Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 14)

Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 14)

Sự sống có thể di cư lên cạn là nhờ:

A. Trên cạn chưa bị chi phối mạnh mẽ bở tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. Hoạt động quang hợp của thực vật xanh, tạo ôxi, hình thành lớp ôzôn chắn tia tử ngoại;

C. Điều kiện khí hậu thuận lợi;

D. Xuất hiện cơ quan hô hấp là phổi, thích nghi với hô hấp cạn;

Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống xuất hiện ở kỉ:

A. Pecmơ;

B. Xilua;

C. Than đá;

D. Đêvôn;

Loài thực vật xuất hiện đầu tiên ở môi trường cạn là:

A. Dương xỉ; D. Quyết trần;

B. Rêu và địa y;

C. Các loại tảo;

D. Quyết trần;

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[]
Sự sống có thể di cư lên cạn là nhờ: 
A. Trên cạn chưa bị chi phối mạnh mẽ bở tác động của chọn lọc tự nhiên. 
B. Hoạt động quang hợp của thực vật xanh, tạo ôxi, hình thành lớp ôzôn chắn tia tử ngoại; 
C. Điều kiện khí hậu thuận lợi; 
D. Xuất hiện cơ quan hô hấp là phổi, thích nghi với hô hấp cạn; 
[]
Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống xuất hiện ở kỉ: 
A. Pecmơ; 
B. Xilua; 
C. Than đá; 
D. Đêvôn; 
[]
Loài thực vật xuất hiện đầu tiên ở môi trường cạn là: 
A. Dương xỉ; D. Quyết trần; 
B. Rêu và địa y; 
C. Các loại tảo;
D. Quyết trần;
[]
Kỉ Cambri sự sống vẫn tập trung chủ yếu ở đại dương vì: 
A. Trên cạn chưa có thực vật quang hợp; 
B. Lớp khí quyển có quá nhiều CO2; 
C. Lớp đất đá chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa; 
D. Đại dương có lớp nước sâu bảo vệ sinh vật chống lại tác động của tia tử ngoại; 
[]
Phát biểu nào đúng về giới Động, Thực vật ở đại Nguyên sinh: 
A. Cơ thể đơn bào chiếm ưu thế cả ở giới Động và Thực vật; 
B. Cơ thể đa bào chiếm ưu thế cả ở giới Động và Thực vật; 
C. Cơ thể đơn bào chiếm ưu thế ở giới Động vật, cơ thể đa bào chiếm ưu thế ở giới Thực vật; 
D. Cơ thể đa bào chiếm ưu thế ở giới Động vật, cơ thể đơn bào chiếm ưu thế ở giới Thực vật; 
[]
Thời gian bắt đầu và kéo dài cua đại Thái cổ: 
A. Cách đây 3500 triệu năm và kéo dài 900 triệu năm; 
B. Cách đây 270 triệu năm và kéo dài 700 triệu năm; 
C. Cách đây 3500 triệu năm và kéo dài 700 triệu năm; 
D. Cách đây 4500 triệu năm và kéo dài 900 triệu năm; 
[]
Tên của các kỉ được đặt dựa vào: 
A. Đặc điểm của các di tích hoá thạch; 
B. Tên của lớp đất đá điển hình cho kỉ đó; 
C. Tên của địa phương nơi người ta nghiên cứu đầu tiên lớp đất đá thuộc kỉ đó; 
D. B và C 
[]
Các nhà khoa học chia lịch sử phát triển của Trái Đất căn cứ vào: 
A. Lớp đất và hoá thạch điển hình; 
B. Sự thay đổi của khí hậu; 
C. Sự tiến hoá của các loài sinh vật; 
D. Những biến cố lớn về khí hậu, địa chất, hoá thạch điển hình. 
[]
Việc định các mốc thời gian trong lịch sử Trái Đất căn cứ vào; 
A. Sự dịch chuyển của các đại lục; 
B. Tuổi của các lớp đất và hoá thạch; 
C. Những biến đổi về địa chất, khí hậu và hóa thạch điển hình; 
D. Các hoá thạch điển hình ; 
[]
Người ta cho rằng ở Lạng Sơn đã có thời kì là biển vì: 
