Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học 12

Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học 12

Câu 1: Dãy nào dưới đây gồm toàn các chất không tác dụng được với rượu etylic?

A. NaOH, Cu(OH)2. B. CH3COOH, C2H5OH.

C. CH3COOH, O2. D. Na, CuO.

Câu 2: Cho 4,8g một rượu no, đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thu được 0,896 lít khí H2 (đkc). CTPT của rượu là:

A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.

Câu 3: Từ tinh bột có thể điều chế rượu Etylic qua tối thiểu bao nhiêu phản ứng?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD&ĐT Hải Phòng
 Trường THPT Tiên Lãng
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN :HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi HH
Họ, tên thí sinh:...................................
Số báo danh:...................
Câu 1: Dãy nào dưới đây gồm toàn các chất không tác dụng được với rượu etylic?
A. NaOH, Cu(OH)2.	B. CH3COOH, C2H5OH.
C. CH3COOH, O2.	D. Na, CuO.
Câu 2: Cho 4,8g một rượu no, đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thu được 0,896 lít khí H2 (đkc). CTPT của rượu là:
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Câu 3: Từ tinh bột có thể điều chế rượu Etylic qua tối thiểu bao nhiêu phản ứng?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C7H8O tác dụng được với NaOH?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,85 gam một rượu no, đơn chức cần dùng vừa đủ 3,36 lít khí O2 (đktc).Công thức phân tử của rượu trên là:
A. C2H6O.	B. C3H8O.	C. C4H10O.	D. C5H12O.
Câu 6: Để trung hoà 3,6 g một axit cacboxylic đơn chức A cần 25 g dd NaOH 8%. Vậy A có tên gọi là:
A. axit fomic	B. axit axetic	C. axit propionic	D. axit acrylic.
Câu 7: Để phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: axit axetic, axit acryic và axit fomic.Người ta lần lượt dùng các thuốc thử sau:
A. Na, ddBr2	B. dd AgNO3 trong NH3,dd Na2CO3
C. dd AgNO3 trong NH3,dd Br2	D. dd AgNO3 trong NH3,dd KOH.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng không thuận nghịch.
B. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
C. Trong phản ứng este hóa, axit sunfuric đặc vừa đóng vai trò là chất xúc tác vừa có tác dụng hút nước.
D. Este luôn có nhiệt độ sôi thấp hơn axit cacboxylic tạo ra nó.
Câu 9: Thủy tinh hữu cơ có thể điều chế được bằng cách thực hiện phản ứng trùng hợp monome nào sau đây:
A. Metylmetacrylat.	B. Axit acrylic.	C. Axit metacrylic.	D. Etilen.
Câu 10: Chất hữu cơ A mạch thẳng, có công thức phân tử: C4H8O2. Cho 2,2 gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 2,05gam muối. Công thức cấu tạo đúng của A là:
A. CH3COOC2H5.	B. HCOOC3H7.	C. C2H5COOCH3.	D. C3H7COOH.
Câu 11: Dung dịch fomalin là dung dịch chứa khoảng:
A. 50% anđêhit fomic.	B. 50% anđêhit axetic.	C. 40% anđêhit fomic.	D. 40% anđêhit axetic.
Câu 12: Cho 2,04 gam hỗn hợp 2 anđêhit no , đơn chức tác dụng với lượng dư Ag2O/NH3 thu được 8,64 gam kim loại Ag.Công thức phân tử của 2 anđêhit trên là:
A. HCHO và CH3CHO.	B. CH3CHO và C2H5CHO.
C. C2H5CHO và C3H7CHO.	D. C3H7CHO và C4H11CHO.
Câu 13: C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân este mạch hở ?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 14: Cho các phương trình phản ứng sau:
1) CH2 = CHCl + CH2 = CH – OCOCH3 à polime
2) CH2 = CH – CH3 à polime
3)CH2 = CH – CH = CH2 + C6H5 – CH = CH2 à polime
4) H2N – (CH2)10 – COOH à H2O + polime
Các phản ứng trên phản ứng nào là trùng ngưng?
A. (1) và (2)	B. (2) và (3)	C. Chỉ có (3)	D. Chỉ có (4)
Câu 15: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được :
A. Glucozơ	B. Glucozơ và fructozơ
C. Fructozơ	D. Rượu etylic
Câu 16: Tinh bột và Xenlulozơ khác nhau ở chỗ nào?
A. Đặc trưng của phản ứng thuỷ phân	B. Độ tan trong nước
C. Về thành phần phân tử	D. Về cấu trúc mạch phân tử.
Câu 17: Làm thế nào để phân biệt được các dồ dùng làm bằng da thật và bằng da nhân tạo
 ( P.V.C )?
A. Đốt da thật không cho mùi khét, đốt da nhân tạo cho mùi khét
B. Đốt da thật cho mùi khét và da nhân tạo không cho mùi khét
C. Đốt da thật không cháy, da nhân tạo cháy
D. Đốt da thật cháy, da nhân tạo không cháy
Câu 18: Dãy nào sau đây gồm toàn các chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. Andehit axetic, saccarozơ, glucozơ.	B. Glucozơ, axit fomic, mantozơ.
C. Glucozơ, saccarozơ, fructozơ.	D. Fomanđehit, tinh bột, glucozơ.
Câu 19: Polietilen có khối lượng phân tử 500 đvC có hệ số trùng hợp n là:
A. 50	B. 500	C. 1700	D. 178
Câu 20: Có 4 hợp chất sau:
I) Phenol	II) rượu etylic	III) axit cacbonic	 IV) axit axetic
Tính axit tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. I < II < IV < III.	B. II < I < IV III.	C. IV < III < II < I.	D. II < I < III < IV.
Câu 21: Cho các hợp chất sau: C6H5OH(1), CH3C6H4OH(2), C6H5CH2OH(3), CH3C6H4CH2OH(4). Những hợp chất vừa cho được phản ứng với Na vừa cho được phản ứng với dung dịch NaOH là :
A. (2) và (4).	B. (2) và (3).	C. (1) và (3).	D. (1) và (2).
Câu 22: Với các chất: amoniac (1), metylamin (2), etylamin (3), anilin (4). Tính bazơ tăng dần theo trình tự:
A. (4) < (1) <(2) < (3) .	B. (4) < (1) < (3) < (2).
C. (3) < (2) < (1) <(4) .	D. (3) < (2) < (4) < (1).
Câu 23: Cho rượu etylic (1), anđehit axetic (2), axit axetic (3) và axit propionic (4). Nhiệt độ sôi của các chất giảm dầnn theo thứ tự:
A. (1) > (2) > (3) > (4).	B. (4) > (3) > (2) > (1).
C. (4) > (3) > (1) > (2).	D. (2) > (3) > (1) > (4).
Câu 24: Metyl Propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo :
A. HCOOC3H7.	B. C2H5COOCH3 .	C. C3H7COOH .	D. C2H5COOH.
Câu 25: Trong số các hợp chất sau, hợp chất nào không phản ứng được với Cu(OH)2.
	I./ HOCH2CH2OH
	II./ HOCH2CH2CH2OH
	III./ CH3CH2OCH2CH3
	V./ CH3CH(OH)CH2OH
A. II, IV .	B. II, IV.	C. II , III.	D. II , I.
Câu 26: Chỉ 1 hóa chất nào dưới đây có thể phân biệt được 4 lọ mất nhãn chứa các chất sau : Dung dịch glucozơ, rượu etylic, glixêrin, anđêhit axetic
A. Cu(OH)2	B. Na	C. NaOH	D. Ag2O/NH3
Câu 27: A là một amonoaxit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH .Cho 0,89 gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 1,255 gam muối.Công thức cấu tạo của A là:
A. C2H5-CH(NH2)COOH.	B. NH2-CH2-COOH.
C. NH2-CH2-CH2-COOH.	D. C3H7-CH(NH2)COOH.
Câu 28: Cho m gam hỗn hợp rượu etylic và axit fomic tác dụng với lượng dư kim loại Na thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).Giá trị của m là:
A. 9,2.	B. 4,6.	C. 13,8.	D. 15.
Câu 29: Cho 30 g axit axetic tác dụng với 20g rượu etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng) thu được 27g etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hoá đạt:
A. 90%	B. 74%	C. 70,56%	D. 45,45%.
Câu 30: X là este của axit đơn chức và rượu đơn chức. Để xà phòng hóa hoàn toàn 1,29 gam X cần dùng vừa đủ 15ml dung dịch KOH1M thu được chất X và Y. Đốt cháy hoàn toàn lượng chất Y trên thấy sinh ra 2,24lit CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH3.	B. CH2=CHCOOCH3.	C. CH3CH2COOCH3.	D. CH3COOC2H5.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docHOÁ - ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM ÔN ĐH.doc