Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (4)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (4)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

 Câu 1: ( 2,0 điểm)

 Anh / chị hãy tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc của Lỗ Tấn .

 Câu 2: (3, 0 điểm)

 Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) nêu suy nghĩ của anh / chị về ý kiến sau của Ăng -ghen:

 “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ”.

II. PHẦN RIÊNG ( 5, 0 điểm)

 Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó ( câu 3a hoặ 3b)

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 1
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học 2008-2009
 Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm có 01 trang)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
 Câu 1: ( 2,0 điểm) 
 Anh / chị hãy tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc của Lỗ Tấn .
 Câu 2: (3, 0 điểm)
 Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) nêu suy nghĩ của anh / chị về ý kiến sau của Ăng -ghen:
 “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ”. 
II. PHẦN RIÊNG ( 5, 0 điểm)
 Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó ( câu 3a hoặ 3b)
 Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điểm)
	Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau đây sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
	Ta về mình có nhớ ta
	 Ta về , ta nhớ những hoa cùng người.
	Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
	 Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
	Ngày xuân mơ nở trắng rừng
	 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
	Ve kêu rừng phách đổ vàng
	 Nhớ cô em gái hái măng một mình
	Rừng thu trăng rọi hoà bình
	 Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung 
	(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang109)
 Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)
	Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
--- Hết ---
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 1
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2008-2009
Môn:Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn gồm 02 trang)
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
 Câu 1: ( 2,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải nêu được những tình tiết chính sau:
- Sáng sớm mùa thu, lão Hoa Thuyên, chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc chữa bệnh cho con . Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du .(0,5 điểm)
- Bà Hoa cho con ăn bánh với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh. (0,5 điểm)
- Những người khách trong quán trà bàn về thuốc, về Hạ Du và cho anh là điên.(0,5 điểm)
- Buổi sáng bình minh năm sau, bà Hoa và mẹ Hạ Du cùng đến thăm mộ con, họ đồng cảm và ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.(0,5 điểm)
 Câu 2 : (3 điểm)
 a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
	Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:
	-Nhấn mạnh và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người là sự khiêm tốn và giản dị. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.
	-Con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị để hoà đồng với xã hội, với mọi người. Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ
 c. Cách cho điểm:
	-Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
	-Điểm 2: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt .
	-Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu .
	-Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề .
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
 Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
 a.Yêu cầu về kĩ năng:
	Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc-hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b.Yêu cầu về kiến thức:
	Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh cần trình bày được những cảm xúc, ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ.
	- Về nội dung:
	 + Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau.
	 + Con người Việt Bắc luôn gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng.
	- Về nghệ thuật:
	 + Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp.
	 + Thể thơ lục bát đậm đà màu sắc dân tộc.
	 + Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha 
 c. Cách cho điểm:
	- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
	- Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
	- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
	- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
 a. Yêu cầu về kĩ năng:
	Thí sinh biết cách vận dụng khả năng đọc-hiểu để làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm văn xuôi, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
	Trên cơ sở hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? thí sinh biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình tượng sông Hương. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật được những ý sau:
	- Vẻ đẹp thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “một bản trường ca của rừng già” khi nó đi qua giữa lòng Trường Sơn. Sông Hương có vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, vẻ đẹp biến ảo, “trầm mặc”.
	- Vẻ đẹp lịch sử: Sông Hương từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, cách mạng tháng Tám 1945, chiến dịch Mậu Thân 1968, 
	- Vẻ đẹp văn hóa xứ Huế: Sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển của Huế (ca Huế, nhã nhạc cung đình, )
	- Vẻ đẹp tâm hồn con người xứ Huế.
	- Ai đặt tên cho dòng sông? thể hiện một phong cách bút kí độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường, qua đó thấy được cái tôi tài hoa của tác giả say đắm với cảnh và người xứ Huế.
 c. Cách cho điểm:
	- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
	- Điểm 3: Trình báy được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
	- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
	- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_TB1.doc