Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2007 môn Sinh học - Mã đề 283 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2007 môn Sinh học - Mã đề 283 (Có đáp án)

Câu 2: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến

A. không gây hại cho quần thể.

B. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định.

C. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.

D. làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể

pdf 5 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2007 môn Sinh học - Mã đề 283 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1/5 - Mã đề thi 283 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 05 trang) 
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2007 
Môn thi: SINH HỌC, Khối B 
Thời gian làm bài: 90 phút. 
 Mã đề thi 283 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................ 
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (43 câu, từ câu 1 đến câu 43): 
Câu 1: Trình tự các khâu của kỹ thuật cấy gen là 
A. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - 
chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào. 
B. tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN 
plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 
C. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - 
tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 
D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - 
cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp. 
Câu 2: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến 
A. không gây hại cho quần thể. 
B. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định. 
C. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. 
D. làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể. 
Câu 3: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường 
A. địa lí. B. lai xa và đa bội hoá. 
C. lai khác dòng. D. sinh thái. 
Câu 4: Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là 
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. cơ chế cách ly. 
C. quá trình giao phối. D. quá trình đột biến. 
Câu 5: Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hoá 
học đối với 
A. vật nuôi. B. vật nuôi, cây trồng. 
C. vi sinh vật, vật nuôi. D. vi sinh vật, cây trồng. 
Câu 6: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là 
A. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến nhiễm sắc 
thể. 
B. nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với một kiểu gen đồng nhất. 
C. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến gen. 
D. theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ 
qua nhiều thế hệ. 
Câu 7: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là 
A. mất một đoạn lớn NST. B. lặp đoạn NST. 
C. chuyển đoạn nhỏ NST. D. đảo đoạn NST. 
Câu 8: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá 
giống vì 
A. các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện. 
B. các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện. 
C. thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. 
D. thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. 
Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen? 
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit. 
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. 
Câu 10: Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới? 
 Trang 2/5 - Mã đề thi 283 
A. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền. B. Cách ly sinh thái. 
C. Cách ly địa lý và cách ly sinh thái. D. Cách ly địa lý. 
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng? 
A. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp. 
B. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. 
C. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. 
D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp. 
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? 
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. 
B. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình. 
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình. 
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 
Câu 13: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì 
A. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. 
B. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. 
C. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. 
D. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. 
Câu 14: Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là bệnh 
A. Máu khó đông. B. Đao. 
C. Hồng cầu hình liềm. D. Claiphentơ. 
Câu 15: Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu 
gen Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là 
A. 6. B. 12. C. 16. D. 36. 
Câu 16: Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng 
giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự 
A. hình thành các đại phân tử. B. xuất hiện cơ chế tự sao chép. 
C. hình thành lớp màng. D. xuất hiện các enzim. 
Câu 17: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ 
yếu để 
A. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm. 
B. tạo giống mới. 
C. củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng. 
D. cải tiến giống có năng suất thấp. 
Câu 18: Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn nào sau đây là chủ yếu? 
A. Tiêu chuẩn hoá sinh. B. Tiêu chuẩn di truyền. 
C. Tiêu chuẩn địa lý. D. Tiêu chuẩn hình thái. 
Câu 19: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào 
1. số lượng gen có trong kiểu gen. 
2. đặc điểm cấu trúc của gen. 
3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến. 
4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường. 
Phương án đúng là 
A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (4). D. (2), (3). 
Câu 20: Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do 
A. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc 
theo những hướng khác nhau. 
B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy 
những cá thể mang biến dị màu xanh lục. 
C. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại. 
D. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục. 
Câu 21: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu 
trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình 
hạt màu trắng là 
A. AAaa x Aaaa. B. AAaa x AAaa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAAa x aaaa. 
 Trang 3/5 - Mã đề thi 283 
Câu 22: Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở 
A. nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 
B. màng tế bào phân chia. 
C. sự hình thành thoi vô sắc. 
D. việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép. 
Câu 23: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở 
A. thực vật, không gặp ở động vật. B. tất cả các loài sinh vật. 
C. động vật, không gặp ở thực vật. D. thực vật và động vật ít di động. 
Câu 24: Đột biến gen là những biến đổi 
A. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. 
B. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào. 
C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN. 
D. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên 
ADN. 
Câu 25: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính 
theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là 
A. 1- (1/2)4. B. (1/2)4. C. 1/8. D. 1/4. 
Câu 26: Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là 
A. lai và gây đột biến. B. nghiên cứu tế bào. 
C. nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. nghiên cứu phả hệ. 
Câu 27: Trong kỹ thuật cấy gen, việc ghép (nối) đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit nhờ 
enzim 
A. ADN ligaza. B. ADN restrictaza. C. ARN pôlimeraza D. ADN pôlimeraza. 
Câu 28: Theo Lamác, sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là do 
A. ngoại cảnh thay đổi nên sinh vật phát sinh đột biến. 
B. quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. 
C. ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp thời để thích nghi, do đó không 
có dạng nào bị đào thải. 
D. sự tác động của các nhân tố: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. 
Câu 29: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có 
A. số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các 
tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi. 
B. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến. 
C. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. 
D. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi. 
Câu 30: Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở 
A. trong ao, hồ nước ngọt. B. trong nước đại dương nguyên thuỷ. 
C. khí quyển nguyên thuỷ. D. trong lòng đất. 
Câu 31: Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây 
hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35oC cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa 
màu trắng này trồng ở 20oC thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở 
nhiệt độ 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình 
A. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. 
B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen. 
C. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ. 
D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng. 
Câu 32: Enzim cắt (restrictaza) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng 
A. phân loại được các gen cần chuyển. 
B. đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen. 
C. nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp. 
D. nhận biết và cắt đứt ADN ở những điểm xác định. 
Câu 33: Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết 
kiểu gen BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương 
đối của các alen trong quần thể là 
 Trang 4/5 - Mã đề thi 283 
A. B = 0,4; b = 0,6. B. B = 0,8; b = 0,2. C. B = 0,6; b = 0,4. D. B = 0,2; b = 0,8. 
Câu 34: ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là 
A. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác. 
B. ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác. 
C. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác. 
D. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác. 
Câu 35: Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó 
A. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 5 lần. 
B. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc. 
C. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc. 
D. một cặp NST nào đó có 5 chiếc. 
Câu 36: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài 
cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được 
hình thành bằng 
A. con đường sinh thái. B. con đường tự đa bội hóa. 
C. con đường lai xa và đa bội hóa. D. phương pháp lai tế bào. 
Câu 37: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là 
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến. 
C. quá trình giao phối. D. các yếu tố ngẫu nhiên. 
Câu 38: Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể là mặt chủ yếu 
của 
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình giao phối. 
C. các cơ chế cách li. D. quá trình đột biến. 
Câu 39: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất. 
B. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung. 
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. 
D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người. 
Câu 40: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là 
A. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. 
B. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. 
C. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. 
D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly. 
Câu 41: Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng 
A. giảm thể dị hợp. B. ưu thế lai. C. tăng thể đồng hợp. D. thoái hoá giống. 
Câu 42: Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây? 
A. AaBbCcDd x AaBbCcDd. B. AaBbCcDd x aaBBccDD. 
C. AABBCCDD x aabbccdd. D. AaBbCcDd x aabbccDD. 
Câu 43: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? 
A. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. B. 0,64 AA : 0,04Aa : 0,32 aa. 
C. 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04 aa. D. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa. 
PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II). 
Phần I. Theo chương trình KHÔNG phân ban (7 câu, từ câu 44 đến câu 50): 
Câu 44: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã? 
A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học. B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài. 
C. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài. D. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học. 
Câu 45: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học? 
A. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường. 
B. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ 
của môi trường. 
C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi. 
D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục 
của môi trường. 
 Trang 5/5 - Mã đề thi 283 
Câu 46: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 
alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm 
ở trên 
A. nhiễm sắc thể Y. B. nhiễm sắc thể thường. 
C. nhiễm sắc thể X. D. nhiễm sắc thể X và Y. 
Câu 47: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là 
A. tỉ lệ A+T/ G +X. 
B. hàm lượng ADN trong nhân tế bào. 
C. thành phần các bộ ba nuclêôtit trên ADN. 
D. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtít trên ADN. 
Câu 48: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng, các 
gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không nằm trên nhiễm sắc thể Y. Cho ruồi mắt đỏ giao phối với 
ruồi mắt trắng, F1 thu được tỉ lệ: 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng. Kiểu 
gen của ruồi bố mẹ là 
A. XaY, XAXA. B. XAY, XaO. C. XAY, XaXa. D. XaY, XAXa. 
Câu 49: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì 
phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 : 1 là 
A. Ab
aB
 X AB
ab
. B. AB
ab
 X 
ab
ab . C. AB
ab
 X AB
ab
. D. Ab
aB
 X Ab
aB
. 
Câu 50: Phép lai hai cặp tính trạng phân ly độc lập, F1 thu được: cặp tính trạng thứ nhất có tỷ lệ kiểu 
hình là 3 : 1, cặp tính trạng thứ hai là 1 : 2 : 1, thì tỷ lệ phân ly kiểu hình chung của F1 là 
A. 1 : 2 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1. D. 3 : 6 : 3 : 1. 
Phần II. Theo chương trình phân ban (7 câu, từ câu 51 đến câu 57): 
Câu 51: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? 
A. Tỷ lệ các nhóm tuổi. B. Mối quan hệ giữa các cá thể. 
C. Tỷ lệ đực cái. D. Kiểu phân bố. 
Câu 52: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa 
A. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. 
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. 
C. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. 
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. 
Câu 53: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định quả 
tròn, gen b qui định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Lai phân 
tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 : 35% cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% 
cây thân cao, quả tròn; 15% cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là 
A. (Ab/aB), 30%. B. (Ab/aB), 15%. C. (AB/ab), 15%. D. (AB/ab), 30%. 
Câu 54: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự 
A. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. 
B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. 
C. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. 
D. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. 
Câu 55: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? 
A. Các con cá chép sống trong một cái hồ. B. Các con chim sống trong một khu rừng. 
C. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. D. Các cây cọ sống trên một quả đồi. 
Câu 56: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái? 
A. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. 
B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. 
C. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. 
D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. 
Câu 57: Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung 
cấp số ribônuclêôtit tự do là 
A. 1500. B. 3000. C. 6000. D. 4500. 
----------------------------------------------------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_cao_dang_nam_2007_mon_sinh_hoc_ma_de_283_c.pdf
  • pdfDA - CD 2007.pdf