A. Phát hiện ra các hoá thạch của quyết thực vật; 
B. Dựa trên một số loài động, thực vật bậc cao còn tồn tại; 
C. Dựa trên một số loài cá còn tồn tại ở đó; 
D. Dựa trên một số hoá thạch của động vật biển tìm thấy ở đó; 
[]
Trong các trường hợp sau đây, đâu là hiện tượng hoá thạch: 
A. Sâu bọ được phủ trong lớp nhựa hổ phách; 
B. Công cụ lao động của người tiền sử; 
C. Một số vi sinh vật cổ vẫn tồn tại đến ngày nay; 
D. A và B; 
[]
Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch là: 
A. Suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng; 
B. Suy đoán tuổi của lớp đất chứa chúng; 
C. Suy đoán về nguồn gốc của các nhóm sinh vật bậc cao; 
D. A và B; 
[]
Con đường tiến hoá hoá học đặt cơ sở cho tiến hoá tiền sinh học là : 
A. C – CH4 – axit amin, nuclêôtit – G. L – Prôtêin, axit nuclêic – côaxecva – sinh vật vô bào; 
B. Axit amin, nuclêôtit – G, L – côaxecva – sinh vật vô bào – sinh vật đơn bào; 
C. Prôtêin, axit nuclêic, nuclêôtit – prôtêin, axit nuclêic – côaxecva- sinh vật vô bào; 
D. C-CH4-G, L- axit amin, nuclêôtit – prôtêin, axit nuclêic – côaxecva – sinh vạt vô bào. 
[]
Nitơ trong khí quyển nguyên thuỷ được hình thành là nhờ quá trình; 
A. Ôxi hoá các amôniac; 
B. Tác động của tia tử ngoại; 
C. Có sẵn trong khí quyển; 
D. Chưa rõ nguồn gốc; 
[]
Trong quá trình hình thành sự sống thì ôxi phân tử được hình thành: 
A. Có sẵn trong khí quyển nguyên thuỷ; 
B. Nhờ các phản ứng hoá học giữa các hợp chất vô cơ và hữu cơ; 
C. Nhờ hoạt động quang hợp của các thực vật xanh; 
D. Cả A và B; 
[]
Dấu hiệu độc đáo nhất của sự sống là: 
A. Sinh sản dựa trên cơ chế tự nhân đôi của ADN; 
B. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá và dị hoá; 
C. Sinh trưởng và phát triển; 
D. Sinh trưởng và sinh sản; 
[]
Sự đổi mới prôtêin là nhờ: 
A. Điều kiện môi trường luôn thay đổi; 
B. Các hợp chất hữu cơ mà cơ thể hấp thụ được qua thức ăn; 
C. Sự đổi mới dựa trên khuôn mẫu ADN qua cơ chế sao mã và dịch mã; 
D. Tự prôtêin có khả năng tự đổi mới; 
[]
Giới vô cơ và hữu cơ hoàn toàn thống nhất với nhau ở cấp độ: 
A. Phân tử; 
B. Nguyên tử; 
C. Mô; 
D. Tế bào; 
[]
Ngày nay các chất hữu cơ được hình thành trong cơ thể sống theo phương thức: 
A. Hoá học; 
B. Lí học; 
C. Sinh học; 
D. Hoá sinh; 
[]
Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học vì: 
A. Thiếu các điều kiện lịch sử cần thiết như trước đây; 
B. Các chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống nếu có sẽ bị vi sinh vật phân huỷ; 
C. Không thể tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện đại; 
D. Cả A và B; 
[]
Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu cả giai đoạn tiến hoá sinh học là; 
A. Xuất hiện các hạt côaxecva; 
B. Xuất hiện các hệ tương tác đại phân tử giữa prôtêin – axit nuclêic; 
C. Xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên; 
D. Xuất hiện các quy luật chọn lọc tự nhiên; 
[]
Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn: 
A. Hình thành các sinh vật đầu tiên; 
B. Hình thành các hạt côaxecva; 
C. Sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn; 
D. Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành; 
[]
Sự sống xuất hiện đầu tiên ở môi trường: 
A. Trong ao hồ nước ngọt; 
B. Trong khí quyển nguyên thuỷ; 
C. Trong lòng đất và thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa; 
D. Trong nước đại dương; 
[]
Tiến hoá tiền sinh học là quá trình; 
A. Hình thành các hợp chất hữu cơ như: rượu, anđêhit, xêtôn; 
B. Hình thành các pôlipeptit từ các axit amin; 
C. Hình thành các hợp chất như axit amin, axit nuclêic; 
D. Hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên; 
[]
Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành đầu tiên trên Trái Đất là: 
A. Cac bua hiđrô; D. Gluxit; 
B. Prôtêin; 
C. Prôtêin.
D. Gluxit;
[]
Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành là nhờ: 
A. Các nguồn năng lượng tự nhiên; 
B. Các enzim tổng hợp; 
C. Cơ chế sao chép của ADN; 
D. Sự phức tạp giữa các hợp chất vô cơ; 
[]
Khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất: 
A. CH2, CH3, CH4, C2N2, N2; 
B. CH2, CH3, O2, CH4; 
C. CH2, O2, N2, CH4, C2H2, H2O; 
D. CH4, NH3, C2N2, CO, H2O. 
[]
Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất (P: phôtpho, N: nitơ, C: cacbon) dẫn tới sự tương tác giữa các đại phân tử.(H: hữu cơ và vô cơ; P: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng  (S: sinh sản và trao đổi chất, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).
Câu trả lời đúng là: 
A. C, P, T; 
B. N, P, S; 
C. P, H, T; 
D. N, P, T; 
[]
Quan điểm duy vật về sự phát sinh sự sống: 
A. Sinh vật được đưa tới các hành tinh khác dưới dạng hạt sống; 
B. Sinh vật được sinh ra ngẫu nhiên từ các hợp chất vô cơ; 
C. Sinh vật được sinh ra từ các hợp chất hữu cơ; 
D. Sinh vật được sinh ra từ các hợp chất vô cơ bằng con đường hoá học. 
[]
Quá trình làm cơ sở cho sự di truyền và sinh sản là: 
A. Phiên mã di truyền ở cấp độ phân tử; 
B. Tự sao của ADN; 
C. Tổng hợp prôtêin; 
D. Điều hoà hoạt động của gen; 
[]
Quan điềm hiện đại về những dấu hiệu cơ bản của sự sống là: 
A. Tự điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền tăng lên; 
B. Quá trình đồng hoá, dị hoá và sinh sản; 
C. Quá trình tự sao chép đảm bảo duy trì sự sống; 
D. Cả B, C và C 
[]
Các tổ chức sống là các hệ mở vì: 
A. Các chất vô cơ trong cơ thề sống ngày càng nhiều; 
B. Các chất hữu cơ trong cơ thể sống ngày càng nhiều; 
C. Các chất hữu cơ trong cơ thể sống ngày càng phức tạp; 
D. Luôn có sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường; 
[]
Đặc điểm nổi bật của đa phân tử sinh học là:
A. Đa dạng; C. Kích thước lớn 
B. Đặc thù;
C. Kích thước lớn
D. Cả A và B;
[]
Hợp chất đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình sinh sản và di truyền là: 
A. Prôtêin; 
B. Axit nuclêic; 
C. Gluxit; 
D. Phôtpholipit; 
[]
Quan điểm ngày nay về vật chất chủ yếu của sự sống là: 
A. Axit nuclêic và hiđrat cacbon; 
B. Phôtpholipit và prôtêin; 
C. Axit nuclêic và prôtêin 
D. prôtêin và lipít; 
[]
Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là: 
A. Sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn; 
B. Gắn được các đoạn ADN với các ARN tương ứng; 
C. Khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại; 
D. Gắn được các đoạn ADN với các plasmit của vi khuẩn; 
[]
Những sản phẩm sinh học nào dưới đây là kết quả của việc ứng dụng kĩ thuật di truyền đã được đưa vào sản xuất: 
A. Interferon, insulin; 
B. Progestêrôn, ơstrôgen; 
C. Hoocmôn sinh trưởng người; 
D. A và C đúng; 
[]
Với 1 loại enzim cắt, một phân tử ADN lớn có thể bị cắt thành nhiều đoạn ADN nhỏ khác nhau, để có thể chọn đúng đoạn ADN mang gen mong muốn người ta thường sử dụng cách: 
A. Xử lí bằng CaCl2; 
B. Cho thực hiện tự nhân đôi bằng xúc tác của enzim ADN pôlimeraza; 
C. Dùng mẫu ARN đặc hiệu có đánh dấu phóng xạ. Đoạn ADN tái kết hợp đặc hiệu sẽ được lai với mẫu ARN đánh dấu và được phát hiện qua ảnh chụp phóng xạ tự ghi; 
D. Hỗn hợp ADN và vi khuẩn chủ được cấy vào môi trường trên đĩa pêtri để lựa chọn; 
[]
Để tạo thành một plasmit ADN tái kết hợp, kĩ thuật được tiến hành theo các bước: 
A. Phân lập ADN mang gen mong muốn → gắn ADN mang gen vào ADN của plasmit; 
B. Phân lập ADN mang gen mong muốn → cắt ADn được phân lập và mở vòng ADN của plasmit bởi cùng 1 enzim → dùng enzim gắn đoạn ADN mang gen vào ADN plasmit đòng vòng ADN plasmit; 
C. Phân lập ADN mang gen mong muốn → cắt ADN vòng của plasmit → gắn đoạn ADN mang gen vào ADN plasmit bằng enzim gắn sau đó đóng vòng ADN plasmit. 
D. Phân lập ADN mang gen mong muốn → đưa đoạn ADN này vào tế bào chất của vi khuẩn → dùng enzim gắn đoạn ADN này với ADN của vi khuẩn; 
[]
Plasmit là: 
A. Một bào quan có mặt trong tế bào chất của tế bào; 
B. Một cấu trúc di truyền trong ti thể hoặc lạp thể; 
C. Một phân tử ADN có khả năng nhân đôi độc lập; 
D. Một cấu trúc di truyền có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn; 
[]
Phát biểu nào dưới đây về kĩ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng: 
A. ADN dùng trong kĩ thuật tái tổ hợp được phân lặp từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo; 
B. ADN tái tổ hợp tạo ra kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài, có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại; 
C. Có hàng trăm loại enzim ADN – restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN thích hợp ở các vị trí đặc hiệu, các enzim này chỉ được phân lặp từ tế bào động vật bậc cao; 
D. Các đoạn ADN được cắt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN – ligaza; 
[]
Trong kĩ thuật ADN tái kết hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là: 
A. ADN pôlimeraza; 
B. ADN ligara; 
C. ADN helicara; 
D. ADN restrietaza. 
[]
ADN tái kết hợp được tạo ra do: 
A. Đột biến gen dạng thêm cặp nuclêôtit; 
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng lặp đoạn; 
C. Kết hợp các đoạn ADN của tế bào loài này vào ADN loài khác có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại: 
D. Trao đổi đoạn nhiễm sắc thể thuộc cặp tương đồng ở kì đầu phân bào I, phân bào giảm nhiễm; 

Tài liệu đính kèm:

  • docSNH_C3_0010.doc