Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 43)

Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 43)

1. Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích

 A. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

 B. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật.

 C. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng

 D. sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.

2. Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là

 A. phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.

 B. chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

 C. phát triển ưu thế của thực vật hạt trần, chim thú.

 D. phát triển ưu thế của thực vật hạt trần, bò sát.

3. Theo tiến hóa hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là

 A. biến dị xác định

 B. tất cả các loại biến dị

 C. biến dị cá thể

 D. biến dị di truyền được

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4541Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 43)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích
	A. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
	B. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật.
	C. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng
	D. sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
2. Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là
	A. phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.
	B. chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
	C. phát triển ưu thế của thực vật hạt trần, chim thú.
	D. phát triển ưu thế của thực vật hạt trần, bò sát.
3. Theo tiến hóa hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
	A. biến dị xác định
	B. tất cả các loại biến dị
	C. biến dị cá thể
	D. biến dị di truyền được
4. Hình thành loài bằng con đường địa lí, thì điều kịên địa lí có vai trò là nhân tố
	A. cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
	B. gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
	C. tạo nên sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
	D. chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
5. Yếu tổ quyến định sự sống chuyển từ môi trường sống dưới nước lên cạn là do
	A. các hoạt động núi lửa, sấm sét đã giảm dần.
	B. sự quan hợp của thực vật tạo ra ôxi phân tử, từ đó hình thành tầng ôzôn.
	C. mặt đất được nâng lên con biển bị thu hẹp lại.
	D. sự tập trung nhiều dị vật hữu cơ trên đất liền.
6. Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong quá trình tiến là
	A. làm thay đổi tần số alen của quần thể.
	B. làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
	C. cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể.
	D. làm tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
7. Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại nhưng nó lại vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
	A. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi hoặc trung tính trong tổ hợp gen khác.
	B. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là rất nhỏ nên tác hại của đột biến gen là không đáng kể.
	C. Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải các gen có hại.
	D. Đột biến gen luôn tạo ra kiểu hình mới.
8. Theo Đacuyn
	A. môi trường sống thay đổi làm phát sinh các biến dị thích nghi.
	B. môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định sẽ làm tăng tần số cá thể có kiểu gen thích nghi.
	C. môi trường thay đổi chỉ sàng lọc lấy các cá thể có biến dị có lợi và đào thải các cá thể mang biến dị có hại.
	D. chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
9. Theo quan niệm tiến hóa của Lamac thì ta có thể giải thích loài cò chân dài được tiến hóa từ loài cò chân ngắn bằng cách
	A. các con cò chân ngắn thường xuyên tập luyện đôi chân nên chân của chúng dài dần ra để thích nghi với môi trường.
	B. môi trường sống thay đổi tác động lên vật chất di truyền của cò chân ngắn làm phát sinh các biến dị chân dài thích nghi với môi trường mới.
	C. khi môi trường sống thay đổi, những con cò chân dài hơn ở loài cò chân ngắn sẽ kiếm được nhiều thức ăn hơn nên thế hệ sau chân của chúng càng dài thêm.
	D. khi môi trường sống thay đổi, những con cò chân ngắn chết dần còn những con cò chân dài sẽ thích nghi và sẽ sinh ra nhiều con chân dài hơn.
10. Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình
	A. làm thay đổi tần số alen của loài.
	B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
	C. hình thành nên loài mới.
	D. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi.
11. Vai trò của biến động di truyền trong tiến hóa nhỏ là gì?
	A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
	B. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
	C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.
	D. thúc đẩy sự cách li di truyền.
12. Bản chất của giai đọan tiến hóa hóa học là
