Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn học kì II

Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn học kì II

A- YÊU CẦU CHUNG:

1- Nội dung cần ôn: HS đọc và soạn theo hướng dẫn ở 2 bài ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ 2 ( Ngữ văn 12, tập 2, từ trang 196 đến trang 203). Tài liệu học tập chính là sách giáo khoa. Để giải quyết các vấn đề trên HS cần phối hợp giữa bài học trên lớp với các tài liệu tham khảo tin cậy.

2- Cấu tạo đề kiểm tra học kì:

 Đề Kiểm tra học kì hoàn toàn theo hình thức tự luận, gồm 2 câu hỏi (3 điểm và 7 điểm). Trong đó, một câu hỏi (3 điểm) yêu cầu học sinh tái hiện và phần nào vận dụng kiến thức ngữ văn để trả lời tương đối ngắn gọn về một vấn đề thuộc về tác giả, tác phẩm hoặc tóm tắt cốt truyện, cảm nhận về một hình tượng, nhân vật. Câu hỏi còn lại là một đề bài tập làm văn (7 điểm). HS cần tham khảo bài VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5, số 6 (Ngữ văn 12, tập 2 trang16 và 67) để hiểu cấu tạo của đề kiểm tra.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1852Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 
HỌC KÌ II ( 2008- 2009).
YÊU CẦU CHUNG:
1- Nội dung cần ôn: HS đọc và soạn theo hướng dẫn ở 2 bài ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ 2 ( Ngữ văn 12, tập 2, từ trang 196 đến trang 203). Tài liệu học tập chính là sách giáo khoa. Để giải quyết các vấn đề trên HS cần phối hợp giữa bài học trên lớp với các tài liệu tham khảo tin cậy.
2- Cấu tạo đề kiểm tra học kì:
	Đề Kiểm tra học kì hoàn toàn theo hình thức tự luận, gồm 2 câu hỏi (3 điểm và 7 điểm). Trong đó, một câu hỏi (3 điểm) yêu cầu học sinh tái hiện và phần nào vận dụng kiến thức ngữ văn để trả lời tương đối ngắn gọn về một vấn đề thuộc về tác giả, tác phẩm hoặc tóm tắt cốt truyện, cảm nhận về một hình tượng, nhân vật. Câu hỏi còn lại là một đề bài tập làm văn (7 điểm). HS cần tham khảo bài VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5, số 6 (Ngữ văn 12, tập 2 trang16 và 67) để hiểu cấu tạo của đề kiểm tra.
3- Hệ thống các bài đọc văn Văn học Việt Nam được sử dụng để ra đề : 
a- Văn học Việt Nam: Bao gồm các truyện ngắn và trích đoạn kịch:
- Vợ nhặt (Kim Lân).
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.
b-Văn học nước ngoài:
- Thuốc - Lỗ Tấn.
- Số phận con người (trích) – Sô-lôkhôp.
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP.
Đề 1: Anh hoặc chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
DÀN Ý CHI TIẾT
1_ Cuộc đời làm dâu nhà thống lí Pá Tra của Mị là một cuộc đời đầy bi kịch. Mị luôn sống trong những mâu thuẫn có tính chất bi kịch:( ý làm tiền đề)
 Mị ra đời và lớn lên cùng với món nợ truyền kiếp mà bố mẹ Mị cũng như bao người nghèo Hồng Ngài khác phải còng lưng gánh chịu. Chính vì thế mà những gì Mị có được đều phải trở thành vật chuộc nợ của nhà giàu:
 _ Mị trẻ đẹp, khao khát tự do, khao khát tình yêu , có năng khiếu nghệ thuật nhưng cũng chính vì thế Mị lọt vào tầm mắt cú vọ của cha con Pá Tra, phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, phải làm vợ A sử dù không hề yêu hắn. Trước bi kịch ấy , Mị toan tự tử nhưng vì thương cha già nên đành phải sống một cuộc sống công cụ.
 _ Thủ đoạn lợi dụng mê tín thần quyền của nhà thống lí đã cột chặt số phận của Mị một cách có hiệu quả ( Trong truyện nhiều lần Mị sợ hãi về việc này), ách lao động khổ sai nặng nề hơn cả trâu ngựa, cuộc sống vợ chồng vô cảm đã biến Mị thành một con vật người câm lặng, nhẫn nhục , vô cảm,( HS chọn những câu văn tiêu biểu để dẫn chứng)
2_Nhưng thực chất, ở Mị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy chính là niềm khao khát tự do và hạnh phúc. Sức sống ấy như hòn than ủ kín trong đống tro tàn lạnh hễ có cơ hội thuận lợi là nó lại bùng lên ( ý trọng tâm)
a_ Đêm tình mùa xuân:
 + Tác nhân quan trọng: Không khí sôi động của ngày Tết, sự gợi cảm của cảnh sắc thiên nhiên, sự kích thích của men rượu, nhất là sức quyến rủ của tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức niềm khát khao của Mị.
 +Diễn biến tâm lí của Mị theo lối gấp khúc, đầy mâu thuẫn và cuối cùng là sự thắng thế của hồi ức, của khát vọng hạnh phúc , tự do trong tâm tưởng dù cho thể xác Mị có bị A Sử trói chặt một cách tàn nhẫn:
 Nghe tiếng sáo , nhẩm thầm bài hát của người đang thổi / từ từ bước vào buồng, căn buồng chật hẹp , kín mít gợi hình ảnh một nhà tù.
 Ý thức tuổi trẻ ào về, muốn đi chơi / muốn chết ngay.
 Bỏ mỡ thêm vào đèn, lấy váy áo , quấn lại tóc / không hề hay biết sự có mặt của A Sử, không hề phản ứng khi A Sử trói vào cột nhà.
 Ý nghĩ đi theo những đám chơi / toàn thân bị dây trói thít chặt , tê cứng , tím bầm.
 Như vậy lần trỗi dậy nầy của Mị đã bị vùi dập tàn nhẫn, để rồi Mị rơi vào trạng thái tê dại vô cảm nặng nề hơn.
b_ Một đêm đông , Mị đột ngột cởi trói cho A Phủ và chạy theo anh ta:
 + Đã từ lâu sau cái đêm vượt rào trong tưởng tượng nói trên, Mị đã hoàn toàn rơi vào trạng thái tê dại nặng nề. Nàng sống triền miên trong trạng thái vô cảm, không để tâm gì đến chung quanh , cả đêm chỉ còn biết sống cùng ngọn lửa.A Phủ bị trói đứng gần đấy Mị cũng không mảy may để ý đến.
 + Nhưng đến khi dòng nước mắt bất lực , tuyệt vọng vủa A Phủ từ từ lăn xuống đôi gò mà đã xám đen lại lấp lánh lên dưới ánh sáng bập bùng của ngọn lửa , cảm xúc của Mị thực sự được đánh thức :
 Ban đầu là trí nhớ Mị được phục hồi để có thể nhớ lại đêm mùa xuân nọ mình cũng đã từng chịu dựng cực hình này, nhớ lại câu chuyện về người đàn bà xưa kia cũng bị chồng trói đứng đến chết trong nhà Pá Tra.
 Từ đó , nhận thức của Mị được khởi động , Mị nhận thấy sự phi lí trong cái chết sắp chụp xuống cuộc đời A Phủ, nhận thức sâu sắc bản chất độc ác của cha con nhà Pá Tra. Đó là sự độc ác thâm căn cố đế trong bản chất của giai cấp của nhà P á Tra.
 Tiếp đó, lòng thương người cùng cảnh ngộ đã bùng lên mạnh mẽ, lớn hơn cả sự sống chết của bản thân. Đến lúc đó, Mị đã đù sức mạnh để cắt dây trói cứu A Phủ. Cuối cùng chỉ trong khoảnh khắc Mị đã thay đổi ý định ban đầu (sẵn sàng chịu trói chịu chết thay cho A Phủ) để vùng chạy theo A Phủ. Có thể thấy đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh âm thầm bền bỉ của Mị. Mị đã bước qua ngưỡng cửa của sự sợ hãi , của tâm lí cam chịu “ chỉ còn biết chết rũ xương ở đây thôi”. Ở phần sau của truyện , hai con người dám đấu tranh tự giải phóng cho mình đã bắt gặp ánh sáng cách mạng, đã thật sự đổi đời trong cuộc kháng chiến toàn dân.
 3 Nghệ thuật: Để thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật , nhà văn đã bộc lộ một nghệ thuật văn xuôi điêu luyện:
_ Miêu tả sinh động , gợi cảm cảnh sắc thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của vùng cao Tây Bắc.
_ Dẫn chuyện khéo léo, kết hợp trần thuật theo quan điểm tác giả và trần thuật theo quan điểm nhân vật, khắc hoạ tinh tế các quá trình tâm lí của nhân vật.
 Đề 2 (SGK trang 203) : Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn VỢ NHẶT của KIM LÂN 
DÀN Ý CHI TIẾT
1) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tình huống truyện:
- Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
- Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân.
- Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo. Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
2) Bối cảnh xây dựng tình huống truyện.
- Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.
- Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.
3) Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống độc đáo
- Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao (Ngoại hình xấu, thô, tính tình có phần không bình thường, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già, nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám).
- Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên).
- Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ
+ Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.
+ Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
+ Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ".
- Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí
+ Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng.
+ Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được.
4) Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
- Cái đói dồn đuổi con người.
- Cái đói bóp méo cả nhân cách.
- Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.
- Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.
5) Giá trị nhân đạo:
- Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
+ Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình.
+ Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"
+ Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
- Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
+ Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
+ Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.
+ Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật hé mở tương lai đổi đời cho nhân vật trong cách mạng.
Đề 3: Phân tích tính sử thi của RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
 1- Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi" trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (thực ra, với các tác phẩm thuộc loại này, chỉ nói đến tính sử thi là đủ, bởi cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó). 
 2 Tính sử thi của Rừng xà nu được biểu lộ trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới.
Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Dĩ nhiên, hình tượng văn học nào cũng là sự thống nhất giữa cái cá biệt và cái phổ quát, nhưng ở Rừng xà nu, cảm hứng hướng về cái chung đã mang tính chất chi phối.
Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là nó đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng nó ... huyền ngoài xa” có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống nghịch lý này đã xua tan màn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm trơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường. Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn  bên ngoài kia mà còn phải nhìn thấy cả cảnh hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ. Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm của nghệ thuật. Qua đó, tác giả nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, nêu lên cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ : phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống. 
Câu 4( SGK trang 197-)Về vở kịch HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT 
 (Lưu Quang Vũ)
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
	Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau:
1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.
+ Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước- đã trở thành người vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
+ Người thân xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt.
2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.
+ Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
+ Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị.
+ Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: 
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ trước hết thể hiện ở sự phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời. Cần xác định rõ, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm sống và tình trạng sống như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, phải nắm được hai bình diện cơ bản của vở kịch:
Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.
Bị kịch của Trương Ba là bi kịch con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình. Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hỗn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
Câu 5 (SGK, trang 197) Về truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp
1- Tóm tắt phần trích giảng :
	Chiến tranh kết thúc, Xô-cô- lôp giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh đến chỗ của một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Va-ni-a, bố mẹ đều chết trong chiến tranh, không nơi nương tựa. Ngay lập tức anh quyết định nhận Va-ni-a làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Xô-cô-lốp là bố đẻ của mình. Xô-cô-lôp yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ảm ảnh bởi những mất mát quá lớn trong chiến tranh. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình, « thức giấc thì gối đẫm nước mắt ».
	Rồi một chuyện rủi ro xảy ra : xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Theo lời mời của một người bạn khác ở Ka-sa-rư, anh dẫn bé Va-ni-a đến đó với hi vọng chừng nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới. Dù thế, anh vẫn cố trấn tĩnh, vì không muốn để bé Va-ni-a biết được tâm trạng đau buồn của mình.
2 Ý nghĩa tư tưởng:
Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.
3 - Đặc sắc nghệ thuật: 
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.
Câu 6 (SGK, trang 197)- Về Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
Tóm tắt cốt truyện Thuốc :
- Chương I: Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh.
- Chương II: Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này. 
- Chương III: Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du người trong địa phương. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh , giành độc lập , chủ quyền cho người Trung Quốc ( Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng . Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.
- Chương IV: Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
2- Ý nghĩa của nhan đề Thuốc :
Nhan đề "Thuốc"- nguyên văn là "Dược" -có nhiều nghĩa.
- Nghĩa trực tiếp là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội 
- Tầng nghĩa thứ hai, một tầng nghĩa sâu hơn, mang tính khai sáng, đó là thuốc này là thuốc độc, mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vốn là thuốc độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. 
- Tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
3- Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
- Bệnh u mê lạc hậu của người dân trên cả hai phương diện : nhận thức khoa học và nhận thức chính trị.
- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
4- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 
(Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc -chiếc bánh bao tẩm máu- tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
=> Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện trọn vẹn chủ đề tư tưởng tác phẩm . Nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan)
- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa .
(Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa- mùa thu, mùa xuân- có ý nghĩa tượng trưng: 
+ Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh từ nhà lão Hoa Thuyên đến pháp trường, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn thuốc, cảnh quán trà.... Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. 
+ Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ. 
=> Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc.
Câu 7 (SGK trang 197) . Về đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
Tóm tắt truyện Ông già và biển cả:
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô -một "ông già" đánh cá người Cuba .
Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa.
Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc. 
Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên . Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.
Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập- phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh- giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình thì chỉ còn trơ lại một bộ xương.
Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ , rồi mơ về những con sư tử
2- Nguyên lí Tảng băng trôi
- Hêminguê đã đưa ra hình ảnh Tảng băng trôi với ý nghĩa biểu tượng, thể hiện yêu cầu đối với tác phẩm văn chương: bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. Dùng hình ảnh này, Hêminguê muốn đề cao hiệu quả của cách viết ngắn gọn, ngụ ý chỉ mạch ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm văn chương ( nhà văn không trực tiếp phát ngôn ý tưởng, mà thể hiện bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý).
3- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên. 
+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong dan on tap HK 2.doc