Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Hồng Ngự II (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Hồng Ngự II (Có đáp án)

Câu 6 : Gen I và II tự sao chép một số lần không bằng nhau đã tạo ra 48 gen con. Hỏi số lần nhân đôi của mỗi gen ?

A. Gen I nhân đôi 1 lần, gen II nhân đôi 5 lần

B. Gen I nhân đôi 2 lần, gen II nhân đôi 4 lần

C. Gen I nhân đôi 3 lần, gen II nhân đôi 4 lần

D. Gen I nhân đôi 4 lần, gen II nhân đôi 5 lần

 

doc 7 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Hồng Ngự II (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & Đ T ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰII
ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm Học 2008-2009
Môn thi : sinh học.
Thời gian: 60 ( không kể thời gian phát đề )
( đề gồm 6 trang)
A PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH : gồm 32 câu ( 8 điểm)
Câu 1 : Gen trực tiếp phiên mã và dịch mã để tổng hợp protêin gọi là : 
A. Gen khởi động	B. Gen điều hòa
C. Gen cấu trúc	D. Gen nhảy
Câu 2 : Gen có vai trò tiếp nhận tín hiệu từ môi trường nội bào để kích thích hoặc ức chế tổng hợp protêin là :
A. Gen cấu trúc	B. Gen điều hòa
C. Gen khởi động 	D. Gen nhảy 
Câu 3 : Gen phân bố đồng đều giữa các thể đực và cái trong loài là : 
A.Gen trong nhân 	B. Gen trong ty thể
C. Gen trên NST thường 	D. Gen trên NST giới tính X
Câu 4 : Gen dài 5100 khi tự sao đã lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu cặp Nu ?
A. 1500 cặp Nu	B. 3000 cặp Nu
C. 750 cặp Nu	D. 1700 cặp Nu
Câu 5 : Dạng đột biến làm chiều dài gen không đổi nhưng tổng liên kết hydro tăng 1 là : 
A.Thêm 1 cặp Nu	B. Mất 1 cặp Nu
C.Thay 1 cặp Nu	D. Đổi vị trí 1 cặp Nu
Câu 6 : Gen I và II tự sao chép một số lần không bằng nhau đã tạo ra 48 gen con. Hỏi số lần nhân đôi của mỗi gen ?
A. Gen I nhân đôi 1 lần, gen II nhân đôi 5 lần 
B. Gen I nhân đôi 2 lần, gen II nhân đôi 4 lần
C. Gen I nhân đôi 3 lần, gen II nhân đôi 4 lần
D. Gen I nhân đôi 4 lần, gen II nhân đôi 5 lần 
Câu 7 : Gen có vai trò tiếp nhận tín hiệu từ môi trường nội bào để kích thích hoặc ức chế quá trình tổng hợp prôtêin là:
A. Gen cấu trúc
B . Gen khởi động
C. Gen điều hòa
D. Gen vận hành
Câu 8 : Bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thừa hoặc thiếu 1 hoặc vài NST được gọi là:
A. Thể đa bội
B. Thể dị bội
C. Thể đa nhiễm 
D. Thể 1 nhiễm
Câu 9 : Người con gái mắc hội chứng Turner có bộ NST dạng:
A. 2n + 1
B. 2n – 1
C. 2n – 2
D. 2n + 2
Câu 10: Tổ hợp các giao tử nào sau đây của người sẽ sinh cá thể bị đột biến dạng 3 nhiễm :
Giao tử: I (23 + X) , II ( 21 + Y ), III (22 +XX ), IV (22 + Y)
A. I x II
B. I x III
 C. II x IV
 D. I x IV
Câu 11 :Rối loạn phân li toàn bộ NST trong quá trình nguyên phân từ tế bào 2n = 14 làm xuất hiện thể:
A. 2n + 1= 15
B. 2n – 1 = 13
C. 4n = 48
D. 3n = 21
Câu 12 : Với mỗi gen qui định một tính trạng và tần số hoán vị gen là 20 %, phép lai cho tỉ lệ kiểu hình : 50 % : 50 % là :
 A. AB x AB
 ab ab
B. Ab x Ab
 aB aB
C. AB x ab
 ab ab
D. AB x ab
 ab ab
Câu 13 : Không thể dùng phương pháp gây đột biến để nghiên cứu di truyền người vì : 
A. Con người sinh sản chậm 
B. Đẻ ít con 
C. Số NST lớn, kích thước nhỏ
D. Nhiều lí do xã hội, đạo đức không cho phép 
Câu 14 : Dị tật nào sau đây do gen đột biến trội gây nên ?
A. Mù màu 	B. Bạch tạng 
C. Tay sáu ngón	D. Máu không đông 
Câu 15 : Phương pháp nào sau đây được sử dụng nhằm xác định qui luật di truyền tính trạng trên cơ thể người ?
