Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (18)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (18)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

Câu 2 (3 điểm)

Có người nói: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói trên.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT YÊN BÁI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010
 Môn thi : Ngữ Văn 
 Thời gian làm bài: 150 phút,
 không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Câu 2 (3 điểm)
Có người nói: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói trên.
PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3.a
Hình tượng cây xà nu được nhà văn Nguyễn Trung Thành xây dựng trong tác phẩm “Rừng xà nu” như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên. (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục 2008)
Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
Câu 3.b
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2008)
- Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:  Số báo danh: 
 Chữ ký giám thị 1: ..................... Chữ ký giám thị 2: .....................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010
 Môn thi : Ngữ Văn 
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong khi chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
 - Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đó che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ.
 - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7- 1954) hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.
 - Tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
 - “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. 
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói
Thân bài: 
 1. Giải thích ý nghĩa câu nói
- Cuộc sống có nhiều thứ quý giá, đặc biệt là thời gian, lời nói và cơ hội; nếu không biết tận dụng, không hiểu hết giá trị của nó thì một khi đã mất đi không thể lấy lại được
- Thời gian là ngắn ngủi, con người không thể níu giữ thời gian; thời gian là một đi không trở lại; lời nói một khi đã phát ngôn thì không thể rút lại được; cơ hội không đến lần thứ hai cho những người không biết nắm bắt sử dụng có hiệu quả
 2. Bình luận:
- Câu nói đưa đến một quan niệm thiết thực về cuộc sống: mõi người chỉ sống có một lần và cuộc sống đem đến cho con người những thứ quý giá, cần phải biết tận dụng biến nó thành có ích cho đời sống mỗi người và toàn xã hội (chứng minh qua văn học và thực tế đời sống)
- Ngược lại có những người không hiểu hết giá trị của thời gian, lời nói và cơ hội để thời gian trôi vô ích, dùng lời nói làm tổ thương người khác, làm mất đI vẻ đẹp văn hoá truyền thống, để cơ hội tuột khỏi tầm tay mà không bao giờ lấy lại được (chứng minh qua văn học và thực tế đời sống)
 3. Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người phải sống cho hiện tại, tận dụng từng phút giây, cẩn trọng từng lời nói, nắm bắt lấy cơ hội.
C. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị câu nói.
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
3.a
A. Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận
B. Thân bài: 
- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu thể hiện kết cấu của tác phẩm
- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu đau thương nhưng vô cùng đẹp đẽ
- Hình tượng cây xà nu được xây dựng như một nhân vật anh hùng biểu tượng của vẻ đẹp, cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các người Tây Nguyên
- Hình tượng cây xà nu còn gắn bó với đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên
C. Kết bài: 
Đánh giá chung về ý nghĩa của hình tượng
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
3.b
A. Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; trích dẫn đoạn thơ
B. Thân bài: 
1. Nỗi đau về cái chết bi thương của Lor-ca
- Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng có tiếng hát yêu đời, yêu tự do (hát nghêu ngao, tiếng lá xanh biết mấy)
- Hiện thân cho số phận đau thương của con người: bị phát xít bắn và sát hại dã man (bị điệu về bãi bắn, áo choàng bê bết đỏ,..). Cái chết của Lor-ca gợi lên cái đẹp bị bạo lực tàn ác huỷ diệt (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,..)
2. Sự bất tử của Lor-ca và tiếng đàn của người nghệ sĩ
- Ca ngợi nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ (gắn với lời di chúc) 
- Niềm tiếc thương cho giá trị nghệ thuật đích thực, sức sống bất diệt của tiếng đàn (không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang)
- Hình ảnh Lor-ca trở nên trong sáng vô ngần giữa cuộc đời (giọt nước mắt vầng trăng; long lanh trong đáy giếng)
3. Nghệ thuật :
- Thể thơ tự do không dấu hiệu mở đầu, kết thúc, không dấu câu. Kết hợp thơ và nhạc, tự sự và trữ tình.
- Nghệ thuật tương phản đối lập, nhân hoá, ẩn dụ,  mang màu sắc chủ nghĩa siêu thực gần với sáng tác của Lor-ca.
C. Kết bài:
Đánh giá khái quát về đoạn thơ; sự đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của Thanh Thảo với Lor-ca
0,5
0,75
0,75
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
..Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi Van so 2 TNTHPT 2010.doc