Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 34+35: Bài tập hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 34+35: Bài tập hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức:

Biết được :

 Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.

 Vấn đề về ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế, xã hội, sức khỏe có liên quan đến hoá học.

 Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.

b. Kĩ năng

 Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế, xã hội, sức khỏe . Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.

 Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.

 Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.

c. Thái độ

- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe con người

2. Về phát triển năng lực

Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực hoạt động nhóm

- Năng lực đánh giá.

 

doc 11 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 34+35: Bài tập hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ký duyệt:
	TT Kiều Quốc Phương
TIẾT 34,35: BÀI TẬP HÓA HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức: 
Biết được :
- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế, xã hội, sức khỏe có liên quan đến hoá học.
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.
b. Kĩ năng
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế, xã hội, sức khỏe . Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.
- Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.
c. Thái độ
- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe con người
2. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. 
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực đánh giá. 
II. CHUẨN BỊ 
Hệ thống các câu hỏi và bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn ðịnh lớp
2. Bài cũ: (kết hợp bài giảng)
 3. Bài mới	
Phần 1. Tóm tắt lí thuyết .
1. Vấn đề năng lượng và nhiên liệu
* Vấn đề về năng lượng và về nhiên liệu đang đặt ra cho nhân loại hiện nay là :
          - Các nguồn năng lượng, nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên không phải là vô tận mà có giới hạn và ngày càng cạn kiệt.
          - Khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường và làm thay đổi khí hậu toàn cầu.
* Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào trong hiện tại và tương lai?
          Hoá học đã nghiên cứu góp phần sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu, năng lượng nhân tạo thay thế. Như :
          - Điều chế khí metan trong lò biogaz.
          - Điều chế etanol từ crackinh dầu mỏ để thay thế xăng, dầu.
          - Sản xuất ra chất thay cho xăng từ nguồn nguyên liệu vô tận là không khí và nước.
          - Sản xuất khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước.
          - Năng lượng được sản sinh ra trong các lò phản ứng hạt nhân được sử dụng cho mục đích hoà bình.
          - Năng lượng thuỷ điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều
          - Năng lượng điện hoá trong pin điện hoá hoặc acquy.
2. Vấn đề vật liệu
* Vấn đề về vật liệu đang đặt ra cho nhân loại là gì ?
          Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật, nhu cầu của nhân loại về các vật liệu mới với những tính năng vật lí và hoá học, sinh học mới ngày càng cao.
          * Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề về vật liệu như thế nào?
- Vật liệu có nguồn gốc vô cơ.                                        
- Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ.
 - Vật liệu mới:                                                                                                      
- Vật liệu nano (còn gọi là vật liệu nanomet)
 - Vật liệu quang điện tử.                                                          
- Vật liệu compozit.
3. Hoá học và vấn đề thực phẩm
* Vấn đề lương thực, thực phẩm đang đặt ra thách thức lớn cho nhân loại hiện nay
- Dân số thế giới ngày càng tăng.
          - Diện tích trồng trọt ngày càng bị thu hẹp.
          - Vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề về lương thực, thực phẩm cho nhân loại như : nghiên cứu và sản xuất các chất hoá học có tác dụng bảo vệ, phát triển thực vật, động vật:
          - Sản xuất các loại phân bón hoá học.
          - Tổng hợp hoá chất có tác dụng diệt trừ cỏ dại.
          - Tổng hợp hoá chất diệt nấm bệnh,
          - Sản xuất những hoá chất bảo quản lương thực và thực phẩm.
          - Nghiên cứu chế biến thức ăn tổng hợp.
4. Hoá học và vấn đề may mặc
* Vấn đề may mặc đang đặt ra cho nhân loại hiện nay là :
- Dân số thế giới gia tăng không ngừng, vì vậy tơ sợi tự nhiên không thể đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng.
- Nhu cầu của con người không chỉ mặc ấm, mà còn mặc đẹp, hợp thời trang.
* Hoá học góp phần giải quyết vấn đề may mặc của nhân loại như :
- Góp phần sản xuất ra tơ, sợi hoá học có nhiều ưu điểm nổi bật.
          - Sản xuất nhiều loại phẩm nhuộm.
          - Các vật liệu cơ bản để chế tạo các thiết bị chuyên dụng trong các nhà máy dệt và trong ngành dệt may.
4. Hoá học và vấn đề sức khỏe con người
* Dược phẩm
          - Góp phần nghiên cứu thành phần hoá học của một số dược liệu tự nhiên.
          - Nghiên cứu ra các loại vacxin.
          - Phòng chống những căn bệnh, nạn dịch của thế kỉ.
          - Thuốc tránh thai.
          - Thuốc bổ dưỡng cơ thể.
* Chất gây nghiện, chất ma tuý và cách phòng chống ma tuý (dưới dạng những viên thuốc tân dược, bột trắng dùng để hít, viên để uống, dd để tiêm chích).
- Nghiện ma tuý sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí, như rối loạn tiêu hoá, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma tuý có thể gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong.
          - Hoá học đã nghiên cứu ma tuý, sử dụng chúng như là một loại thuốc chữa bệnh.
          - Luôn nói không với ma tuý.
4. Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường
Tác hại của ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước) gây suy giảm sức khỏe của con người, gây thay đổi khí hậu toàn cầu, làm diệt vong một số loại sinh vật, Thí dụ : hiện tượng thủng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, 
* Ô nhiễm không khí
          Không khí bị ô nhiễm thường có chứa quá mức cho phép nồng độ các khí CO2, CH4 và một số khí độc khác, thí dụ CO, NH3, SO2, HCl, một số vi khuẩn gây bệnh, bụi,
* Ô nhiễm nước
          Nước ô nhiễm thường có chứa các chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng thực vật, các chất hữu cơ tổng hợp, các hoá chất vô cơ, các chất phóng xạ, chất độc hoá học,
* Ô nhiễm môi trường đất
          Đất bị ô nhiễm có chứa độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ được quy định.
          * Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
a) Quan sát qua mùi, màu sắc,
b) Xác định chất ô nhiễm bằng các thuốc thử.
c) Bằng dụng cụ đo : nhiệt kế, sắc kí, máy đo pH.
* Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất ô nhiễm
          Xử lí ô nhiễm đất, nước, không khí dựa trên cơ sở khoa học hoá học có kết hợp với khoa học vật lí và sinh học.
Phần 2. Bài tập 
Câu 1. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?
Than đá.	B. Xăng, dầu.
Khí butan (gaz)	D. Khí hiđro.
Câu 2. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ?
Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz.
Thu khí metan từ khí bùn ao.
Lên men ngũ cốc.
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 3. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là :
Năng lượng mặt trời.
Năng lượng thuỷ điện.
Năng lượng gió.
Năng lượng hạt nhân.
Câu 4. Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
Penixilin, Amoxilin.
Vitamin C, glucozơ.
Seđuxen, moocphin.
Thuốc cảm Pamin, Panadol.
Câu 5. Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
Dùng fomon, nước đá.
Dùng phân đạm, nước đá.
Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.
dùng nước đá khô, fomon.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl.
Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi.
Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm ?
Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.
Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắtquá mức cho phép.
Câu 8. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải dạng dung dịch, chứa các ion : Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ?
A. Nước vôi dư.	B. HNO3.
C. Giấm ăn.	D. Etanol.
Câu 9. Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit ?
A. CH4.	B. NH3.
C. SO2.	D. H2.
Câu 10. Chất khí CO (cacbon monoxit) có trong thành phần loại khí nào sau đây ?
A. Không khí.	B. Khí tự nhiên.
C. Khí dầu mỏ.	D. Khí lò cao.
Câu 11. Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây ?
A. Na2O2 rắn.	B. NaOH rắn.
C. KClO3 rắn.	D. Than hoạt tính.
Câu 12. Nhiều loại sản phẩm hoá học được điều chế từ muối ăn trong nước biển như : HCl, nước Gia-ven, NaOH, Na2CO3.
Tính khối lượng NaCl cần thiết để sản xuất 15 tấn NaOH. Biết hiệu suất của quá trình là
80%.

A. 12,422 tấn.	B. 17,55 tấn.
C. 15,422 tấn.	D. 27,422 tấn.
Câu 13. Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo, tơ sợi tổng hợp. Có thể điều chế Ancol etylic bằng 2 cách sau :
Cho khí etilen (lấy từ cracking dầu mỏ) hợp nước có xúc tác.
Cho lên men các nguyên liệu chứa tinh bột.
Hãy tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%.
A. 5,4 tấn.	B. 8,30 tấn.
C. 1,56 tấn.	D. 1,0125 tấn.
Câu 14. Có thể điều chế thuốc diệt nấm 5% CuSO4 theo sơ đồ sau : CuS ® CuO ® CuSO4 .
Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS. Hiệu suất của quá trình là 80%.
A. 1,2 tấn.	B. 2,3 tấn.
C. 3,2 tấn.	D. 4,0 tấn.
Câu 15. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau :
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.
Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau
đây ?

A. H2S.	B. CO2.
C. NH3.	D. SO2.
Tính hàm lượng khí đó trong không khí, coi hiệu suất phản ứng là 100%. (Nên biết
thêm : hàm lượng cho phép là 0,01 mg/l).
A. 0,0250 mg/l.	B. 0,0253 mg/l.
C. 0,0225 mg/l.	D. 0,0257 mg/l.
Câu 16. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?
A. Than đá.	B. Xăng, dầu.	C. Khí butan (gaz).	D. Khí hiđro.
Câu 17. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ?
Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz.
Thu khí metan từ khí bùn ao.
Lên men ngũ cốc.
Cho hơi nước qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 18. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng trong mục đích hoà bình, đó là:
A. Năng lượng mặt trời.	B. Năng lượng thuỷ điện.
C. Năng lượng gió.	D. Năng lượng hạt nhân.
Câu 19. Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
A. Penixilin, amoxilin.	B. Vitamin C, glucozơ.
C. Seduxen, moocphin.	D. Thuốc cảm pamin, paradol.
Câu 20. Cách bảo quản thực phẩm ( thịt, cá) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
A. Dùng fomon, nước đá.	B. Dùng phân đạm, nước đá.
C. Dùng nước đá và nước đá khô.	D. Dùng nước đá khô, fomon.
Câu 21. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, có tác dụng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là:
A. 1 – 2 ngày.	B. 2 – 3 ngày.	C. 12 – 15 ngày. D. 30 – 35 ngày.
Câu 22. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
Không khí chứa 78%N2; 21%O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Không khí chứa 78%N2; 18%O2; 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.
Không khí chứa 78%N2; 20%O2; 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2.
Không khí chứa 78%N2; 16%O2; 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2.
Câu 23. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+,
Ni2+.
Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
Nước sinh hoạt từ các nhà máy hoặc nước giếng khoan không có chứa các đọc tố như asen, sắt, quá mức cho phép.
Câu 24. Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
Có hệ thống sử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.
Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.
Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.
Câu 25. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?
A. Nước vôi dư.	B. HNO3.	C. Giấm ăn.	D. Etanol.
Câu 26. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau?
A. H2S.	B. CO2.	C. SO2.	D. NH3.
Câu 27. Cacbon monooxit có trong thành phần chính của loại khí nào sau đây?
A. Không khí.	B. Khí thiên nhiên.	C. Khí mỏ dầu.	D. Khí lò cao.
Câu 28. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?
A. Đồ gốm.	B. Ximăng.	C. Thuỷ tinh thường. D. Thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 29. Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương?
A. Sắt.	B. Kẽm.	C. Canxi.	D. Photpho.
Câu 30. Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứa:
A. vitamin A.	B. β-caroten (thuỷ phân tạo vitamin A).
C. este của vitamin A.	D. enzim tổng hợp vitamin A.
Câu 31. Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit ?
A. CO2.	B. CH4.	C. SO2.	D. NH3.
Câu 32. Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các chất khí đó?
A. Ca(OH)2.	B. NaOH.	C. NH3.	D. HCl.
Câu 33. Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. HCl.	B. NH3.	C. H2SO4 loãng.	D. NaCl.
Câu 34. Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường gồm
các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb .
các anion: NO3-, PO43-, SO42.-
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóc học.
cả A, B, C.
Câu 35. Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng “sạch”?
Điện hạt nhân, năng lượng thuỷ triều.
Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.
Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện.
Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.
Câu 36. Việt Nam có mỏ quặng sắt rất lớn ở Thái Nguyên nên đã xây dựng khu liên hợp gang thép tại đây. Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu vực khai thác mỏ là do:
tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp.
không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài sau khi khai thác.
chỉ có thể xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Thái Nguyên.
có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo.
Câu 37. số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ ?
A. Gốm, sứ.	B. Xi măng.	C. Chất dẻo.	D. Đất sét nặn.
Câu 38. Người ta hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là:
A. becberin.	B. nicotin.	C. axit nicotinic.	D. moocphin.
Câu 39. Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là
phát triển chăn nuôi.
đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
Câu 40. Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
A. Khí clo.	B. Khí cacbonic.	C. Khí cacbon oxit.	D. Khí hiđro clorua. Câu 41. Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây?
A. SO2, NO2.	B. H2S, Cl2.	C. NH3, HCl.	D. CO2, SO2.
Câu 42. Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do:
A. khí CO2.	B. mưa axit.
C. clo và các hợp chất của clo.	D. quá trình sản xuất gang thép.
Câu 43. Người ta xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O). Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước?
A. Để làm nước trong.	B. Để khử trùng nước.
C. Để loại bỏ lượng dư ion florua.	D. Để loại bỏ các rong, tảo.
Câu 44. Cá cần có oxi để tăng trưởng tốt. Chúng không thể tăng trưởng tốt nếu quá ấm. Lí do cho hiện tượng trên là:
Bơi lội trong nước ấm cần nhiều cố gắng hơn.
Oxi hoà tan kém hơn trong nước ấm.
Phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.
Trong nước ấm sẽ tạo ra nhiều cacbon đioxit hơn.
Câu 45. Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là:
A. ozon.	B. oxi.	C. lưu huỳnh đioxit.	D. cacbon đioxit.
Câu 46. Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất ?
A. Hơi nước.	B. Oxi.	C. Cacon đioxit.	D. Nitơ.
Câu 47. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
A. penixilin, paradol, cocain.	B. heroin, seduxen, erythromixin
C. cocain, seduxen, cafein.	D. ampixilin, erythromixin, cafein.
Câu 48. Trong số các chất sau: Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin, seduxen, meprobamat, amphetamin, hassish. Những chất gây nghiện là:
Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin.
moocphin, hassish, seduxen, meprobamat.
seduxen, nicotin, meprobamat, amphetamin.
Tất cả các chất trên.
Câu 49. Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau đây để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt?
Sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp. (2)
Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp
xúc

nhiều với không khí rồi lắng, lọc. (1)
Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên. (3)
D. (1), (2), (3) đúng.
Câu 50. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là :
A. vôi sống.	B. cát.	C. lưu huỳnh.	D. muối ăn.
ĐÁP ÁN
1
D
11
A
21
C
31
C
41
A
2
A
12
D
22
A
32
A
42
C
3
D
13
B
23
D
33
B
43
A
4
C
14
C
24
D
34
D
44
B
5
C
15a,15b
A,C
25
A
35
B
45
A
6
A
16
D
26
A
36
A
46
C
7
D
17
A
27
D
37
C
47
C
8
A
18
D
28
D
38
B
48
D
9
C
19
C
29
C
39
B
49
B
10
D
20
C
30
B
40
B
50
C

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_3435_bai_tap_hoa_hoc_voi.doc