Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Cao Lãnh 1 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Cao Lãnh 1 (Có đáp án)

Câu 4. Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.

C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.

D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.

 

doc 5 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Cao Lãnh 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Cao Lãnh 1
	-------------
ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 2008 – 2009
Môn thi: SINH
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
(Đề gồm có 05 trang)
A. PHẦN CHUNG:
Câu 1. Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. AUG, UGA, UAG.	B. AUU, UAA, UAG.
C. AUG, UAA, UGA.	D. UAG, UAA, UGA.
Câu 2. Trong quá trình nhân đôi AND, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ ezim nối, enzim nối ở đây là
A. hêlicaza.	B. AND giraza. 
C. AND ligaza.	D. AND pôlimeraza.
Câu 3. Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở
A. tế bào chất.	B. nhân.	C. màng nhân.	D. nhân con.
Câu 4. Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
Câu 5. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A. Đảo đoạn NST. 	B. Mất đoạn lớn NST.
C. Lặp đoạn NST. 	D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
Câu 6. Một đoạn gen có trình tự các nuclêotit như sau: 	3’ TXG XXT GGA TXG 5’
 	5’ AGX GGA XXT AGX 3’
 Trình tự các nuclêotit tương ứng trên mARN được tổng từ đoạn gen trên là:
A. 3’ UXG XXU GGA UXG 5’	B. 5’ UXG XXU GGA UXG 3’
C. 5’ AGX GGA XXU AGX 3’	D. 3’ AGX GGA XXU AGX 5’
Câu 7. Người có 3 NST 21 thì mắc hội chứng nào :
A. Hội chứng Tơcnơ.	B. Hội chứng Đao.	
C. Hội chứng Claiphentơ.	D. Hội chứng siêu nữ.
Câu 8. Người ta vận dụng loại đột biến nào để loại bỏ những gen có hại?
	A.Mất đoạn.	B.Thêm đoạn.	C.Đảo đoạn.	D.Chuyển đoạn.
Câu 9. Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân ly độc lập là:
	A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.
	B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
	C. Số lượng cá thể phải đủ lớn.
	D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
Câu 10. Ở chim và bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng:
	A. Đồng giao tử.	B. Dị giao tử.	C. XO.	D. XXY. 
Câu 11. Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây?
	A. Gen trội trên NST thường.	B. Gen lặn trên NST thường.
	C. Gen trên NST Y.	D. Gen lặn trên NST X.
Câu 12. Bệnh nào sau đây là do gen lặn di truyền liên kết với giới tính quy định?
	A. Bạch tạng.	B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
	C. Điếc di truyền.	D. Mù màu.	
Câu 13. Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
	A. Bệnh máu khó đông ở người.	
B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.
C. Bệnh mù màu ở người.	
D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét.
Câu 14. Để xác định một tình trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất quy định, người ta sử dụng phương pháp
	A. lai gần.	B. lai phân tích.	C. lai xa. 	D. lai thuận nghịch.
Câu 15. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào sau đây?
	A. Gen trên NST X.	B. Gen trên NST Y.
	C. Gen trong tế bào chất.	D. Gen trên NST thường.
Câu 16. Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là
	A. 0,266 và 0,734.	B. 0,27 và 0,73.	C. 0,25 và 0,75.	D. 0,3 và 0,7.
Câu 17. Ở người bệnh bạch tạng do gen a gây ra. Những người bị bệnh bạch tạng được gặp với tỉ lệ 1/20000. Tỉ lệ phần trăm số người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?
	A. 1,4%	B. 1,2%	C. 1%	D. 1,6%
Câu 18. Hãy chọn một loài cây trong số các loài cây nêu dưới đây mà các nhà khoa học Việt Nam đã sử dụng chất cônsixin tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
	A. Cây lúa.	B. Cây đậu tương.	
C. Cây củ cải đường.	D. Cây ngô.
Câu 19. Dạng đột biến nào dưới đây có giá trị trong chọn giốngcây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?
	A. Đột biến gen.	B. Đột biến lệch bội.
	C. Đột biến đa bội.	D. Đột biến thể ba.
Câu 20. Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần đem lại?
	A. Hiện tượng thoái hóa giống.	B. Tạo ra dòng thuần chủng.
	C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.	D. Tạo ưu thế lai.
Câu 21. Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là
	A. 50%.	B. 25%.	C. 12,5%.	D. 6,25%.
Câu 22. Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng?
A. Ngà voi và sừng tê giác.	B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Cánh dơi và tay người.	D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
Câu 23. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở của các loài giao phối là
	A. cá thể.	B. quần thể.	C. nòi. 	D. loài.
Câu 24. Khi nào ta có thể kết luận chính xác 2 quần thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau?
	A. Khi 2 quần thể đó sống trong 2 sinh cảnh khác nhau.
	B. Khi 2 quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau.
	C. Khi 2 quần thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau.
D. Khi 2 quần thể đó cách ly sinh sản với nhau.
Câu 25. Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên
	A. các đột biến trung tính.	B. các đột biến có lợi.
	C. các đột biến và biến dị có lợi. 	D. các đặc điểm thích nghi.
Câu 26. Các nhân tố chi phối quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật là
	A. quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình CLTN.
	B. quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình CLTN.
	C. sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật.
	D. CLTN thay thế quần thể kém thích nghi bằng quần thể có vốn gen thích nghi hơn.
Câu 27. Dạng vượn người được xem là có họ hàng gần gũi nhất với loài người hiện đại là
	A. vượn.	B. đười ươi.	C. tinh tinh.	D. gôrila.
Câu 28. Trên 1 cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các  khác nhau.
	A. quần thể.	B. ổ sinh thái.	C. quần xã.	D. sinh cảnh.
Câu 29. Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ
	A. cộng sinh.	B. cạnh tranh.	C. ký sinh.	D. hội sinh.
Câu 30. Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho những loài chịu khô hạn?
	A. Lá hẹp hoặc biến thành gai.	B. Trữ nước trong lá, thân hay củ, rễ.
	C. Trên mặt lá có nhiều khí khổng.	D. Rễ rất phát triển để tìm nước.
Câu 31. Cho chuỗi thức ăn sau:
	Cây lúa Sâu đục thân  (1) Vi sinh vật
ở đây có thể là
A. rệp cây.	B. bọ rùa. 	C. trùng roi.	D. ong mắt đỏ.
Câu 32. Rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi
	A. là các ví dụ về hệ sinh thái ở Việt Nam.
	B. là các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
	C. là các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
	D. là những quần xã giống nhau về năng lượng đầu vào và đầu ra của dòng năng lượng.
B. PHẦN RIÊNG:
I. Dành cho học sinh học chương trình cơ bản: (từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
	A. nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza.
	B. mang thông tin quy định prôtêin điều hòa.
	C. mang thông tin quy định enzim ARN pôlimeraza.
	D. nơi liên kết với prôtêin điều hòa.
Câu 34. Sự không phân ly của 1 cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì?
	A. Tất cả tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
	B. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
	C. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
	D. Trong cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến.
Câu 35. Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?
	A. Lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
	B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao.
	C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.
Câu 36. Theo quan niệm tiến hoá của Lamac thì ta có thể giải thích loài cò chân dài được tiến hoá từ loài cò chân ngắn bằng cách
	A. các con cò chân ngắn thường xuyên tập luyện đôi chân nên chân của chúng dài ra dần thích nghi với môi trường.
	B. môi trường sống thay đổi tác động lên vật chất di truyền của cò chân ngắn làm phát sinh các biến dị chân dài thích nghi với môi trường mới.
	C. khi môi trường sống thay đổi những con chân dài hơn ở loài cò chân ngắn sẽ kiếm được nhiều thức ăn hơn nên thế hệ sau chân của chúng càng dài thêm.
	D. khi môi trường sống thay đổi những con chân ngắn chết dần còn những con chân dài sẽ thích nghi và sẽ sinh ra nhiều con chân dài hơn.
Câu 37. Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là
	A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
	B. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
	C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.
	D. thúc đẩy sự cách ly di truyền.
Câu 38. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
	A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
	B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
	C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
	D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
Câu 39. Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm 1 phần vật chất và có số lượng loài hạn chế, là đặc điểm của 
	A. hệ sinh thái biển.	B. hệ sinh thái thành phố.
	C. hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.	D. hệ sinh thái nông nghiệp.
Câu 40. Quan sát 1 tháp sinh khối, ta có thể biết được 
	A. các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
	B. năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
	C. mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
	D. quan hệ giữa các loài trong quần xã.
II. Dành cho học sinh học chương trình nâng cao: (từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41. Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm
phân tử histôn được quấn bởi một đoạn AND dài 146 cặp nuclêôtit.
 B. lõi là 8 phân tử histôn được một đoạn AND chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 vòng.
 	C. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi đoạn AND chứa 140 cặp nuclêôtit.
	D. lõi là đoạn AND chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử histôn. 
Câu 42. Cơ thể sinh vật mà trong nhân tế bào sinh dưỡng có số lượng bộ NST tăng lên bội số nguyên lần (3n, 4n, 5n, ) Được gọi là
	A. thể lưỡng bội.	B. thể đa bội.	C. thể đơn bội.	D. thể lệch bội.
Câu 43. Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
	A. tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
	B. tạo sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống cây trồng, vật nuôi.
	C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật nuôi trong chọn giống.
	D. tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Câu 44. Các nòi, các loài thường phân biệt nhau bằng
	A. các đột biến NST.	B. các đột biến gen lặn.
	C. sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ.	D. một số các đột biến lớn.
Câu 45. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là
	A. quá trình giao phối và CLTN.	
B. quá trình đột biến và các cơ chế cách ly.
	C. quá trình đột biến và biến động di truyền.
	D. quá trình đột biến và quá trình giao phối.
Câu 46. Quần thể bị diệt vong khi mất đi một số nhóm trong các nhóm tuổi
	A. đang sinh sản và sau sinh sản.	B. đang sinh sản.
	C. trước sinh sản và sau sinh sản.	D. trước sinh sản và đang sinh sản.
Câu 47. Trong rừng, hổ không có vật ăn thịt chúng là do
	A. hổ có vuốt chân và răng rất sắc chống trả lại mọi kẻ thù.
	B. hổ có sức mạnh không loài nào địch nổi.
	C. hổ chạy rất nhanh, vật ăn thịt khác khó lòng đuổi kịp.
	D. hổ có số lượng ít, sản lượng thấp, không thể tạo nên một quần thể vật ăn thịt nó đủ số lượng tối thiểu để tồ tại.
Câu 48. Hiệu suất sinh thái là
	A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
	B. tỉ lệ phần trăm lượng chất khô chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
	C. tỉ lệ phần trăm lượng thức ăn chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
	D. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị thất thoát giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
------------ Hết -----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2008_2009_tr.doc