I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Câu 2 (3 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về mục đích của việc học: “Học để chung sống”.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 3a hoặc Câu 3b)
Câu 3a (5 điểm): Theo chương trình Chuẩn
Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu 3b (5 điểm): Theo chương trình Nâng cao
Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ sau:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 2 trang) ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) Câu 1 (2 điểm) Ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Câu 2 (3 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về mục đích của việc học: “Học để chung sống”. II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 3a hoặc Câu 3b) Câu 3a (5 điểm): Theo chương trình Chuẩn Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Câu 3b (5 điểm): Theo chương trình Nâng cao Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ sau: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhỏ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước (Trích “Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM .HƯỚNG DẪN CHUNG Đề bài gồm 3 câu, theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT: câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài nghị luận xã hội; câu 3 là bài nghị luận văn học. Câu 1 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt. Những HS diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới được điểm tối đa. Câu 2 và câu 3 là bài làm văn kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của HS. Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của HS để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 5,0 Câu 1 Ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. 2,0 Nhan đề cho thấy tình cảnh trớ trêu, mâu thuẫn, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao, nhân hậu phải ẩn trong thân xác hàng thịt thô lỗ, phàm tục. 1,0 Đặt ra vấn đề: con người phải được sống là mình với những phẩm chất tốt đẹp, sống trong sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. 1,0 Câu 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về mục đích của việc học: “Học để chung sống”. 3,0 Yêu cầu về kĩ năng Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận). Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. Yêu cầu về kiến thức Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,25 “Học để chung sống” là lĩnh hội, tích lũy kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống để có thể chung sống tốt đẹp, hài hòa với cộng đồng. 0,75 Kiến thức, kĩ năng có được trong quá trình học tập giúp người học giao tiếp, ứng xử thân thiện, hài hòa, vui tươi với mọi người; có thể cùng lao động; có khả năng thích ứng với những đổi thay của cuộc sống Lưu ý : HS cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ ý. 1,0 Bổ sung những giá trị tốt đẹp khác mà việc học đem lại; phê phán những người không học tập kiến thức, kĩ năng dẫn đến nhiều hạn chế trong cuộc sống. 0,5 Luôn ý thức học tập kiến thức, kĩ năng sống để có thể chung sống tốt đẹp với mọi người. 0,5 PHẦN RIÊNG 5,0 Yêu cầu chung về kĩ năng Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích một đoạn thơ, bài thơ. Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. Yêu cầu về nội dung Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. 5,0 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5 - Công việc lái đò trên sông Đà rất gian nan, cực nhọc, hiểm nguy. 0,5 - Ông lái đò là người dũng cảm, ngoan cường. 1,0 - Ông hiện lên như vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm sông nước, có tài trí và ý chí cao. 1,0 - Ông lái đò có phong thái bình tĩnh, ung dung, tài hoa. 1,0 - Khái quát, đánh giá được những vấn đề (nội dung, nghệ thuật) đã bàn luận. 1,0 Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh. 3b. Theo chương trình Nâng cao: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. 5,0 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5 - Ở bình diện không gian địa lí, những cảnh quan thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Những cảnh ngộ, số phận, phẩm chất của con người Việt Nam đã làm nên những địa danh, thắng cảnh cho đất nước. Những cảnh ấy được tiếp nhận qua tâm hồn nhân dân. 1,5 - Theo thời gian lịch sử, những người dân cần cù lao động để xây dựng đất nước. Khi có ngoại xâm thì nhân dân anh dũng chiến đấu để bảo vệ đất nước, sẵn sàng hi sinh cho quê hương. - Nhân dân là người làm nên đất nước. 2,0 - Khái quát, đánh giá những vấn đề (nội dung, nghệ thuật) đã bàn luận. 1,0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Tài liệu đính kèm: