Đề thi thử vào đại học, cao đẳng môn thi: Hóa học - Đề 001

Đề thi thử vào đại học, cao đẳng môn thi: Hóa học - Đề 001

PHẦN CHUNG: (44 câu – từ câu 1 đến câu 44)

1. Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi kim ?

A. Phân nhóm chính (PNC) nhóm IA (trừ hiđro) và PNC nhóm II (IIA)

B. PNC nhóm III (IIIA) đến PNC nhóm VIII (VIIIA)

C. Phân nhóm phụ (PNP) nhóm I (IB) đến PNP nhóm VIII (VIIIB)

D. Họ lantan và họ actini

2. Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại KHÔNG phải do các electron tự do trong kim loại gây ra ?

A. Ánh kim B. Tính dẻo C. Tính cứng D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt

3. Lần lượt cho từng kim loại Mg, Al, Fe và Cu (có số mol bằng nhau), tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Khi phản ứng hoàn toàn thì thể tích H2 (trong cùng điều kiện) thoát ra nhiều nhất là từ kim loại :

A. Mg B. Al C. Fe D. Cu

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào đại học, cao đẳng môn thi: Hóa học - Đề 001", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 001
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG: (44 câu – từ câu 1 đến câu 44) 
Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi kim ?
Phân nhóm chính (PNC) nhóm IA (trừ hiđro) và PNC nhóm II (IIA) 
PNC nhóm III (IIIA) đến PNC nhóm VIII (VIIIA) 
Phân nhóm phụ (PNP) nhóm I (IB) đến PNP nhóm VIII (VIIIB)
Họ lantan và họ actini 
Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại KHÔNG phải do các electron tự do trong kim loại gây ra ?
Ánh kim	B. Tính dẻo	C. Tính cứng 	 D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt
Lần lượt cho từng kim loại Mg, Al, Fe và Cu (có số mol bằng nhau), tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Khi phản ứng hoàn toàn thì thể tích H2 (trong cùng điều kiện) thoát ra nhiều nhất là từ kim loại :
Mg	B. Al	C. Fe	D. Cu
Hòa tan hoàn toàn m gam Na kim loại vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần 100 mL dung dịch H2SO4 1M. Tính m.
2,3 gam	B. 4,6 gam	C. 6,9 gam 	D. 9,2 gam
Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch chứa 
0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng :
0,000 lít. 	B. 0,560 lít.	C. 1,120 lít.	D. 1,344 lít.
Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl dư thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là : 
Be và Mg.	B. Mg và Ca. 	C. Ca và Sr.	D. Sr và Ba.
Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây ?
Gây ngộ độc nước uống. 
Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. 
Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
Cho 0,8 mol nhôm tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 0,3 mol khí X (không có sản phẩm khử nào khác). Khí X là : 
NO2.	B. NO.	C. N2O. 	D. N2.
Hòa tan 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước được dung dịch A. Thêm đến hết dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 vào dung dịch A thì lượng kết tủa thu được bằng :
7,8 gam.	B. 46,6 gam. 	C. 54,4 gam.	D. 62,2 gam.
Cho 0,015 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,04 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO duy nhất. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối thu được bằng :
2,42 gam.	B. 2,70 gam. 	C. 3,63 gam.	D. 5,12 gam.
Phản ứng nào dưới đây KHÔNG thể tạo sản phẩm là FeO ?
Fe(OH)2 B. FeCO3	 C. Fe(NO3)2 	 D. CO + Fe2O3 
Phát biểu nào dưới đây là đúng (giả thiết các phản ứng đều hoàn toàn) ?
0,1 mol Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo 0,2 mol NaClO
0,3 mol Cl2 tác dụng với dung dịch KOH dư (70oC) tạo 0,1 mol KClO3
0,1 mol Cl2 tác dụng với dung dịch SO2 dư tạo 0,2 mol H2SO4
0,1 mol Cl2 tác dụng với dung dịch Na2SO3 dư tạo 0,2 mol Na2SO4 
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên :
	Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy :
không có hiện tượng gì xảy ra.	B. có xuất hiện kết tủa màu đen.
C. có xuất hiện kết tủa màu trắng.	D. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc.
Thổi 0,4 mol khí etilen qua dung dịch chứa 0,2 mol KMnO4 trong môi trường trung tính, khối lượng etylen glicol (etilenglicol) thu được bằng :
6,2 gam.	B. 12,4 gam. 	C. 18,6 gam.	D. 24,8 gam.
Tên gọi nào dưới đây là đúng cho hợp chất sau? 	
buten-3 (but-3-en)
penten-3 (pent-3-en)
4-metylpenten-1 (4-metylpent-1-en)
2-metylpenten-3 (2-metylpent-3-en)
Tính lượng kết tủa đồng(I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9,00 gam glucozơ và lượng dư đồng(II) hiđroxit trong môi trường kiềm.
1,44 gam	B. 3,60 gam	C. 7,20 gam 	D. 14,4 gam
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. 
Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.
Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh.
Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc.
Điểm giống nhau giữa phản ứng thủy phân tinh bột và thủy phân xenlulozơ là :
sản phẩm cuối cùng thu được. 	B. loại enzim làm xúc tác.
C. sản phẩm trung gian của quá trình thủy phân.	D. lượng nước tham gia phản ứng thủy phân.
Amin nào dưới đây có bốn đồng phân cấu tạo ?
C2H7N	B. C3H9N 	C. C4H11N	D. C5H13N
0,01 mol aminoaxit A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của A có dạng :
H2NRCOOH.	B. (H2N)2RCOOH. 	C. H2NR(COOH)2.	D. (H2N)2R(COOH)2.
Sản phẩm và tên gọi của các chất trong phản ứng polime hóa nào dưới đây là hoàn toàn đúng ?
Polime nào dưới đây có cấu tạo không điều hòa ?
A. 	 B. 
C. D. 
Theo nguồn gốc, loại tơ nào dưới đây cùng loại với len ?
bông 	B. capron	C. visco	D. xenlulozơ axetat
Tên gọi nào dưới đây KHÔNG đúng với hợp chất (CH3)2CHCH2CH2OH ?
3-metylbutanol-1 (hay 3-metylbutan-1-ol)	B. 2-metylbutanol-4 ( hay 2-metylbutan-4-ol) 
C. ancol i-pentylic	D. ancol i-amylic
Có các hợp chất hữu cơ : 
(X) CH3CH(OH)CH2CH3	(Y) CH3CH2OH (Z) (CH3)3COH	 (T) CH3CH(OH)CH3	
Chất đehiđrat hóa tạo thành ba olefin đồng phân là :
X 	B. Y và Z	C. T	D. không có
Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây KHÔNG đúng ?
Axit sunfuric đặc đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
Sản phẩm thu được có tên gọi 2,4,6-trinitrophenol.
Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol.
Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam.
Có các anđehit :
Các chất thuộc loại anđehit mạch hở, no, đơn chức là :
(X) và (Y).	B. (Y).	C. (Z).	D. (Z) và (T).
Phương trình hoá học nào dưới đây được viết KHÔNG đúng ?
Để trung hòa 28,8 gam hỗn hợp gồm axit axetic, rượu n-propilic và p-cresol cần 150 mL dung dịch NaOH 2 M. Hòa tan 28,8 gam hỗn hợp trên trong n-hexan rồi cho Na dư vào thì thu được 4,48 L khí hiđro (đktc). Lượng axit axetic trong hỗn hợp bằng :
0,1 mol.	B. 0,2 mol. 	C. 0,3 mol.	D. 0,4 mol.
Thủy phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ A và B. Oxi hóa A tạo sản phẩm là chất B. Chất X không thể là :
etyl axetat	B. vinyl axetat	C. etilenglicol oxalat	D. isopropyl propionat 
Cho dãy chuyển hóa điều chế :
 Chất X là :
A. CH3CH2CH(OH)CH(CH3)2 B. n-C3H7OC3H7-i C. CH3CH2COOCH(CH3)2 D. C2H5COOC3H7-n
Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là :
0,14 mol.	B. 0,15 mol.	C.0,16 mol. 	D. 0,18 mol.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O, BaCl2, NaHCO3, NH4Cl có số mol mỗi chất bằng nhau vào nước rồi đun nóng nhẹ. Sau khi kết thúc thí nghiệm được dung dịch A. Dung dịch A chứa :
NaCl.	B. Na2CO3 và NaOH.
C. BaCl2, NaHCO3 và NaOH.	D. NaOH, BaCl2, NaHCO3 và NH4Cl.
Cho 1,2 gam Mg vào 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1,5M và NaNO3 0,5M. Sau phản ứng chỉ thu được V lít khí dạng đơn chất (không có sản phẩm khử nào khác). Thể tích V (đktc) bằng :
0,224 lít.	B. 0,560 lít.	C. 1,120 lít.	D. 5,600 lít.
Hòa tan hết hỗn hợp chứa 10 gam CaCO3 và 17,4 gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 loãng, nóng. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng bằng :
0,2 mol.	B. 0,5 mol	C. 0,7 mol 	D. 0,8 mol
Để phân biệt ba bình khí mất nhãn lần lượt chứa các khí N2, O2 và O3, một học sinh đã dùng các thuốc thử (có trật tự) theo bốn cách dưới đây. Cách nào là KHÔNG đúng ?
lá Ag nóng, que đóm.	B. que đóm, lá Ag nóng.
C. dung dịch KI/ hồ tinh bột, que đóm.	D. dung dịch KI/ hồ tinh bột, lá Ag nóng.
Có một mẫu NH3 bị lẫn hơi nước. Để có NH3 khan, thì chất làm khan nên dùng là :
Na.	B. CaO.	C. P2O5.	D. H2SO4 đặc.
Có bốn hợp chất X, Y, Z và T. Người ta cho mẫu thử của mỗi chất này lần lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình chứa dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm thấy mẫu X chỉ làm CuSO4 đổi qua màu xanh ; mẫu Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình chứa nước vôi ; mẫu Z tạo hiện tượng ở cả hai bình này, còn mẫu T không tạo hiện tượng gì. Kết luận đúng cho phép phân tích này là :
X chỉ chứa nguyên tố cacbon.	B. Y chỉ chứa nguyên tố hiđro
C. Z là một hiđrocacbon.	D. T là chất vô cơ.
Chất Z chứa C, H và O. Khối lượng mỗi nguyên tố (ứng với m gam chất Z) và phân tử khối bằng :
mC
mH
mO
MZ
2,88
0,48
3,84
60
Công thức phân tử của Z là :
CH2O. 	B. C3H8O. 	C. C2H4O2. 	D. C2H6O2.
Công thức phân tử nào dưới đây có nhiều đồng phân cấu tạo nhất ?
C4H10	B. C4H9Cl	C. C4H10O	D. C4H11N 
Hiđro hóa anđehit acrilic bằng lượng dư H2 (xúc tác Ni, t) thì sản phẩm là :
CH2=CH–CH2–OH	B. CH3–CH2–CH2–OH 	C. CH3–CH2–CH=O	D. CH3–CO–CH3
Cho dãy chuyển hóa :
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
X là CaC2	B. Y là CH3CH2OH	C. Z là CH3CH2Cl 	D. T là Al4C3
Thêm dung dịch HCl (có ZnCl2 xúc tác) lần lượt vào ba mẫu thử chứa rượu (ancol) etylic, ancol i-propylic và ancol t-butylic. Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng ? 
Mẫu thử vẩn đục ngay lập tức là rượu (ancol) etylic.
Mẫu thử có sự phân lớp ngay lập tức là rượu (ancol) t-butylic.
Mẫu thử có sự vẩn đục sau năm phút là rượu (ancol)l i-propylic. 
Khả năng phản ứng của rượu (ancol) bậc 3 cao hơn bậc 2, cao hơn bậc 1.
Trong số các kim loại Mg, Al, Fe và Cr, thì kim loại có khả năng phản ứng với dung dịch HNO3 (đặc, nguội) và H2SO4 (đặc, nguội) là :
Mg. 	B. Al.	C. Fe.	D. Cr.
PHẦN RIÊNG (thí sinh chỉ được làm một trong hai phần: phần I hoặc phần II)
Phần I: dành cho thí sinh chương trình phân ban (6 câu- từ câu 45 đến câu 50)
Lượng H2O2 và KOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol KCr(OH)4 thành K2CrO4 là :
0,015 mol và 0,01 mol 	B. 0,030 mol và 0,04 mol
C. 0,015 mol và 0,04 mol	D. 0,030 mol và 0,04 mol
Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa 0,02 mol Fe(NO3)3. Khi Fe(NO3)3 phản ứng hết thì khối lượng thanh Cu :
không đổi.	B. giảm 0,64 gam. 	C. giảm 1,92 gam.	D. giảm 0,80 gam.
Xét phản ứng hòa tan vàng bằng xianua (phản ứng chưa được cân bằng) :
Au + O2 + H2O + NaCN ® Na[Au(CN)2] + NaOH
Khi lượng vàng bị hòa tan là 1,97 gam thì lượng NaCN đã dùng là :
0,01 mol.	B. 0,02 mol. 	C. 0,03 mol.	D. 0,04 mol.
Cho biết các giá trị thế điện cực chuẩn :
Eo (V)
– 2,37
– 0,44
+ 0,34
+ 0,77
+ 0,80
Dãy nào dưới đây gồm các kim loại khi phản ứng với dung dịch Fe(NO3)3, thì chỉ có thể khử Fe3+ thành Fe2+ ?
Mg và Fe.	B. Fe và Cu.	C. Cu và Ag.	D. Ag và Mg.
Xét các chất rượu (ancol) etylic, rượu (ancol) i-propylic, rượu (ancol) n-propylic, anđehit axetic, anđehit propionic, axeton. Số chất tạo kết tủa vàng iođofom khi tác dụng với I2/NaOH là :
2 chất.	B. 3 chất.	C. 4 chất.	D. 5 chất.
Để phân biệt các dung dịch BaCl2 và CaCl2, tốt nhất nên dùng thuốc thử :
Na2CO3.	B. Na2SO4.	C. (NH4)2C2O4.	D. K2CrO4.
Phần II: dành cho thí sinh chương trình không phân ban (6 câu-từ câu 51 đến câu 56)
Hòa tan 16,4 gam hỗn hợp Fe và FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 chỉ tạo sản phẩm khử là 0,15 mol NO. Số mol mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt bằng :
Fe
FeO
0,100 mol
0,150 mol
0,150 mol
0,110 mol
0,225 mol
0,053 mol
0,020 mol
0,030 mol
Thêm 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch A và không thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A đến khi kết tủa vừa tan hết thì số mol NaOH đã dùng là :
0,16 mol	B. 0,19 mol	C. 0,32 mol	D. 0,35 mol 
Cho trật tự dãy điện hóa : 
Khi cho hỗn hợp kim loại Mg, Al vào dung dịch hỗn hợp chứa các muối AgNO3 và Cu(NO3)2, thì phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đầu tiên sẽ là :
Mg + 	2Ag+ 	® Mg2+ + 2Ag 	B. Mg + Cu2+ 	® Mg2+ + Cu 
C. 2Al + 	3Cu2+ 	® 2Al3+ + 3Cu	D. Al + 3Ag+ 	® Al3+ 	+ 3Ag
Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
stiren, clobenzen	B. etyl clorua, butađien-1,3
1,1,2,2-tetrafloeten, propilen 	D. 1,2-điclopropan, vinylaxetilen
Khối lượng dung dịch HNO3 65% cần sử dụng để điều chế 1 tấn TNT, với hiệu suất 80% là :
0,53 tấn	B. 0,83 tấn 	C. 1,04 tấn	D. 1,60 tấn
Cơ chế nào dưới đây mô tả đúng phản ứng giữa propilen và axit clohiđric tạo sản phẩm chính?
CH3CH=CH2 CH3CH2CH2+ CH3CH2CH2Cl
CH3CH=CH2 CH3+CHCH3 CH3CHClCH3 
CH3CH=CH2CH3CHClCH2- CH3CHClCH3
CH3CH=CH2CH3-CHCH2Cl CH3CH2CH2Cl

Tài liệu đính kèm:

  • docHOÁ - ĐỀ 1 - ÔN THI ĐH & CĐ.doc