Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (22)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (22)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm)

 Câu 1 (2 điểm) :

 Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh).

Câu 2 (3 điểm) :

Anh /Chị hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau :

 “ Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. ( Lê Duẩn)

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1145Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (22)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
 MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút,  không kể thời gian giao đề  
 ********                                                                  
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm)
 Câu 1 (2 điểm) :  
  Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh).
Câu 2 (3 điểm) :
Anh /Chị hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau : 
 “ Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. ( Lê Duẩn)
PHẦN RIÊNG (5.0 điểm): 
Thí sinh học chương trình nào thì làm câu dành riêng cho chương trình đó.
 Câu 3a: Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn: 
    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến ” của Quang Dũng :
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
 Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập một, trang 88, NXB Giáo dục, 2008)
 Câu 3b: Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao
Phân tích nhân vật người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
 (Ngữ văn 12, tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2008)
HẾT 
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
                     Họ và tên thí sinh:.........................................................
                     Số báo danh: ..........................  
SỞ GD&ĐT           	 THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 
 MÔN : NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM
( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) 
Hướng dẫn chung
Đề bài gồm 3 câu, theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT: câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài nghị luận xã hội; câu 3 là bài nghị luận văn học. Câu 1 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt và lập luận. Chỉ những HS diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới được điểm tối đa. Câu 2 và câu 3 là bài làm văn, tích hợp kiểm tra cả kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của HS. 
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc.
Do sử dụng đồng thời hai bộ sách giáo khoa nên giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án. Không buộc học sinh phải trả lời đúng theo cách diễn đạt của bộ sách nào.
Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, 10; khuyến khích những bài làm có ý riêng, sáng tạo, văn viết có cảm xúc
Chỉ làm tròn điểm toàn bài (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0)
II. Đáp án và thang điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: (2 điểm) : 
 1/ Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày khác nhau song cần có các ý sau: 
- Giá trị lịch sử.
 Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của Việt Nam với thế giới; là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta.
Giá trị nghệ thuật:
 Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận đặc sắc, mẫu mực; lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giọng văn đầy cảm xúc
 2/ Cho điểm : 
Điểm 2,0: Đáp ứng các yêu cầu về nội dung. Diễn đạt tốt. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ.
Điểm 1,0: Trình bày được khoảng nửa số ý. Còn mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 0,0: Chỉ viết vài câu rời rạc, không rõ nội dung, không làm bài.
Giám khảo căn cứ vào bài làm để xác định các mức điểm cụ thể. Không yêu cầu học sinh viết đủ các cụm từ dùng trong đáp án. Sai lỗi chính tả, ngữ pháp tuỳ mức độ trừ từ 0.25đ đến 0.5đ)
 Câu 2 : (3 điểm) 
 a/Yêu cầu :
 Về nội dung:
 - Học sinh có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ, nhưng phải nêu được ý kiến của Lê Duẩn về cái gốc của đạo đức, luân lí là lòng nhân ái.
- Giải thích lòng nhân ái : là lòng yêu thương con người. Các biểu hiện của lòng nhân ái: đồng cảm, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc những người thiệt thòi, bất hạnh
- Vì sao nói “cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”: Đạo đức, luân lí là cách sống, cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với quan niệm xã hội về lẽ phải. Cái gốc của mọi mối quan hệ xã hội đúng đắn, tốt đẹp chính là lòng yêu thương, quý trọng con người. Ngược lại, người có lòng thương yêu đất nước quê hương, thương người lao khổ, bất hạnhlà người có đạo đức tốt đẹp. Nêu một vài dẫn chứng làm rõ lập luận.
- Lòng nhân ái là nguồn gốc, là động lực thúc đẩy mọi ý nghĩ , mọi hành động để con người có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn..
 - Suy nghĩ của bản thân trong việc bồi dưỡng lòng nhân ái.
 Về kĩ năng:
 - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về các vấn đề xã hội, biết nêu vấn đề, giải thích, chứng minh, đánh giá vấn đề; từ đó rút ra bài học cho bản thân.
 - Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 b/Cho điểm: 
Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ.
Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; biết tìm dẫn chứng làm rõ lập luận.Văn viết trôi chảy; có thể mắc 3- lỗi chính tả, ngữ pháp .
- Điểm 1: Không rõ lập luận, không biết giải thích khái niệm, giải thích không chính xác; không có dẫn chứng; bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý ; có trên 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
 - Điểm 00 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.
 Câu 3a: Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn
 a/ Yêu cầu 
 Về nội dung :
 Bài làm cần có các nội dung chính sau : 	
 - Giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời, chủ đề của tác phẩm. Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.
 - Bốn câu đầu đoạn trích là nỗi nhớ về những đêm liên hoan văn nghệ cuả các chiến sĩ Tây Tiến và đồng bào địa phương. Nỗi nhớ thiết tha nên kí ức sống động, chân thực: các chi tiết vừa thực vừa mộng, lãng mạn. Nhà thơ miêu tả rất thành công không khí tưng bừng, sôi nổi; niềm hạnh phúc ngây ngất của các chiến sĩ trong những đêm văn nghệ ấy. 
 Học sinh cần hiểu đúng, giải thích hợp lí các từ ngữ: đuốc hoa, xiêm áo, man điệu
 - Bốn câu sau là nỗi nhớ về thiên nhiên, con người Tây Bắc với những nét độc đáo, ấn tượng: cảnh chiều sương Châu Mộc mà hồn thiên nhiên như đọng lại ở bờ lau, bến lách hoang dại. Đó là “ dáng người trên độc mộc”, vượt trên nước lũ, thể hiện vẻ đẹp mềm mại mà hào hùng trong công cuộc chế ngự thiên nhiên
 - Chỉ ra vài nét tiêu biểu về nghệ thuật trong đoạn thơ và bài thơ: bút pháp lãng mạn; hình ảnh sống động, độc đáo, từ ngữ chính xác giàu chất tạo hình. Giọng thơ linh hoạt: khi hào hùng rắn rỏi, khi uyển chuyển mềm mại, tinh tế
 Về kĩ năng : 
 - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ
 - Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 b/ Biểu điểm :
 - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên ; kĩ năng giảng bình tốt, văn viết trôi chảy, có cảm xúc ; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1-2 lỗi).
 - Điểm 4 : Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; giải thích từ ngữ, hình ảnh hợp lí, văn viết khá trôi chảy; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp .
- Điểm 3 : Hiểu nội dung đoạn thơ. Trình bày được khoảng nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.
 - Điểm 2 : Không nắm vững nội dung đoạn thơ, giảng bình từ ngữ, hình ảnh thơ sơ sài, thiếu nhiều ý ; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1 : Không nắm vững tác giả, tác phẩm; hiểu sai nội dung đoạn thơ; không biết giảng bình từ ngữ, hình ảnh thơBài viết có nhiều lỗi các loại.
 - Điểm 0.0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.
 Câu 3b (5 điểm) :	Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao
. a/ Yêu cầu:
 Về nội dung:
 - Trên cơ sở nắm vững tác phẩm và những chi tiết về nhân vật người đàn bà vùng biển, học sinh phân tích, làm rõ diễn biến tâm trạng và số phận nhân vật.. Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải có các nội dung cơ bản sau:
 - Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm; giới thiệu nhân vật người đàn bà.
 - Phân tích cuộc đời, tính cách nhân vật qua ngoại hình, lời nói , hành vi
 “Người đàn bà” không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác.Bà ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. 
Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
- Trên cơ sở phân tích nhân vật, phát hiện những vấn đề tác giả muốn đặt ra: sự phức tạp, đa chiều của cuộc sống, tình trạng đói nghèo và nạn bạo hành gia đình mà phụ nữ, trẻ em là nạn nhân; đức hi sinh của phụ nữ Việt Nam
- Nhận biết được những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn về xây dụng hình tượng nhân vật.
 Về kỹ năng:
 	- Biết làm bài văn nghị luận phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn.
 - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
 2/ Cho điểm:
- Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.
- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Hướng triển khai ý hợp lý. Có thể còn vài ba sai sót nhỏ.
- Điểm 3 : Nắm được nội dung tác phẩm, cuộc đời nhân vật. Trình bày được khoảng nửa số ý, ít dẫn chứng. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 2: Chưa hiểu kỹ đề, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.Bài làm không rõ lập luận. Có quá nhiều lỗi nhỏ.
- Điểm 1 : Học sinh không nắm được tác phẩm, sai nhiều kiến thức cơ bản, bài làm không hoàn chỉnh; văn chưa thành câu.
	- Điểm 0,0: Học sinh không làm bài hoặc chỉ viết một vài câu rời rạc, không thành ý
--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG HOP DE THI TN DAI HOC NGU VAN 12.doc