I. PHẦN CHUNG:(5 điểm)
Dành cho tất cả các thí sinh
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh?
Câu 2: (3 điểm)
Nhà thơ người Bunggari Đi-mit Rô-va có một nhận xét về dân tộc ta như sau: “ một đặc trưng dân tộc của người Việt Nam, một đặc trưng có lẽ đã cứu đất nước này qua những chặng đường hiểm nghèo nhất của lịch sử, ấy là tấm lòng nhân hậu, thủy chung thấm vào từng người qua dòng sữa mẹ”.(Ngày phán xử cuối cùng – Bản dịch của Phạm Hồng Giang)
Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên của nhà thơ người Bunggari.
SỞ GD& ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) I. PHẦN CHUNG:(5 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1: (2 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh? Câu 2: (3 điểm) Nhà thơ người Bunggari Đi-mit Rô-va có một nhận xét về dân tộc ta như sau: “một đặc trưng dân tộc của người Việt Nam, một đặc trưng có lẽ đã cứu đất nước này qua những chặng đường hiểm nghèo nhất của lịch sử, ấy là tấm lòng nhân hậu, thủy chung thấm vào từng người qua dòng sữa mẹ”.(Ngày phán xử cuối cùng – Bản dịch của Phạm Hồng Giang) Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên của nhà thơ người Bunggari. II. PHẦN RIÊNG:(5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn hoặc nâng cao Theo chương trình chuẩn: Thí sinh chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a: (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Tây Tiến – Quang Dũng) Câu 3b: (5 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. Theo chương trình nâng cao: Thí sinh chọn câu 4a hoặc 4b Câu 4a: (5 điểm) Vì sao gọi cô Hiền là “một người Hà Nội”? Anh/chị suy nghĩ như thế nào về lời bình của người kể chuyện: “một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ”.(Một người Hà Nội - Nguyễn Khải) Câu 4b: (5 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn trích ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai. Hết
Tài liệu đính kèm: