Đề thi tốt nghiệp môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Giồng Thị Đam

Đề thi tốt nghiệp môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Giồng Thị Đam

Câu 48: Diễn thế phân hủy được phân biệt với diễn thế nguyên sinh ở đặc điểm là:

A. Có sự tác động của yếu tố môi trường.

B. Có thể tạo nên một quần xã trung gian.

C. Không thể tạo nên một quần thể ổn định.

D. Có sự trải qua nhiều giai đoạn diễn thế

 

doc 7 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Giồng Thị Đam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Đồng Tháp	ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2008 – 2009
Trường THPT Giồng Thị Đam	 Môn: Sinh học
Thời gian: 60 phút 
(Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 
PHẦN I: DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Khi nói đến đoạn Okazaki, điều nào sau đây là sai?
Được tổng hợp dựa vào mạch khuôn có chiều từ 3’ – 5’.
Do sự tổng hợp từng đoạn ADN mới dựa trên nhiều điểm của một mạch đơn ADN.
Nhờ enzim ligaza các đoạn này được nối lại tạo thành sợi đi theo.
Đoạn Okazaki được tổng hợp ngược chiều với mạch khuôn.
Câu 2: Điểm giống nhau giữa hai cơ chế tự sao và sao mã là gì?
Đều cần năng lượng và enzim polymeraza.
Đều dựa vào ADN trong nhân làm khuôn mẫu.
Cả hai mạch ADN đều tách đôi và sử dụng nguyên liệu là các bazơ nitric của môi trường nội bào hợp với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Thế nào là mã bộ ba?
Cứ ba nucleotit kế tiếp nhau quy định một axit amin hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi polypeptit.
Cứ ba ribonucleotit quy định một axit amin.
Cứ ba nucleotit kế tiếp nhau trong mạch không quy định việc tổng hợp một axit amin trong phân tử protein.
Quá trình tổng hợp protein phải cần có bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc.
Câu 4: Cơ chế chính nào dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
Đột biến lặp đoạn tăng thêm vật chất di truyền, làm biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể.
Hậu quả đột biến lặp đoạn làm thay đổi nhóm liên kết gen.
Cơ chế phát sinh lặp đoạn do trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit cùng một nhiễm sắc thể tương đồng.
Lặp đoạn làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của các tính trạng.
Câu 6: Hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Hội chứng Đao.
Hội chứng Tocnơ.
Hội chứng “tiếng mèo kêu”
Bệnh dính ngón.
Câu 7: Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là gì?
Quá trình tái sinh hay tái bản
Quá trình giải mã hay dịch mã
Quá trình phiên mã hay sao mã
Quá trình sao mã hay giải mã
Câu 8: Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng, F1 thu được toàn cây quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2: 601 cây quả đỏ, 198 cây quả vàng. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 và tỉ lệ kiểu hình F2 là:
1Aa: 2Aa: 1aa và 3 quả đỏ: 1 quả vàng
1AA: 2Aa: 1aa và 3 quả đỏ: 1 quả vàng
2AA: 1Aa: 1aa và 1 quả đỏ, 3 quả vàng
1AA: 3aa và 1 quả đỏ, 3 quả vàng
Câu 9: Moocgan đã sử dụng phép lai nào sau đây để phát hiện quy luật di truyền liên kết?
Lai phân tích
Lai thuận nghịch
Lai phân tích và lai thuận nghịch
Lai tương đương
Câu 10: Tỉ lệ phân li kiểu hình 25% quả đỏ, bầu: 50% quả đỏ, tròn: 25% quả vàng, tròn xuất hiện ở phép lai nào?
 x 
 x 
 x 
 x hoặc x 
Câu 11: Tần số hoán vị gen là:
Tổng phần trăm số tế bào xảy ra hoán vị gen tính trên tổng số tế bào tham gia quá trình giảm phân.
Tỉ lệ giữa số kiểu giao tử hoán vị với số kiểu giao tử liên kết.
Tổng phần trăm các loại giao tử hoán vị tính trên tổng số giao tử được sinh ra.
Tổng phần trăm số giao tử cái hoán vị trên tổng số giao tử cái được tạo ra.
Câu 12: Khi xét sự di truyền của một cặp tính trạng. Tỉ lệ kiểu hình 4: 3: 1 xuất hiện trong kiểu tương tác:
Tương tác hỗ trợ kiểu 9: 6: 1 và 9: 3: 4.
Tương tác át chế kiểu 12: 3: 1.
Tương tác bổ trợ kiểu 9: 6: 1 và át chế kiểu 12: 3: 1.
Tất cả các kiểu tương tác xuất hiện 3 loại kiểu hình.
Câu 13: Cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập là gì?
F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết.
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
Sự phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến phân li và tổ hợp các cặp gen.
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng.
Câu 14: Di truyền liên kết với giới tính là gì?
Sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể có ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính.
Sự di truyền các tính trạng thuộc về giới tính đực, cái của sinh vật.
Sự di truyền các tính trạng thường do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
Sự di truyền các tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
Câu 15: Điều nào dưới đây không đúng?
Trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
Kiểu gen quy định mức phản ứng, môi trường quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn cho phép của mức phản ứng.
Mức phản ứng của mỗi tính trạng thay đổi tùy kiểu gen của từng giống.
Câu 16: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacđi – Vanbec?
Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài.
Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa.
Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình.
Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến trong quần thể.
Câu 17: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,64 AA: 0,32 Aa: 0,04 aa. Tần số tương đối của các alen A và a của quần thể này là:
A : a = 0,6 : 0,4
A : a = 0,7 : 0,3
A : a = 0,8 : 0,2
A : a = 0,9 : 0,1
Câu 18: Mục đích của kĩ thuật di truyền là gì?
Gây ra đột biến gen.
Gây ra đột biến nhiễm sắc thể.
Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, “gen lai”.
Tạo biến dị tổ hợp.
Câu 19: ADN tái tổ hợp được tạo ra do:
Đột biến gen dạng thêm cặp nucleotit.
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng lặp đoạn.
Trao đổi đoạn nhiễm sắc thể thuộc cặp tương đồng.
Kết hợp ADN của loài này vào ADN của loài khác, có thể rất khác xa nhau.
Câu 20: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
Hiện tượng thoái hóa.
Tỉ lệ thể đồng hợp tăng.
Tạo ưu thế lai.
Tạo ra dòng thuần.
Câu 21: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người.
Phương pháp phả hệ.
Phương pháp lai phân tích.
Phương pháp di truyền tế bào.
Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 22: Ví dụ nào sau đây thuộc cơ quan thoái hóa
Gai xương rồng
Nhụy trong hoa đực cây ngô
Tua cuốn cây đậu Hà Lan
Ngà voi
Câu 23: Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
Đột biến nhiễm sắc thể.
Thường biến
Biến dị tổ hợp
Đột biến gen
Câu 24: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là ai?
Lamac
Menden
Đacuyn
Xanh Hile
Câu 25: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Hình thành loài bằng con đường địa lí có cả ở động vật và thực vật.
Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn.
Khi loài mở rộng khu phân bố điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
Câu 26: Biến động di truyền là hiện tượng:
Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó ở quần thể gốc
Phân hóa kiểu gen trong quần thể dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
Quần thể kém thích nghi bị thay bởi quần thể có vốn gen thích nghi hơn
Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể 
Câu 27: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học:
Sự xuất hiện các enzim.
Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nucleic.
Sự tạo thành các coaxecva.
Sự hình thành màng.
Câu 28: Nhân tố sinh thái nào giữ vai trò cơ bản trong nhịp chu kỳ ngày đêm:
Nhiệt độ.
Ánh sáng.
Độ ẩm.
Nước.
Câu 29: Quần thể là gì?
Quần thể là một nhóm cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, và một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái.
Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định và có khả năng giao phối sinh ra con cái.
Quần thể là một nhóm cá thể cùng sinh sống ở một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái.
Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định, và một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái.
Câu 30 : Đặc trưng nào sau đây ở quần xã mà không có ở quần thể ?
Mật độ.
Tỉ lệ đực cái
Tỉ lệ tử vong
Tỉ lệ nhóm tuổi
Câu 31: Sự biến động của quần xã là do :
Môi trường biến đổi.
Sự phát triển của quần xã
Tác động của con người
Đặc tính của quần xã
Câu 32 : Đặc điểm cơ bản để phân biệt diễn thế nguyên sinh với diễn thế thứ sinh là :
Môi trường khởi đầu.
Môi trường cuối cùng
Diến biến diễn thế
Điều kiện môi trường
PHẦN II: DÀNH CHO CÁC THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN (từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm là một bệnh:
Di truyền liên kết với giới tính.
Xảy ra do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
Đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường.
Do đột biến dị bội.
Câu 34: Những đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa hai nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Chuyển đoạn tương hỗ.
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn.
Câu 35: Plasmit là:
Một bào quan có mặt trong tế bào chất của tế bào.
Một cấu trúc di truyền trong ti thể hoặc lục lạp.
Một phân tử ADN có khả năng nhân đôi độc lập.
Một cấu trúc di truyền có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn.
Câu 36: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường thấy ở:
Thực vật.
Động vật.
Động vật ít di động.
Động vật kí sinh.
Câu 37: Các quần thể hay các nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành:
Các quần thể tự phối
Các quần thể giao phối
Các nòi
Các bộ
Câu 38: Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là do:
Sự thay đổi nhịp nhàng giữa ánh sáng và tối của môi trường.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Do cấu tạo cơ thể chỉ thích nghi với hoạt động ngày hoặc đêm.
Do yếu tố di truyền của loài qui định.
Câu 39: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện:
Số lượng cá thể nhiều.
Có nhiều nhóm tuổi khác nhau
Có nhiều tầng phân bố
Có cả động vật và thực vật
Câu 40: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là:
Sự biến đổi cấu trúc quần thể.
Thay quần xã này bằng quần xã khác
Mở rộng vùng phân bố
Thu hẹp vùng phân bố
PHẦN III: DÀNH CHO CÁC THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người xuất hiện do đột biến nào?
Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thứ 21.
Thay thế một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hemoglobin.
Mất một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hemoglobin.
Đột biến dị bội.
Câu 42: Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện:
Toàn thể tế bào của cơ thể đều mang tế bào đột biến.
Chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
Tất cả tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến còn tế bào sinh dục thì không.
Trong cơ thể sẽ có mặt hai dòng tế bào bình thường và mang đột biến.
Câu 43: Trong kĩ thuật tạo dòng ADN tái tổ hợp, các thao tác được thực hiện theo trình tự sau:
Phân lập phân tử ADN Cắt phân tử ADN Nối ADN cho và nhận.
Cắt phân tử ADN Phân lập phân tử ADN Nối ADN cho và nhận.
Nối ADN cho và nhận Phân lập ADN Cắt phân tử ADN.
Phân lập phân tử ADN Nối ADN cho và nhận Cắt phân tử ADN.
Câu 44: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa Kimura là: 
Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hóa độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị có hại.
Giải thích hiện tượng đa hình trong quần thể giao phối.
Xây dựng lí thuyết tiến hóa mới từ việc tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong nhiều lĩnh vực.
Câu 45: Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là:
Nòi địa lí
Nòi sinh thái
Nòi sinh học
Quần thể
Câu 46: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ ché tự điều chỉnh số lượng của quần thể là:
Sức tăng trưởng của các cá thể.
Mức tử vong.
Mức sinh sản.
Nguồn thức ăn từ môi trường
Câu 47: Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã là gì?
Là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng.
Là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của mỗi quần xã dao động trong một thế cân bằng.
Là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của mỗi quần xã không thay đổi.
Là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng và từ đó toàn bộ quần xã sinh vật cũng dao động trong một thế cân bằng
Câu 48: Diễn thế phân hủy được phân biệt với diễn thế nguyên sinh ở đặc điểm là:
Có sự tác động của yếu tố môi trường.
Có thể tạo nên một quần xã trung gian.
Không thể tạo nên một quần thể ổn định.
Có sự trải qua nhiều giai đoạn diễn thế

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tot_nghiep_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2008_2009_truong_thpt.doc