Đề thi trắc nghiệm môn Sinh 12

Đề thi trắc nghiệm môn Sinh 12

Câu 1: Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Men đen đã thu được F3 có kiểu hình:

A. 100 đồng tính.

B. 100% phân tính.

C. 1/3 cho F3 đồng tính giống P : 2/3 cho F3 phân tính 3 : 1.

D. 2/3 cho F3 đồng tính giống P : 1/3 cho F3 phân tính 3 : 1.

Câu 2: Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì:

A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.

B. gen trội không át chế được gen lặn.

C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.

D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn Sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN Sinh 12
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi SINH
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Men đen đã thu được F3 có kiểu hình:
A. 100 đồng tính.
B. 100% phân tính.
C. 1/3 cho F3 đồng tính giống P : 2/3 cho F3 phân tính 3 : 1.
D. 2/3 cho F3 đồng tính giống P : 1/3 cho F3 phân tính 3 : 1.
Câu 2: Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì:
A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
B. gen trội không át chế được gen lặn.
C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.
D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
Câu 3: Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân ly độc lập được nghiệm đúng là:
A. P thuần chủng.	B. một gen quy định một tính trạng.
C. quan hệ trội – lặn phải hoàn toàn.	D. mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
Câu 4: Lai phân tích F1 dị hợp về hai cặp gen cùng quy định một cặp tính trạng thu được tỷ lệ kiểu hình là 3 : 1. Kết quả này phù hợp với kiểu tương tác:
A. bổ sung theo kiểu 9 : 3 : 3 : 1.	B. bổ sung theo kiểu 9 : 6 : 1.
C. bổ sung theo kiểu 9 : 7.	D. cộng gộp.
Câu 5: Liên quan đến khái niệm tần số hoán vị gen, phát biểu không đúng là:
A. không lớn hơn 50%.
B. luôn luôn lớn hơn 50%.
C. tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
D. tỷ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 6: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính Y là:
A. không phân biệt được gen trội hay gen lặn.
B. luôn luôn di truyền theo dòng cha.
C. tính trạng do gen quy định chỉ biểu hiện ở cơ thể đực.
D. chỉ được di truyền ở giới dị giao tử.
Câu 7: Một ruồi dấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp giao phối với một ruồi đực mắt đỏ sẽ cho ra kết quả F1 là (gen quy định màu mắt ở ruồi dấm nằm trên nhiễm sắc thể X):
A. 50% ruồi cái mắt trắng.
B. 75% ruồi mắt đỏ : 25% ruồi mắt trắng (ở cả đực lẫn cái).
C. 100% ruồi đực mắt trắng.
D. 50% ruồi đực mắt trắng.
Câu 8: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là:
A. một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định.
B. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
C. tính trạng có mức phản ứng rộng.
D. sự thay đổi kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
Câu 9: Ở một loài thực vật, xét hai gen liên kết hoàn toàn trên một nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng; tương quan giữa hai alen (A/a và B/b) trong mỗi gen đều là trội hoàn toàn. Phép lai cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 : 1 ở thế hệ con là:
A. AB/ab x AB/ab.	B. Ab/aB x Ab/aB.	C. AB/Ab x ab/ab.	D. Ab/aB x ab/ab.
Câu 10: Thành phần kiểu gen trong một quần thể tự phối có xu hướng
A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen.
C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D. ngày càng ổn định về tần số các alen.
Câu 11: Khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Van bec, điều kiện không đúng là:
A. các kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau.
B. quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể.
C. không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có di – nhập gen.
D. không phát sinh đột biến.
Câu 12: Một quần thể ngẫu phối có tỷ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1. Tần số của các alen A (p) và alen a (q) lần lượt là:
A. p = 0,09 ; q = 0,49.	B. p = 0,3 ; q = 0,7.
C. p = 0,49 ; q = 0,09.	D. p = 0,7 ; q = 0,3.
Câu 13: Trong một quần thể ngẫu phối xét hai alen A và a; cho biết tỷ lệ của alen a là 20%. Cấu trúc di truyền của quần thể này là:
A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.	B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
C. 0,32 AA + 0,64 Aa + 0,04 aa.	D. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa.
Câu 14: Thế hệ xuất phát P của một quần thể thực vật chỉ sinh sản bằng tự thụ phấn có 100% thể dị hợp Aa. Tỷ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F2 và F3 lần lượt bắng
A. 50% ; 25%.	B. 25% ; 12,5%.	C. 12,5% ; 25%.	D. 25% ; 50%.
Câu 15: Cho biết cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau: 0,5 AA + 0,5 aa = 1. Nếu cho rằng, đột biến và chọn lọc tự nhiên không tác động thì thành phần kiểu gen của quần thể này sau 4 thế hệ sẽ là
A. 25% AA + 50% Aa + 25% aa.	B. 25% AA + 25% Aa + 50% aa.
C. 50% AA + 50% Aa.	D. 50% AA + 50% aa.
Câu 16: Cho biết quần thể ban đầu có 100% kiểu gen Aa. Quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ sẽ làm
A. tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ alen A.
B. tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ alen a.
C. tần số tương đối của kiểu gen ban đầu không thay đổi.
D. tần số tương đối của các alen không thay đổi.
Câu 17: Nếu các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec đều thỏa thì khi đã qua một thế hệ ngẫu phối, quần thể có đặc điểm là
A. tần số tương đối của các alen vẫn chưa đạt trạng thái cân bằng.
B. cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng.
C. tần số tương đối của các kiểu gen gần đạt trạng thái cân bằng.
D. tần số tương đối của các alen đạt trạng thái cân bằng.
Câu 18: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể sẽ bằng
A. 0,10.	B. 0,20.	C. 0,30.	D. 0,40.
Câu 19: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,50 AA + 0,40 Aa + 0,10 aa = 1. Nếu các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec đều thỏa thì cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F1 sẽ là
A. 0,60 AA + 0,20 Aa + 0,20 aa = 1.	B. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1.
C. 0,50 AA + 0,40 Aa + 0,10 aa = 1.	D. 0,42 AA + 0,49 Aa + 0,09 aa = 1.
Câu 20: Trong kỹ thuật lai tế bào ở chọn giống thực vật, các tế bào trần là những tế bào
A. xôma được tách ra từ mô sinh dưỡng.
B. đã được xử lý làm tan thành tế bào.
C. đã được xử lý làm tan màng sinh chất.
D. thuộc những loài khác nhau đã được hòa nhập với nhau để trở thành tế bào lai.
Câu 21: Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?
A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao.
C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho con ưu thế lai.
D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.
Câu 22: Để nhận biết phân tử ADN tái tổ hợp đã được chuyển vào tế bào nhận người ta
A. chọn thể truyền có dấu chuẩn dễ nhận biết hoặc dùng các gen đánh dấu.
B. dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào.
C. dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.
D. dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 23: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối gần hoặc tự thụ phấn nhằm mục đích
A. tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn.
B. tạo ưu thế lai.
C. tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ.
D. tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống.
Câu 24: Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai cho rằng
A. cơ thể dị hợp tốt hơn cơ thể đồng hợp do hiệu quả bổ trợ giữa hai alen khác nhau về chức phận trong cùng một locus trên hai nhiễm sắc thể của cặp tương đồng.
B. các alen trội thường có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các alen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai.
C. trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại.
D. cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả hai cha mẹ nên tốt hơn cha mẹ.
Câu 25: Trong quần thể, ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ sau vì
A. tỷ lệ dị hợp giảm dần, tỷ lệ đồng hợp tăng dần trong đó có đồng hợp lặn có hại.
B. tỷ lệ đồng hợp giảm dần, tỷ lệ dị hợp tăng dần.
C. tỷ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh.
D. tần số phát sinh đột biến tăng.
Câu 26: Enzim giới hạn (enzim cắt giới hạn – restrictaza) dùng trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng
A. mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định.
B. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định.
D. nối đoạn gen cho vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp.
Câu 27: Enzim nối (ligaza) dùng trong kỹ thuật gen có tác dụng
A. nối đoạn gen của tế bào cho vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp.
B. nối và chuyển đoạn ADN lai vào tế bào lai.
C. cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định.
D. mở vòng plasmit và nối phân tử ADN tại những điểm xác định.
Câu 28: Trong tế bào sinh dưỡng của người phụ nữ mắc hội chứng Tớcnơ có
A. một nhiễm sắc thể giới tính X.	B. hai nhiễm sắc thể giới tính X.
C. ba nhiễm sắc thể giới tính X.	D. bốn nhiễm sắc thể giới tính X.
Câu 29: Trong cơ chế hình thành hội chứng 3X ở người có hiện tượng
A. cặp nhiễm sắc thể XX không phân ly trong giảm phân.
B. cặp nhiễm sắc thể XY không phân ly trong nguyên phân.
C. cặp nhiễm sắc thể XX không phân ly trong nguyên phân.
D. cặp nhiễm sắc thể XY không phân ly trong giảm phân.
Câu 30: Ở người, bệnh mù màu do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y, quy định. Một cặp vợ chồng có mắt nhìn màu bình thường sinh một con trai bị bệnh mù màu. Cho biết không có đột biến mới xảy ra. Người con trai này nhận gen gây bệnh mù màu từ
A. mẹ.	B. cha.	C. ông nội.	D. bà ngoại.
Câu 31: Ở người, bệnh di truyền có liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. bệnh Đao.	B. bệnh mù màu.
C. bệnh thiếu máu hồng cầu liềm.	D. bệnh máu khó đông.
Câu 32: Biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống có tác dụng
A. tạo sự đa dạng các vật liệu di truyền dùng trong chọn giống.
B. tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao.
C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng và vật nuôi trong chọn giống.
D. tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Câu 33: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay người.	B. Ngà voi và sừng tê giác.
C. Vòi voi và vòi bạch tuộc.	D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
Câu 34: Các cơ quan thoái hóa là những cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
B. có sự thay đổi trong cấu tạo để phù hợp với chức năng mới.
C. có sự thay đổi trong cấu tạo.
D. đã bị biến mất hoàn toàn.
Câu 35: Điểm chung trong quan niệm của Lamac và Đacuyn là
A. chưa giải thích được cơ chế di truyền các biến dị.
B. chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
C. cho rằng ngoại cảnh ảnh hưởng lên mọi loài sinh vật.
D. cho rằng chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị thích nghi và đào thải những biến dị kém thích nghi.
Câu 36: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố chính làm biến đổi màu sắc thân ở loài bướm Biston betularia trong những vùng công nghiệp của nước Anh là do
A. sự chọn lọc tự nhiên.	B. quá trình đột biến và giao phối.
C. sự cách ly sinh sản.	D. màu sắc thân cây bạch dương.
Câu 37: Hình thành loài mới bằng cách ly sinh thái là phương thức thường gặp ở
A. thực vật và động vật ít di chuyển.
B. thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.
C. thực vật.
D. động vật.
Câu 38: Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm thay vì tăng số lượng một số cơ quan. Hiện tượng này được giải thích bởi nguyên nhân là
A. sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
B. do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
C. do có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.
D. do những biến đổi ngẫu nhiên dưới tác động của ngoại cảnh.
Câu 39: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì
A. vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hhưởng của môi trường.
C. vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ mang gen đột biến lớn.
D. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
Câu 40: Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì
A. tính chất có hại của gen đột biến có thể trở thành có lợi khi gặp một tổ hợp gen hoặc môi trường thích hợp.
B. tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
C. đột biến gen tuy có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp nên không gây hại.
D. đột biến gen tuy có hại nhưng thường không gây chết.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc99087.doc