	A. tổng hợp chất hữu cơ cho sự sống từ các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên.
	B. tổng hợp những chất hữu cơ cho sự sống từ các chất vô cơ nhờ xúc tác của enzim.
	C. tổng hợp những chất hữu cơ cho sự sống từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
	D. tổng hợp những chất hữu cơ từ các chất vô cơ và hữu cơ có sẵn.
13. Quân thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì
	A. nó là đơn vị tồn tại thực và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
	B. nó là tập hợp của các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định.
	C. nó có khu phân bố xác định và chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
	D. nó là đơn vị cấu trúc của loài trong tự nhiên.
14. Câu nào sau đây đúng liên quan đến quá trình tiến hóa sinh học?
	A. Tế bào có thể được hình thành từ tập hợp các đại phân tử hữu cơ.
	B. Virut có thể tiến hóa thành tế bào đơn giản.
	C. Lục lạp có thể tiến hóa thành tế bào thực vật.
	D. Các sinh vật nhân sơ tiến hóa thành sinh vật nhân thực.
15. Ngày nay, sự sống không được hình thành từ các chất vô cơ vì
	A. tuổi của Trái Đất đã già.
	B. điều kiện của Trái Đất hiện không thích hợp.
	C. Trái Đất đã cách mặt trời quá xa so với trước đây.
	D. Trái Đất đã thay đổi quỹ đạo so với trước đây.
16. Loài người (Homo sapiens) được phát sinh và tiến hóa dưới tác động của các nhân tố
	A. chỉ có sự chi phối của nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
	B. có sự chi phối của các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) và nhân tố xã hội (nhân tố văn hóa)
	C. chỉ có sự chi phối của nhân tố đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc nhân tạo.
	D. có sự chi phối của nhân tố xã hội.
17. Xương người khác với xương vượn người ở các đặc điểm nào?
	A. Người có xương chậu rộng, lồng ngực hẹp bề ngang, cột sống cong hình chữ S.
	B. Người có xương chậu rộng, lồng ngực hẹp theo chiều trước sau, cột sống cong hình chữ S.
	C. Người có xương chậu hẹp, lồng ngực hẹp theo chiều trước sau, cột sống cong hình chữ S.
	D. Người có xương chậu hẹp, lồng ngực hẹp bề ngang, cột sống cong hình chữ S.
	18. Quá trình nào trong số quá trình nêu dưới đây sẽ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?
	A. Quá trình đột biến.
	B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
	C. Quá trình giao phối.
	D. Quá trình di cư của các cá thể ra khỏi quần thể.
19. Sự hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của các nhân tố nào?
	A. Đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên.
	B. Quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và quá trình đột biến.
	C. Biến động di truyền, quá trình chọn lọc tự nhiên và cơ chế cách li.
	D. Quá trình chọn lọc tự nhiên, quá trình di nhập gen và quá trình đột biến.
20. Cơ quan thóai hóa ở người chứng minh được điều gì?
	A. Loài người và các loài thú hiện nay đều có chung nguồn gốc.
	B. Loài người đã được tiến hóa từ loài thú hiện đang sinh sống
	C. Cơ quan nào ở người không được sử dụng thì cơ quan đó sẽ tiêu biến.
	D. Cơ quan thoái hóa xuất hiện là do sự phát triển không bình thường của phôi.
21. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hóa hình thành nên chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là
	A. Homo habilis
	B. Homo sapiens
	C. Homo erectus
	D. Homo neanderthalensis
22. Đối tượng của quá trình chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa là
	A. cá thể và loài
	B. loài và quần thể.
	C. cá thể và quần thể.
	D. nòi và loài.
23. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin,Điều này chứng tỏ
	A. tất cả các sinh vật hiện nay đều được hình thành vào cùng 1 thời điểm, khi đó điều kiện tự nhiên trên Trái Đất là đồng nhất.
	B. mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung 1 nguồn gốc.
	C. các sinh vật trên Trái Đất không có chung nguồn gốc nhưng có những đặc điểm giống nhau do thực hiện các chức phận giống nhau.
	D. các sinh vật trên Trái Đất không có chung nguồn gốc nhưng có những đặc điểm giống nhau do cùng sống trong 1 điều kiện như nhau.
24. Có một nhóm cá nhỏ sống trong hồ có đáy cát. Đa số cá có màu nâu sáng, nhưng khoảng 10% là có chấm đốm. Cá trong hồ là thức ăn của một số chim sống quanh hồ. Một công ty xây dựng đổ nhiều sỏi xuống hồ làm cho đáy hồ có dạng chấm đốm. Dự đoán nào sau đây sẽ xảy ra?
	A. Tỉ lệ cá đốm sẽ tăng theo thời gian.
	B. Qua 2 thế hệ tất cả cá sẽ là cá có đốm.
	C. Không có cách để dự đoán kết quả.
	D. Cá đốm sẽ bị ăn nhiều hơn so với số sinh sản để bù số bị ăn.
25. Thường thường học sinh hay nhầm lẫn “chọn lọc tự nhiên” với “tiến hóa”. Điều nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa chọn lọc tự nhiên với tiến hóa?
	A. Chúng như nhau.
	B. Bất kì hiện tượng nào gây nên tiến hóa đều là chọn lọc tự nhiên.
	C. Chọn lọc tự nhiên là một trong nhiều nguyên nhân của tiến hóa.
	D. Khi chọn lọc tự nhiên xảy ra thì không có tiến hóa và ngược lại.
26. Điều kiện nào sau đây không gây ra biến đổi về tần số 1 alen nào đó trong quần thể?
	A. Chon lọc chống lại kiểu hình lặn.
	B. Chon lọc chống lại kiểu hình trội.
	C. Phiêu bạt gen.
	D. Giao phối ngẫu nhiên trong quần thể có kích thước lớn.
27. Trong 1 quần thể cô lập gồm 5.000 cá thể giao phối, tần số 1 alen được xem xét chỉ thay đổi theo chiều hướng giảm từ 0,5-0,2 trong một số thế hệ. Nguyên nhân nào sau đây về sự thay đổi tần số alen là hợp lí?
	A. Phiêu bạt di truyền.
	B. Áp lực đột biến.
	C. Chọn lọc tự nhiên.
	D. Yếu tố ngẫu nhiên.
28. Ba loài ếch – Rana pipiens, Rana clamitans, Rana sylvatica – cùng giao phối trong 1 cái ao song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại ngăn cách nào và là kiểu cách li gì?
	A. Ngăn cách tiền hợp tử và được gọi là cách li tập tính.
	B. Ngăn cách hậu hợp tử và được gọi là không hình thành con lai.
	C. Ngăn cách tiền hợp tử và được gọi là cách li thời gian.
	D. Ngăn cách hậu hợp tử và được gọi là cách li tập tính.
29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
	A. Chọn lọc chỉ diễn ra ở cấp độ quần thể mà không diễn ra ở cấp độ cá thể.
	B. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra đồng thời.
	C. Chọn lọc quần thể diễn ra trước, chọn lọc cá thể diễn ra sau.
	D. Chọn lọc cá thể diễn ra trước, chọn lọc quần thể diễn ra sau.
30. Nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là
	A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
	B. đột biến gen.
	C. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
	D. biến dị tổ hợp.
31. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa?
	A. Giao phối trung hòa tính có hại của đột biến.
	B. Giao phối tạo alen mới trong quần thể.
	C. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
	D. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể
32. Theo quan niệm hiện đại nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể theo 1 hướng xác định là
	A. cách li.
	B. đột biến.
	C. chọn lọc tự nhiên.
	D. giao phối.
33. Nhân tố nào sau đây có khả năng làm phát sinh các alen mới trong quần thể?
	A. Đột biến.
	B. Cách li di truyền.
	C. Chọn lọc tự nhiên.
	D. Giao phối.
34. Một trong những vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hóa là
	A. định hướng quá trình tiến hóa.
	B. thúc đẩy sự phân li tính trạng.
	C. tạo nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
	D. tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
35. Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
	A. biến dị xác định.
	B. thường biến và biến dị xác định.
	C. thường biến.
	D. đột biến và biến dị tổ hợp.
36. Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
	A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
	B. hoàn tòan biệt lập về khu phân bố.
	C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
	D. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
37. Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hóa nhỏ?
	A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
	B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
	C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
	D. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
38. Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò
	A. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
	B. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
	C. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.
	D. góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
39. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là
	A. giao phối.
	B. đột biến.
	C. các cơ chế cách li.
	D. chọn lọc tự nhiên
40. Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
	A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
	B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.
	C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
	D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
41. Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất?
	A. Mêtan (CH4).
	B. Hơi nước (H2O)
	C. Ôxi (O2) 
 	D. Xianôgen (C2N2).
42. Phát biểu nào sau đây không có trong học thuyết tiến hóa của Lamac?
	A. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quan hoạt động của động vật đều được di truyền và được tích luỹ qua các thế hệ.
	B. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
	C. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
	D. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ.
43. Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?
	A. Có lồi cằm rõ.
	B. Góc quai hàm nhỏ.
	C. Xương hàm bé.
	D. răng nanh ít phát triển.
Đáp án
1.A
2.A
3.D
4.D
5.B
6.C
7.A
8.C
9.A
10.B
11.A
12.C
13.A
14.A
15.B
16.B
17.B
18.B
19.B
20.A
21.A
22.C
23.B
24.A
25.C
26.D
27.C
28.A
29.B
30.B
31.B
32.C
33.A
34.D
35.D
36.A
37.C
38.D
39.A
40.C
41.C
42.C
43.A

Tài liệu đính kèm:

  • docon 12Tien hoadoc.doc