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ 
B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh 
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào 
D. Phương pháp nghiên cứu chỉ số ADN
Câu 16 : Phương pháp nghiên cứu tế bào nhằm mục đích :
A. Xác định tính trạng di truyền trội hay lặn 
B. Xác định các dị tật có liên quan đến đột biến NST
C. Xác định qui luật di truyền 
D. Xác định tính trạng di truyền 
Câu 17 : một số tính trạng trội ở người :
A. Da đen, tóc quăn, mắt xanh 	B. Da đen, mắt nâu, tóc quăn
C. Da đen, tóc thẳng, môi mỏng 	D. Da trắng, mắt nâu, tóc quăn
 Câu18- ADN tái tổ hợp là :
 A.Tổ hợp nhiều lọai ADN 
 B. Phân tử ADN gồm thể truyền và gen cần chuyển 
 C. Kết nối phân tử ADN của cùng một lòai 
 D. Phân tử ADN trong cơ thể lai xa và đa bội hóa 
 Câu 19 - Trong kỹ thuật di truyền việc tạo dòng ADN tái tổ hợp , thao tác thực hiện theo trình tự sau : 
 A. Tách ADN à cắt ADN à nối ADN cho và nhận 
 B. Cắt ADN à tách ADN à nối ADN cho và nhận 
 C. Cắt ADN à nối ADN à phân lập ADN cho và nhận 
 D. Nối ADN cho và nhận à cắt ADN à tách ADN 
 Câu 20 : Phương pháp phả hệ không đem lại kết quả trong việc :
 A. Xác định vai trò của di truyền và ngọai cảnh trong sự biểu hiện của tính trạng 
 B. Xây dựng sơ đồ phả hệ người bệnh 
 C. Xác định được tính trạng trội và tính trạng lặn ở người 
 D. Xác định tính trạng liên kết với NST giới tính 
 Câu 21 : Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép :
 A. Phát hiện các bệnh do ĐBG gây ra 
 B. Vai trò của di truyền trong sự phát triển của tính trạng 
 C. Xác định những tính trạng liên kết với giới tính 
 D. Cả a,b,c đúng 
Câu 22 Thí nghiệm của Mile và Urây chứng minh chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ chất vô cơ . Hỗn hợp chất vô cơ gồm :
 A. CH4 , NH3 , N2 và hơi nước 	B. CH4 , NH3 , C2N2 và hơi nước
 C. CH4 , NH3 , H2 và hơi nước 	D. CH4 , CO , N2 và hơi nước 
 Câu 23 : Vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên quả đất là :
 A. ARN vì nó có khả năng tự sao mà không cần đến Enzim 
 B. ADN vì ADN tự sao chính xác hơn ARN 
 C. ADN vì ADN bền vững hơn ARN 
 D. ADN vì nó gồm có hai mạch 
Câu 24 : Đại hoặc kỉ nào được xem là kỉ nguyên của bò sát :
 A. Đại tân sinh 	B. Kỉ Pecmơ (Đại thái cổ) 
 C. Kỉ Jura ( Đại trung sinh ) 	D. Kỉ phấn trắng ( Đại trung sinh ) 
 Câu 25 : Vào cuối kỉ nào của đại thái cổ có sự tuyệt chủng hàng lọat tiêu diệt nhiều lòai nhất:
 A. Kỉ Silua B. Kỉ Đêvôn 
 C. Kỉ Cacbon D. Kỉ Pécmơ 
Câu 26: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là : 
Chọn lọc tự nhiên 
Chọn lọc nhân tạo 
Biến dị xác định ở vật nuôi, cây trồng 
Biến dị cá thể ở vật nuôi , cây trồng 
Câu 27 : Tính chất của biến dị cá thể theo ĐacUyn là : 
Không xác định 
Đồng loạt 
Định hướng
Không di truyền 
Câu 28 : Trong một quần thể, số cá thể lông đỏ chiếm 64%, còn lại có lông trắng . Biết A : lông đỏ, trội hoàn toàn so với a : lông trắng , và quần thể ở trạng thái cân bằng .
Tần số của mỗi alen A và a trong quần thể lần lượt bằng : 
0,4 và 0,6	C. 0,8 và 0,2
0,6 và 0,4	D. 0,2 và 0,8 
Câu 29 : Trong một quần thể, số cá thể mang kiểu gen lặn (do gen a quy định) chiếm tỉ lệ và quần thể đang ở trạng thái cân bằng .
Tỉ lệ của kiểu gen Aa trong quần thể là :
81%	C. 54%
72%	D. 18%
 Câu 30 : Vượn người cổ đại tách ra gần nhất từ tổ tiên chung với tinh tinh ngày nay đã tiến hóa thành loài người là :
 A.Nêanđectan	B.Oxtralopitec
 C.Homo Habilis	 D.Homo Erectus
Câu 31 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần xã sinh vật 
	A. Ốc bươu vàng trong ruộng lúa 	B. Các rô phi đơn tính trong ao
	C. Các cây trên đồng cỏ	D. Các con chó sói trong rừng
Câu 32 : Một hệ thực nghiệm chỉ có tảo lục và vi sinh vật phân hủy sống trong môi trường xác định là : 
	A. Hệ sinh thái	B. Quần xã sinh vật 
	C. Quần thể sinh vật 	D. A, B, C đều sai 
B. PHẦN RIÊNG :( 2 điểm )
PHẦN I: DÀNH CHO CÁC THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN.
(từ câu 33 đến câu 40)
Câu33: Hãy chọn các phương án đúng trong các phương án nêu dưới đây giải thích về nguyên nhân làm cho con lai có sức sống , khả năng sinh trưởng cao hơn bố mẹ.
A. Các gen lặn có hại không có ở con lai.
B. Con lai có nhiều gen ở trạng thái dị hợp tử hơn so với các dạng bố mẹ.
C. Con lai có được nhiều gen trội hơn so với dạng bố mẹ.
D. Con lai có được nhiều gen trội có lợi và ít các gen lặn hơn so với các dạng bố mẹ.
 Câu34: Đột biến gen chỉ xuất hiện do.
A. Có sự rối lọan trong quá trình nhân đôi NST.
B. Các tác nhân đột biến xuất hiện ngay bên trong cơ thể sinh vật.
C. Tác nhân đột biến bên trong và bên ngoài cơ thể làm rối lọan quá trình nhân đôi ADN
Câu35: Theo quan niệm tiến hóa của Lamac thì ta giải thích loài có chân dài được tiến hóa từ loài có chân ngắn bằng cách.
A. Các con cò chân ngắn thường xuyên tập luyện đôi chân nên chân của chúng dài dần ra thích nghi với môi trường.
B. Môi trường sống thay đổi tác động lên vật chất di truyền của cò chân ngắn làm phát sinh các biến dị chân dài thích nghi với môi trường mới.
C. Khi môi trường sống thay đổi những con chândài hơn ở loài cò chân ngắn sẽ kiếm được nhiều thức ăn hơn nên thế hệ sau chân của chúng càng dài thêm.
D. Khi môi trường sống thay đổi những con chân ngắn chết dần còn những con chân dài sẽ thích nghi và sẽ sinh ra nhiều con chân dài hơn.
Câu36: tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình.
A. Làm thay đổi tần số alen của loài.
B. Làm thay đổi thành phần kiễu gen và tần số alen của quần thể.
C. Hình thành loài mới.
D. Làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi.
Câu37: mARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?
A. Từ cả hai mạch.
B. Khi từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
C. Từ mạch có chiều 5’"3’
D. Từ mạch mang mã gốc.
Câu38: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắn giữa các cá thể.
D. Cả A,B,C
Câu39: Cho các dữ kiện sau;
I. một đầm nước mới xây dựng.
II. các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các lòai sinh vật nỗi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.
III. trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nướckhác nhau. Các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.
IV. đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.
V. hình thành cây bụi và cây gỗ.
 Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?
A. I"III"II"IV"V
B. I"III"II"V"IV
C. I"II"III"IV"V.
D. I"III"II"V"IV
Câu40: Nguyên nhân dẫn đến sinh khối của bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của bậc dinh dưỡng trước trong chuỗi thức ăn là: quá trình hấp thụ của cơ thể thuộc mắt xích sau thấp hơn so với cơ thể thuộc mắt xích trước.
A. Sản lượng sinh vật thuộc mắt xích trước cao hơn sản lượng sinh vật thuộc mắt xích sau.
B. Quá trình bài tiết và hô hấp của cơ thể sống.
C. Hiệu suất sinh thái của mắt xích sau thấp hơn hiệu suất sinh thái thuộc mắt xích trước.
