I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.
Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá to lớn và hung dữ trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì ?
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày trong một bài văn ngắn suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
“Có ba điều làm hỏng con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”
TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 3 ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 2008 – 2009 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm có 01 trang) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê. Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá to lớn và hung dữ trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì ? Câu 2: (3 điểm) Trình bày trong một bài văn ngắn suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Có ba điều làm hỏng con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.” II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. --------- Hết -------- Hướng dẫn chấm điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể diễn đạt bằngnhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được các ý chính sau: Lấy hình ảnh “tảng băng trôi”, phần nổi thì ít, phần chìm thì nhiều, Hê-minh-uê muốn nêu yêu cầu đối với một nhà văn hay một tác phẩm văn học: không trực tiếp, công khai phát ngôn mà thông qua việc xây dựng hình tượng, ngôn ngữ có nhiều sức gợi tạo ra những khoảng trống để người đọc tự rút ra ý nghĩa tác phẩm. Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá to lớn và hung dữ trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy tin vào con người, “con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại” (Hê-minh-uê). Cách cho điểm: Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 1: Trình bày được một nữa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 2: (3 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu bật được các ý sau: Tác hại của rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ đến: sức khỏe, phương diện tinh thần, đời sống tâm lí, nhân cách, hiệu quả công việc Nêu biện pháp từ bỏ những thói hư tật xấu: rèn luyện ý chí, nhân cách, siêng năng lao động, học tập, có lối sống lành mạnh Cách cho điểm: Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 2: Trình bày được một nữa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, kết cấu bài viết chặt chẽ, khôn gmắc lỗi chính t ả, dùng tữ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau: Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo. Cùng với cái mừng cái lo là cái tủi với tâm trạng “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Sự cảm thông, tấm lòng thuương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực. Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế. Tấm lòngnhân hậu, niềm lạc quan tin tưởng ở tương lai của người mẹ. Cách cho điểm: Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 3: Trình bày được một nữa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, kết cấu bài viết chặt chẽ, khôn gmắc lỗi chính t ả, dùng tữ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau: Nhân vật người đàn bà là hiện thân cho những mảng đời tối tăm cơ cực vẫn còn tồn tại trong cuộ sống quang ta. Nhưng dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực, tủi nhục vẫn thấy thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật: chân thực, tinh tế, sâu lắng. Cách cho điểm: Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 3: Trình bày được một nữa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. - Hết -
Tài liệu đính kèm: