạch.
+ Ở các lớp cá, tim cấu tạo gần với cá miệng tròn, song phát triển cao hơn và hoạt động hữu hiệu hơn. Tim có 4 phần là xoang tĩnh mạch, tâm nhĩ, tâm thất và bầu chủ động mạch.
+ Tim lưỡng cư có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), từ tâm thất có 1 thân chung động mạch, từ đó có van xoắn và 3 đôi động mạch.
+ Ở bò sát tim có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), tâm thất đã có vách ngăn chia làm 2, có cung động mạch phổi và cung động mạch chủ từ nửa trái của  tâm thất, từ nửa trái của tâm thất có cung phải chủ động mạch.
+ Tim của chim rất lớn, có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), chia tim thành 2 nửa trái, phải: nửa phải chứa máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch.
+ Ở thú tim có 4 ngăn, chia làm 2 phần, nửa trái chứa máu động mạch, nửa phải chứa máu tĩnh mạch. Sai khác với chim là ở chỗ van nhĩ thất phải rất mỏng chia 3 lá, van nhĩ thất trái có 2 lá, kích thước tim thay đổi.
7.2. Cấu tạo chung của hệ mạch máu: 
Cấu tạo phức tạp chia làm 3 hệ chính là
7.2.1. Hệ động mạch: bao gồm các mạch dẫn máu đi đến tế bào mô;
7.2.2. Hệ tĩnh mạch: gồm các mạch dẫn máu đi từ tế bào, mô, cơ quan về tim;
7.2.3. Mao mạch: là các mạch máu vô cùng bé nằm trong mô nối liền động mạch với tĩnh mạch, chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, khí O2 và CO2. Do quá trình trao đổi khí hình thành 3 loại máu: Động mạch màu đỏ tươi do chứa nhiều oxy, máu tĩnh mạch đỏ sẫm do chứa CO2, máu pha trộn do hòa lẫn 2 loại. Cấu tạo tim và vòng tuần hoàn của chim, thú được trình bày ở hình .
II. HỆ TUẦN HOÀN Ở CÁC LỚP ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG.
1. Hệ tuần hoàn của lớp miệng tròn.
Tim có 2 ngăn, một  tâm thất và 1 tâm nhĩ, ngoài ra còn có thêm xong tĩnh mạch.
Hệ động mạch: Từ tâm thất phát ra động mạch bụng, phần góc phình rộng được gọi là bầu  chủ  động  mạch.  Động  mạch  bụng  phát  ra  8  đôi  động  mạch  tới  mang,  phân nhánh trong vách mang. Sau đó có 7 đôi động mạch rời mang đi vào động mạch chủ lưng, động mạch này chạy dọc về phía sau, phân nhánh tới nội quan - gan, sau đó chuyển vào phần dưới xoang tĩnh mạch. Từ xoang tĩnh mạch, chuyển vào tâm nhĩ, sau đó sang tâm thất. Vòng tuần hoàn lại tiếp tục. Như vậy tuần hoàn của cá Miệng tròn chưa có ống Cuvie  và hệ gánh thận như các nhóm khác.
Hệ tĩnh mạch: Máu tĩnh mạch từ phía sau thân, vào tĩnh mạch đuôi rồi phân ra thành 2 tĩnh mạch chính sau, sau đó đổ vào xoang tĩnh mạch. Ở phần đầu, máu tĩnh mạch tập trung vào 2 tĩnh mạch chính trước, còn máu phần hầu đổ vào tĩnh mạch cảnh dưới, sau đó đổ vào xoang tĩnh mạch.
2. Hệ tuần hoàn Lớp Cá sụn (Chondrichthyes) 
2.1. Tim
Gồm 4 phần là xoang tĩnh mạch, tâm nhĩ, tâm thất và côn chủ động mạch. Côn chủ động mạch có thể xem là một bộ phận của tâm thất vì có thành cơ vân, có van và có thể co bóp tự động.
2.2. Hệ động mạch
Từ côn chủ động mạch có chủ động mạch bụng chia ra 2 nhánh trái và phải, có 5 động mạch tới mang. Máu qua mang nhả bớt khí cacbonic và nhận thêm nhiều ôxy, hoá đỏ tươi. Trên mỗi khe mang có 2 nhánh động mạch rời mang, đổ vào một động mạch rời mang ngắn, đổ vào rễ chủ động mạch lưng ở mỗi bên. Về phía sau thân, 2 động mạch này một chủ động mạch lưng chạy tới đuôi, phân nhánh vào nội quan.
Về phía trước, rễ chủ động mạch lưng hình thành động mạch cảnh, đưa máu lên đầu.
2.3. Hệ tĩnh mạch
Từ tĩnh mạch đuôi  chia  thành 2  tĩnh mạch  chính  sau,  chạy  qua  thận,  phân thành các mao mạch, hình thành hệ gánh thận. Mỗi tĩnh mạch chính sau  ... vây chẵn cũng có tĩnh mạch bên cùng đổ vào ống Cuvie.
Hai tĩnh mạch cảnh dưới dẫn máu dưới đầu và tĩnh mạch dưới đòn dẫn máu từ chi trước, cũng đổ vào ống Cuvie ở mỗi bên.
3. Tuần hoàn cá xương
Hệ tuần hoàn cá xương gồm có tim, hệ động mạch và hệ tĩnh mạch.
3.1. Tim
Có 3 phần là tâm thất, tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch. Có bầu chủ động mạch nhưng cấu tạo đơn giản chỉ là phần phình rộng của động mạch, không có van và cơ nên không co bóp và không được xem là một bộ phận của tim.
SV=1. Xoang tĩnh mạch; A=2. Tâm nhĩ; V=3. 
Tâm thất; CA=4. Nón động mạch;
3.2. Hệ mạch
Động mạch bụng dẫn máu tĩnh mạch từ tâm thất về phía trước, chia thành 4 động mạch tới mang. Máu sau khi được trao đổi khí ở mang theo 4 động mạch rời mang, tới mỗi bên tập trung vào rễ chủ động mạch. Đi về phía sau 2 rễ chủ động mạch nhập thành động mạch lưng phân nhánh tới nội quan.
Đi về phía trước nối với nhau thành động mạch đầu. Từ vòng đầu có động mạch cảnh trong và ngoài.
 Hệ tĩnh mạch: Máu ở phần đuôi tập trung thành tĩnh mạch đuôi, sau đó phân thành 2 nhánh: Một nhánh đổ vào tĩnh mạch dưới ruột, một nhánh đổ vào tĩnh mạch thận, qua thận vào tĩnh mạch chính sau. Ở cá xương các mạch máu bên trái làm thành gánh thận, còn ở bên phải, tĩnh mạch chính sau không phân mao quản, hình thành hệ gánh thận rồi đi tới ống Cuvie.
Tĩnh mạch cảnh trên đưa máu từ phần đầu tập trung vào tĩnh mạch chính sau, đổ vào ống Cuvie. Tĩnh mạch cảnh dưới mang máu phần bụng của mang hợp với tĩnh mạch gan rổi đổ vào ống Cuvie. Máu từ ống Cuvie mỗi bên đổ vào đi vào xoang tĩnh mạch rồi sang tâm nhĩ, sang tâm thất. Máu lại vào vòng tuần hoàn tiếp theo.
3.3. Tuần hoàn cá phổi.
Ở cá phổi, ngoài mang ra còn có phổi, thông với mặt bụng của thực quản, có vách bên trong ngăn thành tổ ong. Cá phổi không có bóng hơi mà có lỗ mũi trong (lỗ khoan). Hệ tuần hoàn cá phổi có các đặc điểm sau:
 Tâm nhĩ có vách ngăn không hoàn toàn, chia thành 2 nửa trái phải và có nón chủ động mạch, có van dọc chia thành 2 phần.
 Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch rời mang gần tim và đôi tĩnh mạch phổi đi từ phổi, đưa máu từ phổi về nửa trái tâm nhĩ. Khi mang hoạt động, động mạch phổi cũng mang máu động mạch có ôxy, khi mang không hoạt động thì động mạch phổi mang máu có khí cacbonic từ tim đến phổi.
Ngoài tĩnh mạch chính sau, ở cá phôi còn có tĩnh mạch chủ sau, nhận máu của tĩnh mạch thận. Như vậy hệ tĩnh mạch cá phổi có vị trí trung gian giữa tuần hoàn của động vật Có xương sống ở nước và ở cạn.
4. Tuần hoàn ở lưỡng cư (Amphibia):
4.1. Tim
Tim có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), từ tâm thất có 1 thân chung động mạch, từ đó có van xoắn và 3 đôi động mạch.
Do xuất hiện phổi, lưỡng thê có thêm vòng tuần hoàn phổi (vòng nhỏ) bên cạnh vòng tuần hoàn lớn: Vòng lớn vận chuyển máu đến tế bào và hệ cơ quan, vòng nhỏ khôi phục oxy cho máu, chuyển máu tới phổi để trao đổi khí.
Tìm và hệ tuần hoàn của Lưỡng cư (theo Raven)
(a). Tim của ếch chỉ có 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ; (b). Vòng tuần hoàn 1. Máu tới thân; 2. Máu tới phổi; 3. Tĩnh mạch phải; 4. Vách ngăn; 5. Nón động mạch; 6. Tĩnh mạch phổi; 7. Tâm nhĩ trái; 8. Xoang tĩnh mạch; 9. Tâm thất; 10. mao mạch hô hấp; 11. Lưới mao mạch
4.2. Hệ động mạch
Hệ động mạch ở Lưỡng cư không đuôi có 3 đôi động mạch: Đôi động mạch cảnh, đôi cung động mạch chủ, đôi động mạch phổi da.
Nòng nọc và cá cóc có bốn đôi cung động mạch qua mang không phân thành mạng mao quản (khác với cá).
4.3. Hệ tĩnh mạch
Hệ tĩnh mạch ở lưỡng cư có hệ cửa gan, nhờ đó gan lọc chất dinh dưỡng từ ruột để đưa vào máu.
Tĩnh mạch bụng dẫn máu từ chi sau và phần sau cơ thể thẳng tới tĩnh mạch của gan. Phần máu còn lại của chi sau đi qua hệ cửa thận.
Sự hình thành 2 vòng tuần hoàn gắn liền với sự tiêu giảm các đôi cung động mạch mang và biến đổi chúng thành những đôi cung động mạch. Sự tiêu giảm và sự biến đổi này sâu sắc ở lưỡng cư không đuôi nhiều hơn ở lưỡng cư có đuôi và làm cho hệ động mạch cũng như hệ tĩnh mạch ở lưỡng cư không đuôi khác với cá nhiều hơn ở lưỡng cư có đuôi.
4.4. Hệ bạch huyết
Các loài lưỡng cư có hệ bạch huyết phát triển mạnh vì có liên quan đến hô hấp da. Hệ bạch huyết gồm mạch, tim bạch huyết và túi bạch huyết dưới da. Lưỡng cư có 2 đôi tim bạch huyết lớn: Một đôi ở bên đốt sống thứ 3 và một đôi ở gần lỗ huyệt.
Lá lách có dạng tròn, màu đỏ nằm trên màng bụng, gần đầu ruột thẳng.
5. Hệ Tuần hoàn Bò sát (Reptilia) 
5.1. Tim
Có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), khác với lưỡng cư tâm thất đã có vách ngăn chưa hoàn toàn, chia làm 2. Khi tim co, vách ngăn chưa hoàn toàn được nâng lên chạm tới nóc tâm thất làm cho hai nửa của tâm thất cách biệt nhau hoàn toàn, do đó máu tĩnh mạch ở tâm nhĩ phải và máu máu động mạch ở tâm thất trái không thể pha trộn. Tim vẫn còn xoang tĩnh mạch, so với lưỡng cư thì phát triển yếu và gắn với tĩnh mạch phải.
Cấu tạo nội quan cá sấu (theo Hickman)
1. Thuỳ khứu giác; 2. Bán cầu não; 3. Tuyến yên; 4. Não giữa; 5. Tiểu não; 6. Hành tuỷ; 7. Động mạch cảnh; 8. Phổi; 9. Dạ dày; 10. Động mạch chủ; 11. Lá lách; 12. Ruột; 13. Tuyến tính; 14. Thận; 15. Tĩnh mạch chủ sau; 16. Hầu; 17. Tĩnh mạch cảnh; 18. Phế quản; 19. Cung động mạch; 20. Động mạch phổi; 21. Tĩnh mạch phổi; 22. Tâm thất phải; 23. Tâm thất trái; 24. Gan; 25. Tĩnh mạch gánh gan; 26. Ruột kết; 27. Lỗ huyệt.
5.2. Hệ mạch
5.2.1 Động mạch
Bò sát có hệ động mạch khác với lưỡng cư: Không có thân chung mà chỉ có 3 cung động mạch rời nhau xuất phát từ 2 nửa của tâm thất:
Nhánh thứ nhất: động mạch phổi từ nửa phải tâm thất (mang máu tĩnh mạch) tách ra thành 2 động mạch phổi đi tới phổi.
Nhánh thứ 2: Từ nửa phải tâm thất và mang máu tĩnh mạch, uốn sang bên trái.
Nhánh thứ 3: từ nửa trái tâm thất mang máu động mạch uốn sang bên phải, hình thành cung chủ động mạch phải và động mạch cảnh. Như vậy máu lên đầu là máu đã được ôxy hoá hoàn toàn. Tuy nhiên cung chủ động mạch trái và phải uốn về phía sau hình thành nên chủ động mạch lưng. Máu ở chủ động mạch lưng là máu pha vì máu ở cung chủ động mạch trái là máu tĩnh mạch, nhưng chứa máu động mạch nhiều hơn. Từ động mạch chủ lưng hình thành nhiều động mạch lớn ở phía sau tới nội quan và động mạch nhỏ tới thành cơ thể. Sau cùng động mạch chủ lưng chia thành 2 động mạch chậu đi tới chi sau và về đuôi thành động mạch đuôi.
5.2.2. Hệ tĩnh mạch
* Máu từ phần sau của cơ thể về tim lần lượt theo các tĩnh mạch sau:
Tĩnh mạch chậu nhận máu tĩnh mạch từ tĩnh mạch đuôi, tĩnh mạch chân của tĩnh mạch gánh thận, tập trung thành tĩnh mạch bụng sau đó vào tĩnh mạch chủ sau.
Tĩnh mạch bụng nhận máu của tĩnh mạch nội quan, hình thành tĩnh mạch cửa gan, vào gan rồi phân thành hệ gánh gan, sau đó tập trung thành tĩnh mạch gan, cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ sau.
Hệ tuần hoàn của bò sát (theo Matviep)
Tĩnh mạch chủ sau sau khi nhận máu từ tĩnh mạch thận và tĩnh mạch gan đổ vào xoang tĩnh mạch rồi vào tâm nhĩ phải.
* Máu từ phần trước cơ thể chuyển về tim theo các tĩnh mạch sau:
Máu ở tĩnh mạch đầu đổ vào 2 tĩnh mạch cảnh
Máu ở 2 chi trước tập trung vào tĩnh mạch dưới đòn
Máu của tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh tập trung vào tĩnh mạch chủ trước rồi di vào xoang tĩnh mạch, vào tâm nhĩ phải.
Tĩnh mạch phổi đưa máu đã được ôxy hoá về tâm nhĩ trái. Như vậy hệ tuần hoàn của bò sát khác với lưỡng cư là thiếu tĩnh mạch da.
6. Hệ tuần hoàn của lớp Chim (Aves) 
6.1. Tim
Tim của chim lớn, có cấu tạo rất hoàn chỉnh nhờ chim trao đổi chất mạnh, tim có 4 phần hay buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), chia tim thành 2 nửa trái, phải riêng biệt: Nửa phải chứa máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch.
6.2. Hệ động mạch
Chim chỉ có 1 cung động mạch chủ phải, đi từ tâm thất trái dẫn tới động mạch chủ lưng. Ở gốc cung chủ động mạch phát ra một đôi động mạch không tên, mỗi động mạch không tên phân thành 3 động mạch là động mạch cảnh, động mạch dưới đòn và động mạch ngực đi tới cánh và ngực. Thân chính của động mạch không tên vòng qua phế quản phải, kéo dài dọc sống lưng hình thành nên động mạch chủ lưng, từ đây hình thành các động mạch tới nội quan. Tới vùng chậu, sau khi hình thành đôi động mạch ngồi và đôi động mạch đùi, động mạch chủ lưng trở thành động mạch đuôi.
4.3. Hệ mạch máu
Tâm thất phải phát ra thân chung, sau đó tách thành 2 động mạch phổi đưa máu tĩnh mạch tới phổi.
*Hệ tĩnh mạch
Chim có hệ gánh thận không đầy đủ. Từ tĩnh mạch đuôi phân hai tĩnh mạch gánh thận. Tĩnh mạch qua thận còn tiếp nhận tĩnh mạch đùi mang máu từ chi sau về làm thành đôi tĩnh mạch hông, đôi này gắn với nhau làm thành chủ sau. Ở gốc tĩnh mạch  đuôi  còn  có  một  tĩnh  mạch  treo  ruột  cùng  đặc  trưng  cho  chim,  đổ  vào  tĩnh mạch gan. Ngoài ra còn có tĩnh mạch trên ruột mang máu từ mạc treo đổ vào tĩnh mạch gánh gan. 
Máu ở phần đầu đổ vào đôi tĩnh mạch chủ trước, tĩnh mạch chủ sau đi vào tâm nhĩ phải.
Máu ở phổi đổ vào 4 tĩnh mạch phổi, sau đó vào tâm thất trái.
Như vậy chim có 2 vòng tuần hoàn: Máu động mạch từ tâm thất trái theo cung chủ động mạch tới cơ quan rồi theo tĩnh mạch về tâm nhĩ phải là vòng lớn. Máu tĩnh mạch từ tâm thất phải tới phổi để trao đổi khí, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái là vòng tuần hoàn nhỏ. Như vậy máu không pha trộn.
* Nhịp tim
So với nhiều động vật khác thì tim chim đạp nhanh, nhịp tim tỷ lệ với nghịch với khối lượng cơ thể. Ví dụ ở gà là 250 lần/phút, ở chim sơn tước đầu đen khi ngủ là 500 lần/phút, còn khi hoạt động thì đạt tới 1.000 lần/phút. Nhờ vậy máu lưu thông nhanh, đảm bảo cung cấp ôxy cho cơ thể kịp thời. Mặt khác hồng cầu của chim có nhiều và lồi hai mặt, có nhân, hemoglobin liên kết với ôxy và khí cacbonic yếu nên việc giải phóng ôxy và khí cacbonic thực hiện nhanh. Điều này giải thích vì sao thân nhiệt của chim rất cao (khoảng 38 - 45,50C) tuỳ theo loài.
7. Hệ tuần hoàn ở lớp Thú (Mammalia) 
7.1. Tim: 
Tim của thú có 4 ngăn, chia làm 2 phần, nửa trái chứa máu động mạch, nửa phải chứa máu tĩnh mạch. Sai khác với chim: Van nhĩ thất phải rất mỏng chia 3 lá, van nhĩ thất trái có 2 lá, kích thước tim thay đổi.
Cấu tạo tim của thú (theo Hickman)
1. Dộng mạch; 2. Hạch xoang; 3. Hạch tâm nhĩ; 4. Tâm nhĩ phải; 5. Nhánh chính động mạch tim; 6. 2 nhánh trái, phải của động mạch tim; 7. Tâm thất phải; 8. Mao mạch; 9. Tâm thất trái; 10. Tâm nhĩ trái
Ở thú hệ tĩnh mạch và động mạch khá hoàn thiện: Hệ động mạch giống chim; hệ tĩnh mạch thì không có hệ gánh thận như ở bò sát và chim. Hồng cầu của thú rất đặc trưng: hình đĩa lõm 2 mặt không có nhân. Lượng huyết cầu tố của hồng cầu và lượng máu cao hơn các lớp có xương sống khác và khả năng vận chuyển oxy có khả năng cao - thú là động vật máu nóng hay đẳng nhiệt. Thú sống ở nước hoặc vừa cạn vừa nước khi lặn sâu xuống nước thì tim đập chậm hơn để con vật được tận dụng oxy trong máu.
Sơ đồ vòng tuần hoàn ở người
III. KẾT LUẬN.
Hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống rất tiến hóa so với hệ tuần hoàn của các ngành động vật khác. Ngay bản thân ngành động vật của xương sống thì hệ tuần hoàn của nó cũng tiến hóa từ lớp động vật bật thấp cho đến lớp động vật cao hơn. Từ hệ tuần hoàn đơn cho đến hệ tuần hoàn kép, từ máu đi nuôi cơ thể là máu pha (vừa có Oxi, vừa có CO2) đến máu đi nuôi cơ thể là máu không pha (Hoàn toàn mang Oxi).
Tài liệu tham khảo: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDong vat co xuong song.doc