D. Khả năng tích lủy chất sống của mắt xíxh sau thấp hơn so với mắt xích trước.
 PHẦN II: DÀNH CHO CÁC THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO.
( từ câu 41 đến câu 48)
Câu41: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit aimn lại vẫn không bị thay đổi, nguyên nhân là do.
A. Một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau.
B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính không đặc hiệu.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu42: Giải thích nào sau đây về bộ NST của loài là đúng.
A. Trong tất cả các tế bào của mọi sinh vật, các NST đều tồn tại thành từng cặp NST tương đồng.
B. Mỗi lòai sinh vật có một số lượng NST khác nhau.
C. Loài nào tiến hóa hơn thì có số lượng NST lơn.
D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
Câu43: Hiệu suất sinh thái là:
A. Tỉ lệ % năng lượng chuyển hóa giửa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
B. Tỉ lệ % năng lượng chất khô chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. Tỉ lệ % năng lượng thức ăn chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
D. Tỉ lệ % năng lượng bị thất thoát giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu44: Ở biển cá khoang cổ và hải quì thường sống với nhau trong đó cá được hải quỳ bảo vệ khỏi kẻ thù, hải quỳ được cá dọn dẹp những cận bẩn và cung cấp thức ăn. Hiện tượng trên mô tả về mối quan hệ gì?
A. Quan hệ hợp tác.
B. Quan hệ cạnh tranh cùng loài.
C. Quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ vật kí sinh – vật chủ.
Câu45: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới thường có.
A. Kích thước cơ thể to lớn hơn kích thước các động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới.
B. Kích thước cơ thể to bằng kích thước các động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới.
C. Kích thước cơ thể to nhỏ hơn kích thước các động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới.
D. Kích thước tai và đuôi nhỏ hơn các kích thước động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới.
Câu46: Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật.
A. Chuyển một đọan ARN bất kì từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền.
B. Chuyển một hệ gen từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền.
C. Chuyển một gen từ tế bào cho bằng tế bào nhận bằng thể truyền
D. Chuyển một NST từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể thực khuẩn.
Câu47: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất.?
A. Không có sự cách li địa lí không thể hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí có vai trò sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
C. Cách li địa lí luôn dẫn tới cách li sinh sản.
D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 48: Theo Kimura, sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên.
A. Các đột biến trung tính.
B. Các đột biến có lợi.
C. Các đột biến và biến dị có lợi.
D. Các đặc điểm thích nghi.
 hết
 ĐÁP ÁN CHO CẢ BA PHẦN;( gồm 48 câu(10 điểm), mỗi câu 0,25 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
B
C
A
C
D
C
B
B
B
C
D
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
D
B
A
A
D
C
B
C
B
C
A
B
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
D
C
A
B
B
B
A
A
B
C
A
A
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
D
A
A
C
A
D
A
A
C
C
B
A

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2008_2009_tr.doc