Câu 1: Glixerin có thể phản ứng được với
A. Cu(OH)2. B. H2O. C. Na2SO4. D. NaOH.
Câu 2: Dung dịch Na2CO3 phản ứng được với
A. CH3COOK. B. C2H5OH. C. C3H5(OH)3. D. CH3COOH.
Câu 3: Để phân biệt ba dung dịch loãng NaCl, MgCl2, AlCl3 có thể dùng
A. dung dịch Na2SO4. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch NaNO3.
Trang 1/3 - Mã đề thi 157 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 2 NĂM 2007 Môn thi: HOÁ HỌC - Không phân ban Thời gian làm bài: 60 phút. Mã đề thi 157 Họ, tên thí sinh:.................................................................................................................................................. Số báo danh:.......................................................................................................................................................... Câu 1: Glixerin có thể phản ứng được với A. Cu(OH)2. B. H2O. C. Na2SO4. D. NaOH. Câu 2: Dung dịch Na2CO3 phản ứng được với A. CH3COOK. B. C2H5OH. C. C3H5(OH)3. D. CH3COOH. Câu 3: Để phân biệt ba dung dịch loãng NaCl, MgCl2, AlCl3 có thể dùng A. dung dịch Na2SO4. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch NaNO3. Câu 4: Khi cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thể tích khí H2 sinh ra là 2,24 lít (ở đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64) A. 3,2 gam. B. 2,8 gam. C. 6,4 gam. D. 5,6 gam. Câu 5: Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng được với nhau? A. C2H6 và CH3CHO. B. CH3CH2OH và dung dịch NaNO3. C. CH3COOC2H5 và dung dịch NaOH. D. Dung dịch CH3COOH và dung dịch NaCl. Câu 6: Cho các chất: glixerin, natri axetat, dung dịch glucozơ, rượu metylic. Số chất có thể phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 7: Kim loại phản ứng được với dung dịch sắt (II) clorua là A. Pb. B. Fe. C. Zn. D. Cu. Câu 8: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng cách A. nhiệt phân Al2O3. B. điện phân Al2O3 nóng chảy. C. điện phân dung dịch AlCl3. D. điện phân AlCl3 nóng chảy. Câu 9: Cho 2,9 gam một anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng hoàn toàn với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 10,8 gam Ag. Anđehit có công thức là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ag = 108) A. CH2 = CHCHO. B. HCHO. C. CH3CHO. D. CH3CH2CHO. Câu 10: Phenol lỏng và rượu etylic đều phản ứng được với A. dung dịch Br2. B. kim loại Na. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch Na2CO3. Câu 11: Kim loại không bị hoà tan trong dung dịch axit HNO3 đặc, nguội nhưng tan được trong dung dịch NaOH là A. Pb. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 12: Thể tích khí H2 thu được (ở đktc) khi cho 0,46 gam Na phản ứng hết với rượu etylic là (Cho H = 1, Na = 23) A. 0,672 lít. B. 0,560 lít. C. 0,112 lít. D. 0,224 lít. Câu 13: Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng phương pháp A. cho natri oxit tác dụng với nước. B. cho Na phản ứng với nước. C. điện phân NaCl nóng chảy. D. điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn xốp ngăn 2 điện cực. Câu 14: Khi cho bột Fe3O4 tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chứa A. Fe2(SO4)3 và H2SO4. B. Fe2(SO4)3, FeSO4 và H2SO4. C. FeSO4 và H2SO4. D. Fe2(SO4)3. Câu 15: Thể tích khí NO (giả sử là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 1,92 gam bột Cu tác dụng với axit HNO3 loãng (dư) là (Cho N = 14, O = 16, Cu = 64) A. 1,120 lít. B. 0,224 lít. C. 0,448 lít. D. 0,672 lít. Trang 2/3 - Mã đề thi 157 Câu 16: Thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 5,4 gam Al là (Cho Al = 27, Cl = 35,5) A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít. Câu 17: Khi cho anđehit no, đơn chức, mạch hở phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được A. rượu no, đơn chức, mạch hở, bậc 2. B. rượu no, đơn chức, mạch hở, bậc 1. C. rượu no, đơn chức, mạch hở, bậc 3. D. axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Câu 18: Công thức chung của các oxit kim loại phân nhóm chính nhóm I là A. RO2. B. RO. C. R2O3. D. R2O. Câu 19: Để phân biệt dung dịch anđehit fomic và rượu etylic có thể dùng A. Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. giấy quỳ tím. Câu 20: Kim loại không tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là A. Fe. B. Ba. C. K. D. Na. Câu 21: Để tách được Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp với Al2O3 có thể cho hỗn hợp tác dụng với A. dung dịch NH3 (dư). B. dung dịch HNO3 (dư). C. dung dịch HCl (dư). D. dung dịch NaOH (dư). Câu 22: Thể tích khí CO (ở đktc) cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 thành Fe là (Cho C = 12, O = 16, Fe = 56) A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 3,36 lít. D. 7,84 lít. Câu 23: Số hợp chất anđehit có công thức phân tử C4H8O là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 24: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình A. Fe bị ăn mòn hoá học. B. Fe và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. C. Sn bị ăn mòn điện hoá. D. Fe bị ăn mòn điện hoá. Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố Mg (Z = 12) có cấu hình electron là A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63p2. C. 1s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s13p2. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) thu được số mol nước lớn hơn số mol CO2. X thuộc loại A. rượu no, đơn chức, mạch hở. B. anđehit no, đơn chức, mạch hở. C. axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. D. este no, đơn chức, mạch hở. Câu 27: Cho các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 28: Este X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra rượu metylic và natri axetat. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 29: Hai rượu X, Y đều có công thức phân tử C3H8O. Khi đun hỗn hợp gồm X và Y với axit H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao để tách nước, thu được A. 3 anken. B. 2 anken. C. 4 anken. D. 1 anken. Câu 30: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có công thức phân tử C2H4O2 và tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 31: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+, Ca2+ và HCO3-, thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm A. MgO và CaCO3. B. MgCO3 và CaO. C. MgO và CaO. D. MgCO3 và CaCO3. Câu 32: Polietilen được tổng hợp từ monome có công thức cấu tạo A. CH2 = CH2. B. CH2 = CH - CH3. C. CH2 = CHCl. D. CH2 = CH - CH = CH2. Câu 33: Khi cho 3,75 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối tạo thành là (Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23) A. 4,50 gam. B. 9,70 gam. C. 4,85 gam. D. 10,00 gam. Câu 34: Để làm mất tính cứng của nước, có thể dùng A. Na2CO3. B. Na2SO4. C. NaHSO4. D. NaNO3. Trang 3/3 - Mã đề thi 157 Câu 35: Cho 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được muối và 2,3 gam rượu etylic. Công thức của este là (Cho H = 1, C = 12, O = 16) A. C2H5COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5. Câu 36: Cho bốn dung dịch muối: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây tác dụng được với cả bốn dung dịch muối trên? A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Pb. Câu 37: Chất nào dưới đây có thể tác dụng với nước brom? A. Benzen. B. Axit axetic. C. Axit acrylic. D. Axit clohiđric. Câu 38: Cho phương trình hoá học của hai phản ứng sau: 2Al(OH)3 + 3H2SO4 = Al2(SO4)3 + 6H2O Al(OH)3 + KOH = KAlO2 + 2H2O Hai phản ứng trên chứng tỏ Al(OH)3 là chất A. có tính bazơ và tính khử. B. có tính lưỡng tính. C. có tính axit và tính khử. D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. Câu 39: Glucozơ không phản ứng được với A. C2H5OH ở điều kiện thường. B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). C. Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Câu 40: Hai chất đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là A. H2N[CH2]5COOH và CH2=CHCOOH. B. C6H5CH=CH2 và H2N[CH2]6NH2. C. C6H5CH=CH2 và H2NCH2COOH. D. H2N[CH2]6NH2 và H2N[CH2]5COOH. ----------------------------------------------- ----------------------------------------------------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: